Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Một số triệu chứng điển hình như buồn nôn đau bụng, buồn nôn hoa mắt chóng mặt, buồn nôn ho ra máu… Trong số đó, nhiều hiện tượng buồn nôn cảnh báo tình trạng sức khỏe không ổn định mà bạn cần lưu ý.
Những nguyên nhân gây buồn nôn mà bạn chưa biết
Buồn nôn có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh. Nhưng cũng có nhiều trường hợp buồn nôn đến từ những nguyên nhân khó xác định hơn như:
Lo lắng, căng thẳng thường xuyên
Khi bạn quá căng thẳng, tâm trạng nôn nao và không ổn định. Cơ thể bạn sẽ có nhiều thay đổi.
Cảm giác sợ hãi và hoảng loạn thậm chí còn làm cho cơ thể sản sinh adrenaline, một chất giúp bạn sẵn sàng đối diện với nguy hiểm. Nhưng chính chất này cũng là nguyên nhân gây buồn nôn.
Biến chứng bệnh tiểu đường
Buồn nôn kèm cảm giác đau bụng và đầy hơi có thể do viêm tá tràng hay đau dạ dày gây ra. Tuy nhiên bạn có thể chưa biết rằng, buồn nôn còn là biểu hiện đầu tiên của bệnh tiểu đường tuýp 1.
Nếu tiểu đường, cơ thể không sản sinh đủ insulin và dẫn tới tế báo thiếu hụt đường để phát triển.
Từ đó mà lượng ceton tăng lên trong máu và nước tiểu. Chứng nhiễm ceton này là lý do gây tình trạng buồn nôn ở người bị tiểu đường.
Lo lắng, căng thẳng thường xuyên
Khi bạn quá căng thẳng, tâm trạng nôn nao và không ổn định. Cơ thể bạn sẽ có nhiều thay đổi.
Cảm giác sợ hãi và hoảng loạn thậm chí còn làm cho cơ thể sản sinh adrenaline, một chất giúp bạn sẵn sàng đối diện với nguy hiểm. Nhưng chính chất này cũng là nguyên nhân gây buồn nôn.
Biến chứng bệnh tiểu đường
Buồn nôn kèm cảm giác đau bụng và đầy hơi có thể do viêm tá tràng hay đau dạ dày gây ra. Tuy nhiên bạn có thể chưa biết rằng, buồn nôn còn là biểu hiện đầu tiên của bệnh tiểu đường tuýp 1.
Nếu tiểu đường, cơ thể không sản sinh đủ insulin và dẫn tới tế báo thiếu hụt đường để phát triển.
Từ đó mà lượng ceton tăng lên trong máu và nước tiểu. Chứng nhiễm ceton này là lý do gây tình trạng buồn nôn ở người bị tiểu đường.
Lo lắng, căng thẳng thường xuyên
Khi bạn quá căng thẳng, tâm trạng nôn nao và không ổn định. Cơ thể bạn sẽ có nhiều thay đổi. Cảm giác sợ hãi và hoảng loạn thậm chí còn làm cho cơ thể sản sinh adrenaline, một chất giúp bạn sẵn sàng đối diện với nguy hiểm. Nhưng chính chất này cũng là nguyên nhân gây buồn nôn.
Biến chứng bệnh tiểu đường
Buồn nôn kèm cảm giác đau bụng và đầy hơi có thể do viêm tá tràng hay đau dạ dày gây ra. Tuy nhiên bạn có thể chưa biết rằng, buồn nôn còn là biểu hiện đầu tiên của bệnh tiểu đường tuýp 1.
Nếu tiểu đường, cơ thể không sản sinh đủ insulin và dẫn tới tế báo thiếu hụt đường để phát triển. Từ đó mà lượng ceton tăng lên trong máu và nước tiểu. Chứng nhiễm ceton này là lý do gây tình trạng buồn nôn ở người bị tiểu đường.
Triệu chứng của suy thượng thận
Suy thượng thận là nguyên nhân cực kì nguy hiểm gây ra tình trạng buồn nôn cùng tiêu chảy, sụt cân và tụt huyết áp. Nếu bạn đang có dấu hiệu trên cùng một lúc thì hãy tìm đến bác sĩ để thăm khám và điều trị từ sớm.
Nhồi máu cơ tim
Đôi khi bạn cũng nên cẩn thận với những đợt buồn nôn cùng cảm giác khó chịu trong bụng. Nhất là khi buồn nôn không rõ lý do, thì hãy quan tâm tới tim mạch của mình. Nhồi máu cơ tim gây cảm giác khó thở, như bị trào ngược dạ dày từ đó làm cho bạn buồn nôn.
