Ngón chân cái bị sưng đau mưng mủ do đâu?

Bản chất, ngón chân cái bị sưng nhức còn được biết đến là một trong các hiện tượng tương đối phổ biến và khá nguy hiểm hiện nay. Cũng có không ít người bệnh xuất hiện tình trạng ngón chân cái bị nhợt nhạt, hơn nữa còn kèm theo móng chân bị vàng ố và đau nhức, sưng tấy mà không rõ nguyên nhân.

Tình trạng ngón chân cái bị sưng đau mưng mủ do đâu, nguy hiểm không và cần làm gì khi tình trạng này xảy ra?

1. Nguyên nhân khiến ngón chân cái bị sưng đau mưng mủ

Các trường hợp đến khám bện với tình trạng ngón chân cái bị sưng đau mưng mủ tại các Khoa Cơ xương khớp tại một số bệnh viện được ước tính lên tới 20 đến 25%.

Khi tình trạng ngón chân đau đa số người bệnh đều cảm thấy ngón chân cái bị sưng mủ. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng như ngón chân cái trở nên nhợt nhạt, bị vàng ố và dày hơn so với bình thường.

Tình trạng ngón chân đau đa số người bệnh đều cảm thấy ngón chân cái bị sưng mủ – Ảnh Internet

Đọc thêm:

– Những dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề sức khỏe

– Móng chân có sọc đen là bệnh gì? Đây có phải dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm?

Đặc biệt, lông mao ở trên đầu ngón chân cái cũng bị rụng trong khoảng thời gian ngắn, hơn nữa còn kèm theo tình trạng ngón chân cái gây đau nhức kéo dài, đặc biệt đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm.

Được biết, thời gian và triệu chứng của ngón chân cái bị sưng đau mưng mủ có thể bị sưng và dần dần trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được kịp thời điều trị.

Đối với các trường hợp nghiêm trọng, ngón chân cái bị sưng đau mưng mủ không chỉ có thể khiến người bệnh khó khăn trong quá trình di chuyển, đi lại, thậm chí còn có các trường hợp bị bại liệt và tàn phế.

Do đó, các chuyên gia y tế đưa ra cảnh báo về nguyên nhân khiến ngón chân cái bị sưng nhức thường xuất phát từ 2 nguyên nhân chính:

– Do người bệnh mắc bệnh gout (gút):

Hiện tượng ngón chân cái bị sưng nhức do gout hay thường gọi là bệnh gút gây ra do tinh thể muối urat kết tủa và lắng đọng sâu vào mô và ổ khớp.

Khi đó, ngón chân cái sẽ xuất hiện tình trạng bị nóng đỏ, sưng phù. Hơn nữa đối với trường hợp bệnh nặng còn khiến khối u tophi mọc trên thân ngón chân cái hình thành, khi vỡ gây ra tình trạng viêm nhiễm khớp vô cùng nguy hiểm.

– Ngón chân cái bị sưng đau mưng mủ do viêm đau khớp:

Viêm đau khớp còn được biết đến là một bệnh lý gây ra tình trạng đau nhức ngón chân cái gồm viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp ngón chân mãn tính hay một số bệnh lý viêm đau khớp khác.

Tuy nhiên viêm đau khớp thường chỉ gặp ở những người trên 40 tuổi. Các nghiên cứu cho thấy rằng có tới 80% người có ngón chân cái bị sưng và đau nhức, mưng mủ có nguyên nhân từ bệnh gout.

Bởi vậy, ngay khi nhận thấy đầu ngón chân cái xuất hiện các biểu hiện bất thường thì người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế để thăm khám chuyên khoa. Sau quá trình thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác hơn về tình trạng bệnh cũng như đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Ngay khi nhận thấy đầu ngón chân cái xuất hiện các biểu hiện bất thường thì người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế để thăm khám chuyên khoa – Ảnh Internet

2. Ngón chân cái bị sưng đau mưng mủ cần làm gì?

Khi ngón chân cái bị sưng và mưng mủ đối với giai đoạn đầu thay vì vội vàng sử dụng các loại thuốc để điều trị mà chưa tìm hiểu kỹ hoặc tự ý ra hiệu thuốc mua, người bệnh nên thử khắc phục tình trạng đau nhức ngón chân cái bằng một số biện pháp sau:

– Chườm đá lạnh:

Chườm đá lạnh được biết đến là một cách giúp cho người bệnh bị đau nhức ngón chân cái giảm sưng, giảm đau một cách tạm thời do tê liệt dây thần kinh cảm giác vùng này. Có thể thực hiện bằng cách chườm đá trực tiếp hoặc bọc trong một chiếc khăn sạch với khoảng thời gian từ 5 đến 7 phút tại vị trí này với mục đích giảm đau.

– Ngâm chân với nước nóng và muối:

Sự thật là nhiệt độ cao có tác dụng giúp tuần hoàn lưu thông máu trở nên trơn tru và thông suốt hơn. Không chỉ vậy, muối còn có tác dụng khử trùng, hạn chế viêm nhiễm.

– Massage đầu ngón chân cái:

Khi ngón chân cái bị sưng đau mưng mủ thì việc massage đầu ngón chân cái cũng là một trong những cách có tác dụng giúp lưu thông máu tốt. Hơn nữa đây còn là cách giúp giảm viêm hiệu quả và hạn chế tình trạng đầu ngón chân bị sưng tức, cương cứng gây đau nhức.

Thực hiện massage đầu ngón chân cái bằng cách xoa, bóp ngón chân theo chiều kim đồng hồ từ 3 đến 5 phút/lần, cần thực hiện lặp lại ít nhất 5 lần/ngày hoặc có thể thực hiện massage ngay khi bị đau cũng cho hiệu quả lập tức.

Massage giúp giảm tình trạng đau ngức ngón chân cái – Ảnh Internet

– Sử dụng giấm táo:

Mọi người đều biết rằng giấm táo có tác dụng hiệu quả trong việc giúp giảm đau, giảm viêm nhiễm và kích thích móng chân mọc dài nhanh hơn. Bạn còn có thể mua giấm táo ở ngoài hoặc tự pha chế, có thể pha với nước loãng với cách ngâm chân từ 10 đến 15 phút mỗi ngày.

Quan trọng, đối với các trường hợp khi ngón chân cái bị sưng đau mưng mủ nặng, tuyệt đối không chậm trễ mà người bệnh cần chủ động tìm đến bác sĩ để thăm khám và nhận đơn thuốc và điều trị.

Hy vọng với những thông tin về các vấn đề khi ngón chân cái bị sưng đau mưng mủ ở trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng và mức độ nguy hiểm của tình trạng đau nhức ngón chân cái này.

Việc nhận thức sai cũng như chưa đầy đủ về mức độ nguy hiểm của hiện tượng này, đây cũng là một trong những yếu tố đẩy tỷ lệ mắc bệnh cao. Khi đó ngón chân cái bị sưng nhức, không cần thận còn có thể gây biến chứng và gây tật ở chân, thậm chí còn có thể gây ra tình trạng bại liệt. Vì vậy, các trường hợp khi ngón chân cái bị đau, sưng và mưng mủ thì cần chủ động tìm đến bác sĩ để điều trị bệnh sớm.

http://suckhoehangngay.vn/NewsDetail.aspx