Nhiều người vẫn nghĩ mụn viêm là đặc trưng riêng của tuổi dậy thì, sẽ không còn khi nội tiết tố dần ổn định. Tuy nhiên, thực tế chứng minh quan niêm đó không còn chính xác. Khi chúng ta đang phải sống trong môi trường nhiều ô nhiễm, khói bụi như hiện tại, mụn viêm gần như trở thành căn bệnh “mãn tính” với nhiều người. Những nốt mụn viêm đỏ, đặc biệt là ở má ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Làm thế nào để giải quyết triệt để tình trạng này vẫn là điều mà mọi người quan tâm.
I. Nguyên nhân gây mụn viêm đỏ ở má
Mụn viêm là bệnh da liễu có cơ chế bệnh sinh phức tạp. Theo nghiên cứu khoa học, mụn viêm đỏ ở má là kết quả tổng hợp của 3 yếu tố
1. Tăng tiết chất bã
Khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức (đặc biệt trong giai đoạn dậy thì) sẽ làm tăng tiết dầu, tích tụ ở lỗ chân lông. Đặc biệt, khi có thêm sự hiện diện của tế bào chết, bụi bẩn, làm cho lỗ chân lông bị bít tắc gây nên mụn. Ngoài ra, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh cũng kích thích sự phát triển của vi khuẩn P. Acnes, khởi đầu cho quá trình hình thành mụn viêm.
Tuyến bã chịu sự điều tiết của các hormon, chủ yếu là hormon sinh dục nam. Vì vậy, nam giới bị mụn viêm thường nặng hơn nhiều so với nữ. Do chất bã tiết nhiều nhất ở mặt, đặc biệt là ở hai bên má nên mụn viêm cũng xuất hiện nhiều nhất ở khu vực này.
2. Sừng hóa cổ nang lông
Sừng hóa là hiện tượng cổ nang lông bị dày lên, lòng ống bài xuất tuyến bã thu hẹp lại. Chính vì vậy, khả năng tiết bã suy giảm, chất bã không thể tiết ra bình thường, bị ứ đọng tại chỗ. Qua thời gian, các chất bã này là “nguyên liệu” để tạo thành nhân mụn.
Mụn viêm đỏ ở má có cơ chế bệnh sinh phức tạp
Chất bã bị tích tụ càng nhiều, nhân mụn càng to; thậm chí chèn ép các mạch máu nhỏ và dây thần kinh dưới da, gây cảm giác đau nhức, khó chịu tại chỗ.
3. Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes
Vi khuẩn Propionibacterium acnes luôn tồn tại trên bề mặt da. Tuy nhiên ở điều kiện bình thường, chúng cư trú một cách vô hại và không gây mụn.
Mụn viêm đỏ ở má xuất hiện khi Propionibacterium acnes được sống trong các nang lông bị ứ đọng bã nhờn. Chất bã, tế bào chết… tạo ra môi trường kỵ khí thuận lợi cho vi khuẩn này phát triển mạnh hơn. Số lượng vi khuẩn tăng nhanh khiến mụn xuất hiện ồ ạt và khó kiểm soát.
II. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mụn viêm đỏ ở má
1. Do sự rối loạn nội tiết
Lứa tuổi dậy thì thường xuất hiện mụn viêm đỏ ở má nhiều nhất. Bởi giai đoạn này, hormon Androgen được sản sinh ra nhiều. Đây là hormon kích thích sự hoạt động của tuyến bã nhờn, làm bít tắc lỗ chân lông gây ra tình trạng mụn viêm.
2. Do dị ứng với mỹ phẩm
Đây cũng là lý do thường gặp gây mụn viêm đỏ ở má, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Bất cứ ai cũng đều muốn một làn da mịn màng, trắng sáng. Vì vậy, mọi người đã tìm đến với các loại mỹ phẩm. Nhưng điều này lại vô tình gây tác dụng ngược lại nếu chị em không biết cách chọn lựa loại mỹ phẩm phù hợp.