Trào ngược dạ dày, thực quản
Ợ nóng là dấu hiệu nhận biết của trào ngược dạ dày thực quản. Khi axit dạ dày cùng thức ăn trong bụng trào lên thực quản thì cảm giác buồn nôn sẽ xuất hiện.
Buồn nôn do tác dụng phụ của thuốc
Những loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, kháng sinh, thuốc huyết áp, thuốc chống trầm cảm khi sử dụng sẽ gây cảm giác buồn nôn, khó chịu. Nhất là các loại thuốc giảm đau tác dụng lên dạ dày gây viêm loét, đau đớn và buồn nôn.
Buồn nôn khi nuốt phải dị vật
Không chỉ trẻ em mà người lớn khi nuốt phải dị vật đều cảm thấy buồn nôn. Bởi vì vật thể lạ đó sẽ gây cảm giác đau đớn và rất khó chịu ngay trong cổ họng. Chẳng hạn như xương cá.
Bệnh về túi mật
Bệnh viêm túi mật thường xảy ra khi ăn quá nhiều dầu mỡ. Những cơn đau diễn ra khi các viên sỏi trong túi mật đã chặn ống mật. Không những gây đau đớn mà viêm túi mật còn là tác nhân gây buồn nôn rất phổ biến.
Tình trạng nôn ói chu kỳ
Cả người lớn và trẻ em đều có tình trạng nôn ói chu kỳ này. Những cơn buồn nôn có thể đến một cách dồn dập, kéo dài mà không có lý do rõ ràng.
Ngộ độc thức ăn
Khi ăn phải thức ăn không đảm bảo về chất lượng vệ sinh thực phẩm, thì bạn rất dễ ngộ độc. Ngộ độc thức ăn dẫn tới tình trạng đau bụng dữ dội và viêm nhiễm đường tiêu hóa. Đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn là những triệu chứng chính mà ngộ độc thức ăn gây ra cho người bệnh.
Dấu hiệu đi kèm với buồn nôn cần đi khám bác sĩ
Cảm giác buồn nôn mặc dù rất phổ biến nhưng chúng ta không nên xem thường để bệnh tình diễn biến phức tạp. Buồn nôn cộng thêm những dấu hiệu sau đây là sự cảnh báo để bạn thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Tức ngực và đau bụng.
- Nôn ra chất dịch màu cà phê hoặc nôn ra máu.
- Sốt cao có thể phát ban.
- Đau đầu hoặc mỏi cổ, đau cổ.
- Cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ nhiều ngày.
- Biểu hiện mất nước nghiêm trọng như mệt mỏi lờ đờ, khô môi, tiểu ít, chuột rút…
- Đi cầu ra máu hoặc đi cầu ra chất có màu giống nước trà.
Giải đáp chi tiết các triệu chứng buồn nôn thường gặp
Buồn nôn bị sốt
Khi nhiệt độ cơ thể quá cao, tình trạng mất nước và suy nhược diễn ra rất nhanh. Nhất là tình trạng sốt xuất huyết. Có thể trong quá trình sốt bạn dùng thuốc hạ sốt hoặc thuốc giảm đau nên tình trạng buồn nôn sẽ tiếp diễn.
Buồn nôn đau lưng
Triệu chứng này xuất hiện phổ biến ở phụ nữ mang thai, những người gặp vấn đề xương khớp, sỏi thận, … Trong những đối tượng trên, nếu đau lưng, buồn nôn, đi kèm với tiểu buốt, tiểu đau thì cần cân nhắc tới bệnh sỏi thận.
Buồn nôn bủn rủn chân tay
Triệu chứng này thường gặp khi cơ thể quá mệt mỏi, có các bệnh nền nghiêm trọng hoặc cảm lạnh quá nặng. Bạn có xu hướng không muốn làm việc, chỉ muốn nghỉ ngơi và ngủ một giấc. Thường sự bủn rủn mệt mỏi này xuất hiện ở những người làm việc quá sức hoặc hoạt động ngoài trời hàng giờ liền.
Buồn nôn sôi bụng
Khi hiện tượng sôi bụng đến là khi dạ dày hoặc đường ruột đang có vấn đề. Bạn nên cẩn thận ợ nóng và ợ chua lúc này vì có khả năng bạn đang bị trào ngược thực quản hoặc trào ngược dạ dày. Hoặc ăn phải thức ăn lạ dẫn tới đau bụng.
Buồn nôn buồn ngủ
Buồn nôn luôn đem lại cảm giác mệt mỏi, khó để chợp mắt. Nhưng với nhiều người, họ lại rất buồn ngủ. Giấc ngủ đến như một sự đòi hỏi cơ thể cần được nghỉ ngơi đúng lúc. Báo hiệu cho bạn rằng bạn đang làm việc quá sức hoặc có căn bệnh quái ác nào đó.
