Nấm móng tay là bệnh có nguy cơ tái phát rất cao gây cản trở nhiều đến cuộc sống và công việc hàng ngày. Không những thế, những thay đổi về hình dáng của móng khi mắc bệnh lý này còn khiến người bệnh trở nên thiếu tự tin khi giao tiếp. Vì thế cách điều trị dứt điểm nấm móng tay, móng chân luôn là vấn đề chung được hầu hết người bệnh quan tâm.
27/05/2021 | Các loại nấm da đầu và những triệu chứng bệnh thường gặp 06/05/2021 | Nấm bẹn là bệnh gì? Bệnh nấm bẹn có nguy hiểm không? 24/10/2020 | Nấm móng tay: nguyên nhân gây bệnh và cách chữa hiệu quả
1. Nấm móng là bệnh gì, vì sao mà bị
1.1. Nấm móng là bệnh gì
Nấm móng là hiện tượng móng tay và móng chân bị vi nấm tấn công nên nhiễm trùng. Cũng vì bị nấm tấn công mà các móng sẽ có sự thay đổi về hình dáng, độ bóng và màu sắc. Bệnh lý này không có khả năng tự khỏi và có thể lây lan từ móng bệnh sang móng lành.
1.2. Vì sao mà bị nấm móng
Vi nấm gây ra bệnh nấm móng là Trichophyton. Ngoài ra, các yếu tố khiến cho khả năng nhiễm trùng móng tăng lên gồm:
Vi nấm Trichophyton là nguyên nhân gây ra bệnh nấm móng
– Ẩm ướt: vi nấm dễ sinh sôi và phát triển trong môi trường ẩm ướt nên những người làm việc trong môi trường này dễ bị nấm móng. Thêm vào đó, người hay bị ra mồ hôi chân hoặc tay cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng móng cao. Cuối cùng, đi chân trần ở hồ bơi, môi trường công cộng cũng là cơ hội để vi nấm xâm nhập.
– Tiếp xúc: dùng chung vật dụng cá nhân với người bị nấm móng rất dễ bị lây bệnh.
– Bệnh lý: một số bệnh lý như: suy giảm miễn dịch, tiểu đường, rối loạn mạch máu,… cũng dễ bị nấm móng.
2. Cách điều trị dứt điểm nấm móng tay nhanh chóng và hiệu quả
2.1. Nhận diện đúng bệnh nấm móng
Muốn tìm cách điều trị dứt điểm nấm móng tay, móng chân thì trước tiên phải nhận diện chính xác bệnh lý này. Nấm móng thường gây ra các biểu hiện như:
– Móng bị tổn thương dưới các hình thức:
+ Móng có khối dày sừng và cứng ở bên dưới
+ Móng bị teo dần từ hai bên bờ đến phần chân.
+ Bề mặt móng xù xì, có vảy mịn, có sọc ngang hoặc dọc.
+ Móng chuyển màu sang ngà, vàng hoặc nâu đen.
Nấm móng khiến cho móng tay người bệnh biến dạng, nhiễm trùng
– Viêm nhiễm quanh móng gây:
+ Đau nhức.
+ Sưng đỏ.
+ Có mủ màu trắng hoặc vàng.
+ Đôi khi móng còn có mùi hôi khó chịu.
+ Móng dễ giòn và gãy.
+ Bong tróc móng.
2.2. Biện pháp điều trị dứt điểm nấm móng tay
2.2.1. Điều trị bằng tây y
Cách điều trị dứt điểm nấm móng tay và móng chân bằng tây y thường là dùng thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống để điều trị toàn thân:
– Thuốc bôi tại chỗ
+ Thường gồm: Ketoconazole, Terbinafin, Exoderil, Canesten,…
+ Thuốc được dùng để bôi lên phần móng bị nhiễm nấm sau khi đã rửa và cạo sạch vùng tổn thương, bôi 2 – 3 lần/ngày.
– Thuốc uống
+ Chủ yếu là Itraconazole.
+ Thuốc phải do bác sĩ chỉ định sau khi đã có những xét nghiệm đánh giá chức năng gan.