Dị ứng mỹ phẩm là phản ứng dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong mỹ phẩm đó. Thường các triệu chứng sẽ xuất hiện sau 1-2 ngày dùng sản phẩm. Khi bị dị ứng, da mặt bạn sẽ xuất hiện những vết mụn đỏ li ti, ngứa rát.
3. Do vệ sinh da mặt không sạch sẽ
Rửa mặt là bước chăm sóc quan trọng giúp ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng mụn viêm đỏ ở má
Rửa mặt sạch sẽ là bước vô cùng quan trọng để có một làn da đẹp. Đặc biệt là đối với những người phải thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn hay những người hay phải trang điểm. Vệ sinh da mặt không sạch sẽ sẽ khiến làn da trở nên sần sùi, thô ráp. Lâu dần, bụi bẩn tích tụ sẽ hình thành các mụn viêm đỏ gây đau rát, mất thẩm mỹ.
Bạn nên rửa mặt 2 lần mỗi ngày với sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch bụi bẩn, bã nhờn, thông thoáng lỗ chân lông. Các chuyên gia làm đẹp cũng khuyên rằng dù bạn có trang điểm hay không, bước tẩy trang trước khi rửa mặt cũng là cần thiết. Dầu/ nước tẩy trang sẽ giúp loại bỏ lớp bụi bẩn và lớp mỹ phẩm dày cộp trên da, “mở đường” cho sữa rửa mặt phát huy hiệu quả làm sạch tốt hơn.
4. Dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết thường xuất hiện ở thời điểm giao mùa, nhưng đôi khi cũng có thể xuất hiện quanh năm. Bệnh chỉ gặp ở những người bị rối loạn hệ thống miễn dịch.
Khi bị dị ứng thời tiết sẽ xuất hiện những mụn đỏ li ti mọc thành đám khắp mặt, cổ, lưng, có khi cả người. Bệnh liên quan đến cơ địa mỗi người nên không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bạn chỉ cần vệ sinh đúng cách thì bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
III. Cách điều trị mụn viêm đỏ ở má bằng phương pháp dân gian
Từ lâu đời, ông cha ta đã truyền tai nhau về những phương pháp xử lý mụn viêm bằng những nguyên liệu có sẵn tại nhà. Tuy tác dụng của các phương pháp này không đến ngay tức thời, nhưng hiệu quả lâu dài mà nó đem lại cũng đáng để trải nghiệm.
1. Vệ sinh mặt bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có tính sát khuẩn nhẹ; giúp làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn trên bề mặt da. Ưu điểm lớn nhất của nước muối sinh lý là dịu nhẹ và an toàn tuyệt đối. Với làn da đang bị mụn viêm và chịu kích ứng nhiều, nước muối là lựa chọn phù hợp để vệ sinh mặt. Nếu loại sữa rửa mặt đang dùng gây khô, rát sau khi dùng, có biểu hiện làm tình trạng mụn nặng thêm, hãy tạm ngừng nó để sử dụng nước muối.
Tuy nhiên, nhược điểm của nước muối sinh lý là không loại bỏ được dầu nhờn trên da mặt, không cho hiệu quả làm sạch sâu. Về lâu dài, đây không thể là giải pháp thay thế hoàn toàn sữa rửa mặt, đặc biệt với những ai có da dầu. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt khi da đang bị kích ứng nặng, chưa tìm ra loại sữa rửa mặt phù hợp.
2. Điều trị mụn viêm đỏ ở má bằng tỏi tươi
Dùng dịch chiết tỏi chấm trực tiếp lên các nốt mụn viêm đỏ ở má giúp mụn xẹp nhanh chóng
Ai cũng biết tỏi giống như một kháng sinh tự nhiên. Các hợp chất chứa gốc lưu huỳnh trong tỏi có khả năng diệt khuẩn, chống viêm khá mạnh. Vì vậy, dùng dịch chiết tỏi bôi lên vết mụn đỏ sẽ giúp giảm sưng viêm nhanh chóng.
