Bảng hóa trị và bài ca hóa trị về hóa học[ Đầy Đủ, Dễ Nhớ]
Bảng hóa trị và bài ca hóa trị học sinh đã được tìm hiểu trong chương trình Hóa học 8. Đây là phần kiến thức nền được áp dụng cho những chương trình Hóa học ở những lớp học cao hơn. Do vậy, để học tốt môn Hóa buộc học sinh phải nắm vững phần kiến thức này. Bài viết hôm nay, THPT Sóc Trăng.vn sẽ tổng hợp lại tất cả các kiến thức cần ghi nhớ về chuyên đề này. Bạn theo dõi nhé !
I. LÝ THUYẾT CHUNG
1. Hóa trị là gì ?
Bạn đang xem: Bảng hóa trị và bài ca hóa trị về hóa học[ Đầy Đủ, Dễ Nhớ]
Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết hóa học mà một nguyên tử của nguyên tố đó tạo nên trong phân tử. … Hoặc đơn giản có thể hiểu như:
- Hóa trị là khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác ()
- Hóa trị một nguyên tố hóa học Dựa vào khả năng liên kết của các nguyên tố khác với O (Hóa trị của oxi bằng 2 đơn vị, Oxi có hóa trị II)
Ví dụ:
- Axit clohidric là HCl, vậy Clo (Cl) sẽ mang hóa trị I.
- Axit sunfuric là H2SO4, nhóm nguyên tố SO4 mang hóa trị II vì liên kết với 2 nguyên tử H hóa trị I.
- Đinitơ trioxit là N2O3 nên N trong trường hợp này mang hóa trị III.
2. Nguyên tử khối là gì?
Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử hay còn gọi là tổng khối lượng của electron, proton, notron. Đơn vị của nguyên tử khối: đơn vị cacbon, viết bằng kí hiệu đvC.
II. BẢNG HÓA TRỊ CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1. Bảng hóa trị các nguyên tố hóa học
Số proton Tên Nguyên tố Ký hiệu hoá học Nguyên tử khối Hoá trị 1 Hiđro H 1 I 2 Heli He 4 3 Liti Li 7 I 4 Beri Be 9 II 5 Bo B 11 III 6 Cacbon C 12 IV, II 7 Nitơ N 14 II, III, IV… 8 Oxi O 16 II 9 Flo F 19 I 10 Neon Ne 20 11 Natri Na 23 I 12 Magie Mg 24 II 13 Nhôm Al 27 III 14 Silic Si 28 IV 15 Photpho P 31 III, V 16 Lưu huỳnh S 32 II, IV, VI 17 Clo Cl 35,5 I,… 18 Argon Ar 39,9 19 Kali K 39 I 20 Canxi Ca 40 II 24 Crom Cr 52 II, III 25 Mangan Mn 55 II, IV, VII… 26 Sắt Fe 56 II, III 29 Đồng Cu 64 I, II 30 Kẽm Zn 65 II 35 Brom Br 80 I… 47 Bạc Ag 108 I 56 Bari Ba 137 II 80 Thuỷ ngân Hg 201 I, II 82 Chì Pb 207 II, IV
Lưu ý: Thứ tự các nguyên tố trong bảng hóa trị được sắp xếp theo chiều tăng dần của số proton.
2. Bảng hóa trị nhóm nguyên tử
Tên nhóm Hoá trị Gốc axit Axit tương ứng Tính axit Hiđroxit(*) (OH); Nitrat (NO3); Clorua (Cl) I NO3 HNO3 Mạnh Sunfat (SO4); Cacbonat (CO3) II SO4 H2SO4 Mạnh Photphat (PO4) III Cl HCl Mạnh (*): Tên này dùng trong các hợp chất với kim loại. PO4 H3PO4 Trung bình CO3 H2CO3 Rất yếu (không tồn tại)
III. CÁC BÀI CA HÓA TRỊ HÓA HỌC CẦN GHI NHỚ
1. Bài ca hóa trị cơ bản lớp 8
Kali (K), Iot (I), Hidrô (H)Natri (Na) với Bạc (Ag), Clo (Cl) một loàiLà hoá trị I hỡi aiNhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vânMagiê (Mg), Kẽm (Zn) với Thuỷ Ngân(Hg)Oxi (O), Đồng (Cu), Thiếc(Sn) thêm phầnBari (Ba) Cuối cùng thêmchú Canxi (Ca)
Hoá trị II nhớ có gì khó khănBác Nhôm (Al) hoá trị III lầnIn sâu trí nhớ khi cần có ngayCacbon (C), Silic (Si) này đâyCó hoá trị IV không ngày nào quênSắt (Fe) kia lắm lúc hay phiềnII, III lên xuống nhớ liền ngay thôiNitơ (N) rắc rối nhất đờiI, II, III, IV khi thời lên VLưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khămXuống II lên VI khi nằm thứ IVPhot pho (P) nói đến không dưCó ai hỏi đến thì ừ rằng VEm ơi, cố gắng học chămBài ca hoá trị suốt năm cần dùng.