2.2.2. Điều trị bằng biện pháp dân gian
Trong dân gian có rất nhiều cách điều trị dứt điểm nấm móng tay, móng chân tương đối đơn giản và hiệu quả, điển hình là:
Người bệnh nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để biết cách điều trị dứt điểm nấm móng tay
– Dùng tỏi chữa nấm móng
Trong tỏi có chứa rất nhiều kháng sinh tự nhiên có thể giúp loại bỏ nấm móng tay chân rất hiệu quả. Điển hình trong đó là chất Allicin giúp kháng viêm và ngăn cản sự hoạt động của vi nấm. Cách điều trị dứt điểm nấm móng tay, móng chân bằng củ tỏi được thực hiện như sau:
+ Thành phần: 10 tép tỏi tươi bóc sạch, 1 cốc nước nhỏ sạch được pha ấm.
+ Cách làm: tỏi đã được bóc vỏ đem giã nhuyễn sau đó đun sôi nước rồi cho tỏi vào, nấu trong 5 – 10 phút sau đó tắt bếp và để nguội. Dùng phần nước này ngâm vùng móng bị nấm trong 15 phút sau đó lau sạch. Duy trì làm như vậy 3 – 4 lần/tuần.
– Dùng lá trầu
Lá trầu không có tính sát khuẩn cao nên chữa nấm móng tay chân tương đối hiệu quả, vừa giúp tiêu diệt vi nấm, vừa giảm mùi hôi khó chịu do bệnh gây ra. Cách điều trị dứt điểm nấm móng tay, móng chân bằng lá trầu không là:
+ Thành phần: lá trầu tươi.
+ Cách làm: lá trầu tươi đem rửa sạch, giã nhuyễn sau đó đem đun cùng nước sôi và ít muối trong khoảng 5 – 10 phút. Bước tiếp theo là đợi cho nước còn ấm thì ngâm vùng móng bị nấm vào, lấy bã chè chà nhẹ lên. Làm như vậy mỗi tuần 4 – 5 lần.
– Dùng giấm táo
Dân gian ta từ xưa đã hay dùng giấm táo để chữa bệnh nấm móng vì nó chứa nhiều protein, chất chống oxy hóa và các loại vitamin tốt cho việc kháng khuẩn, tiêu diệt vi nấm.
+ Thành phần: muối, giấm táo và nước.
+ Cách làm: pha một ít muối với một ít giấm táo vào nước sau đó đun sôi 2 – 3 phút sau đó chờ cho nước ấm thì ngâm phần móng chân, móng tay bị nấm vào trong 10 – 15 phút, duy trì đều đặn mỗi ngày/lần.
Nấm móng ở mức độ nhẹ gây xấu về thẩm mỹ, khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu. Nặng hơn nữa, vi nấm sẽ lan ra khắp tay chân, làm rụng móng, gây mùi hôi thối,…
Đặc biệt, móng là nơi che chắn nhiều dây thần kinh ở đầu ngón và làm tăng độ nhạy cảm của xúc giác nên càng cần phải tìm cách điều trị dứt điểm nấm móng tay, móng chân càng sớm càng tốt. Điều trị hiệu quả ngay từ đầu là cách tốt nhất để ngăn bệnh tái phát thường xuyên gây ra những hệ lụy nguy hiểm.
Để phòng ngừa bệnh lý này tái diễn, người bệnh nên tránh làm việc thường xuyên trong môi trường ẩm ướt hoặc nếu phải làm thì cần đeo găng tay bảo hộ. Ngoài ra, việc tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa cũng không nên diễn ra vì nó dễ khiến móng tổn thương nghiêm trọng hơn.
Điều trị nấm móng là một quá trình lâu dài, cần có sự kiên trì tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý dừng hay đổi thuốc sẽ ảnh hưởng đến kết quả chữa bệnh và khiến móng lâu lành hơn. Nếu đang có dấu hiệu của bệnh lý này bạn nên đến ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ chẩn đoán, tư vấn cách điều trị dứt điểm nấm móng tay ngay từ đầu thì mới sớm đạt được mục đích mong muốn.