Bạn chỉ cần lấy 3 -4 củ tỏi, giã nhuyễn rồi ép lấy dịch. Sau mỗi lần rửa mặt sạch sẽ, hãy chấm dịch ép tỏi lên vị trí mụn viêm. Kiên trì mỗi ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt
3. Điều trị mụn viêm đỏ ở má với hỗn hợp nghệ – mật ong
Nghệ và mật ong là những nguyên liệu vô cùng quen thuộc với mọi người, được biết đến với rất nhiều công dụng khác nhau. Nghệ chứa cucurmin giúp kháng khuẩn, nhanh liền sẹo. Còn mật ong có tác dụng dưỡng ẩm da và phục hồi thương tổn. Sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ – mật ong giúp nhanh chóng làm giảm các vết mụn sưng, giúp cho làn da của bạn chắc khỏe.
Cách điều trị mụn với hỗn hợp nghệ – mật ong
- Bước 1: Trộn 1 thìa cafe tinh bột nghệ với 1 thìa mật ong thành hỗn hợp sệt
- Bước 2: Rửa mặt sạch với nước. Sau đó, thoa đều hỗn hợp lên mặt
- Bước 3: Thư giãn 15 – 20 phút, sau đó rửa lại với nước.
4. Điều trị mụn viêm đỏ ở má với tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà là thành phần quen mặt trong các sản phẩm trị mụn viêm. Trong tràm trà có chứa 2 loại tinh dầu có đặc tính nổi bật:
- Terpinen-4-ol: có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm mạnh.
- Cineol: đem lại cảm giác mát dịu cho da
Tình dầu tràm trà được đánh giá là giải pháp trị mụn hiệu quả, an toàn, ít kích ứng. Bạn chỉ cần chấm tinh dầu tràm trà lên vết mụn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau 1 đêm.
5. Điều trị mụn viêm đỏ ở má bằng nha đam
Nha đam giúp giữ dáng, đẹp da, là “thần dược” làm đẹp của chị em phụ nữ
Nha đam được ví như “thần dược” làm đẹp của chị em phụ nữ. Không chỉ giúp làm mịn da, dưỡng trắng mà nha đam còn giúp làm giảm các nốt mụn sưng tấy vô cùng hiệu quả.
Bạn chỉ cần lọc lấy thịt lá nha đam, rửa sạch. Sau đó xay nhuyễn, để trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần. Đắp mặt nạ nha đam hàng ngày giúp cải thiện mụn viêm đỏ ở má nhanh chóng.
6. Điều trị mụn viêm đỏ ở má với giấm táo
Giấm táo là cách trị mụn được nhiều người áp dụng. Trong thành phần giấm táo có chứa rất nhiều các protein và acid amin, enzym…Do đó, nó giúp làm sạch sâu, thông thoáng lỗ chân lông, cải thiện được tình trạng mụn viêm.
Cách điều trị với giấm táo như sau:
- Bước 1: Bạn lấy vài giọt giấm táo và nước chanh pha loãng với nước
- Bước 2: Thoa đều hỗn hợp lên vùng da bị mụn
- Bước 3: Thư giãn trong 15 phút, sau đó rửa lại với nước
IV. Đánh bay mụn viêm đỏ ở má theo quan điểm y học hiện đại
Theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, mụn viêm chỉ có thể được loại bỏ khi đạt được các mục tiêu:
- Chống nhiễm khuẩn
- Chống tiết nhiều chất bã
- Chống dày sừng cổ tuyến bã
Để đạt được các mục tiêu này, bạn đọc có thể tham khảo cách chăm sóc da mặt qua bước:
1. Tẩy trang sạch sẽ
Hình ảnh minh họa tẩy trang Bioderma phù hợp dùng cho mụn viêm đỏ ở má
Tẩy trang là bước vệ sinh mặt đầu tiên và không thể thiếu trong chu trình skincare hàng ngày. Nếu có trang điểm hay dùng kem chống nắng, bước tẩy trang phải được thực hiện rất cẩn thận để loại bỏ lớp mỹ phẩm bám dính trên da cả ngày.