2. Bài ca hóa trị nâng cao
Hidro (H) cùng với liti (Li)Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời
Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngờiChỉ mang hoá trị I thôi chớ nhầmRiêng đồng (Cu) cùng với thuỷ ngân (Hg)Thường II ít I chớ phân vân gì Đổi thay II , IV là chì (Pb)Điển hình hoá trị của chì là IIBao giờ cùng hoá trị IILà ôxi (O) , kẽm(Zn) chẳng sai chút gìNgoài ra còn có canxi (Ca)Magiê (Mg) cùng với bari (Ba) một nhàBo (B) , nhôm (Al) thì hóa trị IIICácbon © silic (Si) thiếc (Sn) là IV thôiThế nhưng phải nói thêm lời Hóa trị II vẫn là nơi đi về Sắt (Fe) II toan tính bộn bề Không bền nên dễ biến liền sắt IIIPhốtpho III ít gặp màPhotpho V chính người ta gặp nhiều Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu ?I , II, III , IV phần nhiều tới VLưu huynh lắm lúc chơi khămKhi II lúc IV , VI tăng tột cùngClo Iot lung tungII III V VII thường thì I thôiMangan rắc rối nhất đờiĐổi từ I đến VII thời mới yênHoá trị II dùng rất nhiều Hoá trị VII cũng được yêu hay cầnBài ca hoá trị thuộc lòngViết thông công thức đề phòng lãng quênHọc hành cố gắng cần chuyênSiêng ôn chăm luyện tất nhiên nhớ nhiều
3. Bài ca nguyên tử khối 1
Hai ba Natri (Na=23)Nhớ ghi cho rõKali chẳng khóBa chín dễ dàng (K=39)Khi nhắc đến VàngMột trăm chín bảy (Au=197)Oxi gây cháyChỉ mười sáu thôi (O=16)Còn Bạc dễ rồiMột trăm lẻ tám (Ag =108)Sắt màu trắng xámNăm sáu có gì (Fe=56)Nghĩ tới BeriNhớ ngay là chín (Be=9)Gấp ba lần chínLà của anh Nhôm (Al=27)Còn của CrômLà năm hai đó (Cr=52)Của Đồng đã rõLà sáu mươi tư (Cu =64)Photpho không dưLà ba mươi mốt (P=31)
Hai trăm lẻ mộtLà của Thủy Ngân (Hg=201)Chẳng phải ngại ngầnNitơ mười bốn (N=14)Hai lần mười bốnSilic phi kim (Si=28)Can xi dễ tìmBốn mươi vừa chẵn (Ca=40) Mangan vừa vặnCon số năm lăm (Mn=55)Ba lăm phẩy nămClo chất khí (Cl=35.5)Phải nhớ cho kỹKẽm là sáu lăm (Zn=65)Lưu huỳnh chơi khămBa hai đã rõ (S=32)Chẳng có gì khóCacbon mười hai (C=12)Bari hơi dàiMột trăm ba bảy (Ba=137)Phát nổ khi cháyCẩn thận vẫn hơnKhối lượng giản đơnHiđrô là một (H=1)Còn cậu IốtAi hỏi nói ngayMột trăm hai bảy (I=127)Nếu hai lẻ bảyLại của anh Chì (Pb =207)Brôm nhớ ghiTám mươi đã tỏ (Br = 80)Nhưng vẫn còn đóMagiê hai tư (Mg=24)Chẳng phải chần trừFlo mười chín (F=19).
4. Bài ca kí hiệu hóa học
Ca là chú Can xiBa là cậu Bari họ hàngAu tên gọi là VàngAg là Bạc cùng làng với nhauViết Đồng C trước u sauPb mà đứng cùng nhau là ChìAl đấy tên gì?Gọi Nhôm bác sẽ cười khì mà xemCacbon vốn tính nhọ nhemKí hiệu C đó bạn đem nhóm lòOxy O đấy lò dòGặp nhau hai bạn cùng hò cháy toCl là chú CloLưu huỳnh em nhớ viết cho S (ét sờ).Zn là Kẽm khó gì
Na gọi Natri học hàngBr thật rõ ràngBrom “người ấy” cùng làng Gari (Ga)Fe chẳng khó chiGọi tên là sắt em ghi ngay vàoHg chẳng khó tí nàoThuỷ ngân em đọc tự hào chẳng sai…Bài ca nhắc bạn xa gầnHọc chăm để nhớ khi cần viết ra.
Trên đây, THPT Sóc Trăng.vn đã giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh Bảng hóa trị và bài ca hóa trị về hóa học đầy đủ từ cơ bản đến nâng cao. Đây là nguồn tư liệu Hóa học không thể thiếu phải không các bạn ? Hãy nhanh tay chia sẻ để dùng khi cần nhé ! Xem thêm 7 hằng đẳng thức đáng nhớ nữa bạn nhé !
Đăng bởi: THPT Sóc Trăng
Chuyên mục: Giáo dục