Buồn nôn cả ngày
Buồn nôn sẽ đến theo đợt nhưng nếu cảm giác này tồn tại cả ngày thì có thể đây là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm như ung thư và viêm nhiễm. Nhất là trường hợp bạn nôn xong vẫn không cảm thấy tình trạng thuyên giảm.
Buồn nôn ho ra máu
Buồn nôn ho ra máu hay còn gọi là thổ huyết, kèm theo tình trạng này còn có dấu hiệu đau, tức ngực, khó thở, cảm giác như bị chèn vào phổi. Thường thì nhịp thở sẽ thay đổi rõ rệt, tim đập nhanh. Có thể bạn đã gặp vấn đề về đường hô hấp, hãy gặp bác sĩ nếu tình trạng ho ra máu vẫn cứ tiếp diễn liên tục.
Buồn nôn hồi hộp
Khi bạn đang đối mặt với những vấn đề căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, bạn sẽ sinh ra trạng thái hồi hộp lo âu. Khi bạn quá căng thẳng, nội tiết tố và hormone sẽ thay đổi dẫn tới tình trạng buồn nôn.
Buồn nôn hoa mắt chóng mặt
Chỉ biểu hiện hoa mắt chóng mặt cũng đủ để bạn lo lắng cho sức khỏe của bản thân hơn. Nếu việc hoa mắt chóng mặt này còn đi kèm với buồn nôn thì bạn có thể đang gặp vấn đề về hệ thần kinh hoặc não bộ. Hãy cẩn thận với triệu chứng của tụt huyết áp, suy nhược, hay có thể là đột quỵ.
Cách khắc phục và mẹo hay giảm buồn nôn
Trước khi đi tới thăm khám bác sĩ, bạn hãy cố gắng thử một số mẹo sau đây để xem tình trạng buồn nôn có thuyên giảm không nhé.
Dùng mẹo dân gian để giảm buồn nôn
Dân gian thường có những bài thuốc rất đơn giản mà lại đem lại hiệu quả cao. Một trong số đó phải kể đến 3 phương pháp sau:
- Ngậm vài lát gừng.
- Ngửi vỏ chanh hoặc lá chanh.
- Xông tinh dầu bạc hà hoặc ngửi lá bạc hà.
Dùng thuốc hoặc tới bác sĩ thăm khám
Nếu tình trạng của bạn vẫn không hề có dấu hiệu giảm bớt thì việc dùng thuốc Tây hoặc can thiệp y tế là điều vô cùng cần thiết. Thường thì các y bác sĩ sẽ sử dụng những cách sau đây để triệu chứng buồn nôn được kìm hãm:
- Xác định nguyên nhân của việc buồn nôn và truyền dịch cấp nước.
- Dùng thuốc chống nôn.
- Có thể sử dụng tới việc chụp X quang, xét nghiệm…
Trong trường hợp bạn dùng thuốc tại nhà, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và liều lượng cần thiết, tránh tình trạng sốc thuốc cũng như bệnh tình thêm nghiêm trọng.
Để tránh được trường hợp các bệnh lý dẫn tới buồn nôn, bạn cần là một người có chế độ sinh hoạt lành mạnh chẳng hạn như:
- Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi đúng giờ.
- Không quá căng thẳng và mệt mỏi.
- Hạn chế sử dụng thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, không đảm bảo vệ sinh.
- Nạp những thức ăn xanh, sạch, có nhiều vitamin và chất khoáng.
- Tập thể dục thường xuyên và uống đủ nước mỗi ngày.
Bệnh viện Hồng Ngọc – Địa chỉ khám chữa bệnh uy tín tại Hà Nội
Theo đánh giá của nhiều khách hàng thì Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một trong những thương hiệu y tế đáng tin cậy tại thủ đô Hà Nội. Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm với công việc, tận tụy với bệnh nhân. Bên cạnh đó với hệ thống thiết bị y tế hiện đại, được nhập khẩu đồng bộ từ nước ngoài đảm bảo sẽ đem tới kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Hiện tại, Bệnh viện Hồng Ngọc đã phát triển mạnh mẽ với 7 cơ sở gồm 2 bệnh viện và 5 phòng khám phủ rộng khắp các quận của Hà Nội; đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đông đảo người dân thủ đô cũng như các tỉnh lân cận.
Nếu đang phải đối mặt với triệu chứng buồn nôn, buồn nôn hoa mắt chóng mặt kéo dài dai dẳng, thì bạn có thể tới Bệnh viện Hồng Ngọc để được thăm khám và tư vấn. Việc tìm ra nguyên nhân sớm sẽ giúp quá trình điều trị nhanh chóng và hiệu quả.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.