Trong trường hợp không trang điểm, không chống nắng, bạn cũng nên lau mặt bằng dung dịch tẩy trang để phần bã nhờn trên da mặt được nhũ hóa. Nhờ đó, da mặt sẽ mềm hơn và dễ được rửa sạch hơn ở bước sau.
Tùy theo tính chất da và nhu cầu làm sạch, bạn có thể lựa chọn giữa 2 loại: Nước tẩy trang (Micellar Water) hoặc dầu tẩy trang (Oil Cleansing). Một số sản phẩm tẩy trang tham khảo dành cho bạn: Bioderma, Laroche Posay, L’Oreal, Avene…
2. Rửa mặt bằng sữa rửa mặt phù hợp
Rửa mặt giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và loại bỏ chất bã nhờn trên da. Đây là bước chăm sóc để đạt 2/3 mục tiêu trong điều trị mụn nên rất cần được coi trọng.
Hiện nay, thị trường mỹ phẩm có vô vàn sản phẩm sữa rửa mặt cho bạn lựa chọn. Mỗi sản phẩm sẽ có sự tương thích, phù hợp theo từng cá thể, nên cách tối ưu nhất là bạn cần hiểu được làn da mình và tự đưa ra kết luận phù hợp. Chúng tôi xin gợi ý một số tiêu chí để bạn có thể ra quyết định chính xác nhất:
- pH phải phù hợp với pH da mặt: Dao động trong khoảng pH 5.5, có tính acid nhẹ.
- Kết cấu tương tích cho từng loại da: Với da dầu, nên chọn sữa rửa mặt tạo bọt (dạng foam) để làm sạch sâu, loại bỏ dầu thừa. Nếu da nhạy cảm, đang có mụn, nên chọn sữa rửa mặt dạng gel hoặc lotion. 2 nhóm này tác động nông hơn, dịu nhẹ hơn dạng tạo bọt.
- Thành phần đi kèm: Nếu da dầu, mụn và khỏe, ít tổn thương viêm, nên chọn sữa rửa mặt có BHA, acid salicylic để tăng khả năng làm sạch sâu.
3. Dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone
Bộ sản phẩm Dizigone hỗ trợ điều trị mụn viêm đỏ ở má
Dizigone là dung dịch kháng khuẩn, tác dụng theo cơ chế ion EMWE – tương tự cách hệ miễn dịch tự nhiên bảo vệ con người. Sau bước rửa mặt và trước khi thực hiện các bước chăm sóc da khác nhau, bạn nên vệ sinh mặt bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để:
- Cân bằng pH cho da: Dizigone làm dịu da mặt, giảm tác động kích ứng của sữa rửa mặt (nếu có).
- Làm sạch sâu hơn, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn: Sau 2 bước tẩy trang và rửa mặt, bã nhờn đã được loại bỏ và lớp da sừng hóa được làm mềm. Lúc này, dung dịch Dizigone sẽ có khả năng thấm sâu qua các lỗ chân lông để trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn Propionibacterium acnes gây mụn.
- Kích thích phục hồi, tái tạo da: Các chất và ion oxy hóa có trong Dizigone giúp kích thích quá trình hình thành nguyên bào sợi và tổ chức hạt. Nhờ đó, các tổn thương sưng viêm do mụn gây ra sẽ khô cồi và lành nhanh hơn, hạn chế để lại thâm sẹo.
Phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng Dizigone để xử lý mụn viêm
Để tăng cường hiệu quả, bạn nên dùng phối hợp dung dịch kháng khuẩn Dizigone và kem Dizigone Nano Bạc. Kem Dizigone Nano Bạc cung cấp độ ẩm và dưỡng chất để đẩy nhanh tốc độ lành da, liền sẹo, mờ thâm. Vì vậy, da mặt sẽ được phục hồi nhanh sau đợt mụn viêm dài.
