Nhắc đến muối, ai cũng biết đây là một loại gia vị quen thuộc và không thể thiếu trong nấu ăn để tăng thêm vị đậm đà cho các món ăn. Thông thường, ta hay gọi chung là muối, nhưng thực chất muối có nhiều loại khác nhau kèm theo những công dụng riêng trong việc nấu ăn và làm đẹp cho chị em phụ nữ. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem muối tinh là gì? Và các loại muối cơ bản cần phải biết trong chuyên mục Kiến Thức Nghề Bếp được Hướng Nghiệp Á Âu chia sẻ dưới đây ngay nhé.
Khi nhắc đến muối, mọi người sẽ nghĩ ngay đến chúng là một loại gia vị có vị mặn, được sử dụng trong hầu hết tất cả các món ăn. Nhưng trên thực tế có khá nhiều loại muối và được phân biệt dựa trên kết cấu tinh thể khác nhau. Trong đó, có muối tinh, muối Kosher và muối biển.
Muối tinh (table salt)
Muối tinh là gì? Muối tinh là loại muối được sử dụng rộng rãi hiện nay, có kết cấu tinh thể khối vuông, kích thước tinh thể nhỏ nhất trong các loại muối. Vì thế, khi quan sát bằng mắt thường, sẽ thấy muối tinh có các hạt đều và mịn hơn so với các loại muối khác. Trong đời sống hằng ngày, loại muối tinh mà chúng ta thường thấy nhất đó là muối iot. Muối tinh được khai thác từ mỏ muối dưới lòng đất vì thế muối tinh thường không vón cục. Muối tinh thường được sử dụng trong làm bánh vì đặc tính dễ tan sẽ không làm hư kết cấu của bánh.
Muối Kosher (Kosher salt)
Muối Kosher là loại muối ít tinh luyện hơn muối tinh do kết cấu tinh thể dạng mảnh, to, hình dạng kim tự tháp rỗng, bông muối thường lớn hơn, không kết chặt lại với nhau. Vì thế, hình dạng muối Kosher thường thô, to và không mịn. Kosher salt được các đầu bếp chuyên nghiệp tin dùng do kết cấu tinh thể dạng mảnh, to và độ mặn vừa phải nên dễ dàng điều chỉnh lượng nêm vào thức ăn.
Muối Kosher được sử dụng cho nhiều món ăn và đặc biệt phù hợp để tẩm ướp với các loại thịt trắng như thịt gà, thịt heo. Kosher salt được dùng để tẩm ướp các món thịt và nêm nếm lúc nấu với những món xào hoặc canh (Nguồn: Internet)
Muối biển (Sea salt)
Bên cạnh muối tinh và muối Kosher, muối biển cũng được xem là loại muối cơ bản. Muối biển được sản xuất trực tiếp từ nước biển và ít qua các công đoạn chế biến nên muối biển thường có hình dạng tinh thể khá lộn xộn. Vì thế, lượng khoáng chất trong các loại muối biển thường cao hơn so với các loại khác.
Muối biển có hình dạng tinh thể khá lộn xộn vì ít trải qua các công đoạn chế biến (Nguồn: Internet)
Dựa vào kích thước tinh thể muối biển được chia làm 2 loại khác nhau
Muối biển hạt nhỏ: Loại muối biển này không chỉ làm món ăn đậm vị mà còn làm dậy hương vị của các loại hải sản. Hạt muối nhỏ thích hợp nhất để ướp các loại thịt đỏ như thịt bò và các loại cá, tôm.
Muối biển hạt to: Còn được gọi là muối hột. Loại muối biển này ít được sử dụng trong việc nêm nếm thức ăn. Nhưng thường được dùng để rửa thịt, cá để bớt được phần nào mùi tanh. Hơn thế nữa, muối hột dùng để tẩy các chất dơ dính trên thớt rất hiệu quả. Giờ thì chúng ta đã biết muối tinh là gì và biết cách phân biệt các loại muối cũng như công dụng của chúng rồi phải không.
Hy vọng rằng, bạn sẽ tìm được những điều có ích cho bản thân và áp dụng chúng cho cuộc sống hằng ngày. Muối cũng như đường là những loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp. Dồi trường được các em chị em nội trợ biến tấu thành nhiều món ngon. Tưởng chừng như món ăn này có cái tên cực kỳ khó hiểu. Bạn đã bao giờ nghe đến Dồi Trường chưa? Và cách làm sạch dồi trước. Nếu chưa, thì hãy tham khảo bài viết được HNAAu chia sẻ ở bài trước để hiểu thêm dồi trường là gì nhé, Chúc các bạn thành công!
Điểm: 4.51 (22 bình chọn)