Xem thêm phản hồi của khách hàng trên shopee và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone cho da mụn:
3. Dùng các sản phẩm trị mụn chuyên sâu
Theo hướng dẫn điều trị của Bộ y tế, các sản phẩm điều trị chuyên sâu dùng cho da mụn gồm:
3.1. Retinoid
- Tác dụng: tiêu nhân mụn, ngăn sự hình thành nhân mụn, chống viêm…
- Tác dụng phụ: thường gặp nhất là khô da, đỏ da, kích ứng da, hồng ban tróc vảy, nhạy cảm ánh sáng…thường trong tháng đầu điều trị, nhưng cũng có thể trong suốt quá trình điều trị.
- Một số sản phẩm chứa retinol tham khảo: Murad retinol youth renewal serum, Paula’s Choice Clinical 1% Retinol Treatment, Obagi 360 Retinol 0.5%…
>>> Xem bài viết: Retinol có tác dụng gì đối với da mụn? Cách dùng đúng và hiệu quả nhất
3.2. Benzoyl peroxid
- Tác dụng: diệt khuẩn với phổ tác dụng rộng. Thuốc làm giảm đáng kể P.acnes và acid béo tự do ở tuyến bã, ngoài ra tác dụng chống viêm và tiêu nhân mụn.
- Dạng thuốc: cream, gel và chất làm sạch có nồng độ từ 2,5-10%.
- Tác dụng phụ: thường gặp nhất là khô da và nhạy cảm ánh sáng. Nên bôi thuốc vào buổi chiều tối để làm giảm nhạy cảm ánh sáng.
3.3. Kháng sinh
- Tác dụng: diệt P. acnes, chống viêm trực tiếp thông qua ức chế sự hóa ứng động của bạch cầu trung tính.
- Dạng thuốc: dung dịch tan trong cồn (ví dụ clindamycin và erythromycin) hoặc gel và lotion để làm giảm kích thích da. Hiện nay dùng dạng phối hợp thuốc có thể làm giảm sự đề kháng (ví dụ erythromycin 3% với benzoyl peroxid 5% hay clindamycin 1% với benzoyl peroxide 5%).
3.4. Acid azelaic
Sản phẩm Derma forrte chứa hoạt chất acid azelaic
- Tác dụng ngăn chặn nhân mụn, kìm khuẩn.
- Dạng thuốc: cream 20%.
- Tác dụng phụ: ngứa và cảm giác bỏng tại chỗ.
- Sản phẩm chứa acid azelaic tham khảo: Derma forte, The Ordinary Azelaic acid suspension…
4. Dùng các sản phẩm hỗ trợ dưỡng ẩm, cấp nước, làm dịu, phục hồi da
Dưỡng ấm, cấp nước giúp làn da được bổ sung nước từ bên ngoài và hạn chế thoát nước từ bên trong. Nhờ đó, da mặt được căng bóng, mịn màng, giàu sức sống hơn. Với những người đang bị mụn viêm và cần sử dụng các sản phẩm trị mụn, việc thoa kem dưỡng ẩm, phục hồi da càng quan trọng vì:
- Độ ẩm phù hợp sẽ đẩy nhanh quá trình táo tạo da mới, hạn chế thâm sẹo.
- Các sản phẩm trị mụn có thể gây khô rát, kích ứng da mặt nên rất cần một sản phẩm bổ trợ sau đó để cân bằng lại.
Tùy tình trạng da mặt là khô, dầu hay hỗn hợp mà bạn có thể chọn loại sản phẩm dưỡng da phù hợp. Một số lựa chọn tham khảo: Klairs Midnight Blue Calming Cream…
Bài viết trên cung cấp thông tin cho bạn đọc về cách xử lý mụn viêm đỏ ở má. Bộ sản phẩm Dizigone là một giải pháp hỗ trợ hiệu quả để tình trạng mụn nhanh cải thiện. Nếu cần tư vấn thêm về mụn viêm và cách xử trí hiệu quả, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.