Nhân hóa là gì? Trong chương trình học ở phổ thông chúng ta đã được học biện pháp nhân hóa lớp 3 và tiếp tục học phép nhân hóa lớp 6. Phép nhân hóa là một trong những biện pháp tu từ quen thuộc thường thấy trong văn học. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ các cách nhận biết biện pháp nhân hóa, các cách nhân hóa, ví dụ và tổng hợp các bài tập minh họa để bạn hiểu rõ hơn về biện pháp nhân hóa.
Nhân hóa là gì?
Nhân hóa có nghĩa là gì? Nhân hóa là phép tu từ miêu tả sự vật, đồ vật, cây cối, con vật…Bằng cách sử dụng các từ ngữ thường sử dụng cho con người như: tính cách, suy nghĩ giúp chúng trở nên gần gũi hơn, hấp dẫn, sinh động hơn, gắn bó với con người hơn.
>>> Bài viết tham khảo: Khái niệm câu rút gọn là gì? cách sử dụng câu rút gọn
Tác dụng nhân hóa như thế nào?
Trong văn học nhân hóa rất quan trọng được áp dụng khá nhiều trong các tác phẩm văn học nổi tiếng. Không chỉ vậy các biện pháp nhân hóa cũng rất hữu ích trong đời sống của con người. Có tác dụng làm cho các sự vật, đồ vật trở nên sống động hơn, gần gũi hơn. Chi tiết cụ thể như sau:
- Tác dụng giúp các loại đồ vật, sự vật ( cây cối) sinh động hơn, gần gũi hơn với suy nghĩ, cảm nhận của con người.
- Tác dụng giúp cây cối, loài vật, con vật có những suy nghĩ, tình cảm như con người.
Dấu hiệu nhận biết nhân hóa trong câu
Để biết được đâu là biện pháp nhân hóa bạn có thể phân tích và nhận biết theo các bước sau:
- Bước 1: Nhìn vào các dấu hiệu của sự vật, hiện tượng được nhân hóa và từng nào được sử dụng trong câu nhân hóa đó.
- Bước 2: Phân tích ý nghĩa, tác dụng của từ nhân hóa đó trong câu.
Nếu dùng để miêu tả sự vật: Có tác dụng giúp sự vật hiện tượng trở nên gần gũi hơn.
Nếu từ nhân hóa đó biểu thị tư tưởng, tình cảm: Có tác dụng về mặt tư tưởng, tình cảm sự vật để qua đó biểu thị tư tưởng tình cảm tác giả muốn nói.
Đối với những bạn học sinh thường gặp khó khăn khi nhận biết có thể lưu ý một số nhận biết sau:
- Trong câu hay đoạn văn sẽ có các từ chỉ hoạt động hay trạng thái của con người.
- Câu hoặc đoạn văn nói về con vật, về cây cối, sự vật…nhưng có sử dụng các từ xưng hô: anh, chị, cô, chú, bạn, tớ…
Các cách nhân hóa có mấy loại?
Có 4 phép nhân hóa chính:
Phép nhân hóa 1:
Phép nhân hóa sử dụng dùng từ gọi người để gọi vật: Sử dụng các từ gọi, các từ xưng hô giữa người với người như: cậu, tớ, bạn, mình, tôi…để gọi các loài vật.
Ví dụ: Chú dế mèn, chị sáo sậu, ông mặt trời…
Ông mặt trời tỏa nắng xuống nhân gian ban phát ánh nắng cho cây cối, sự vật và con người.
→ Dùng các đại từ nhân xưng để chỉ mặt trời gọi là Ông
Phép nhân hóa 2:
Trò chuyện, xưng hô với đồ vật, sự vật thân mật như đang nói chuyện với con người. Sự vật khi đó đã trở nên gần gũi hơn, không còn là vật vô tri vô giác. Được cảm nhận thông qua cách trò chuyện với con người.
Ví dụ: Cô Vịt ơi! Cô đưa các con đi tắm sông à.
→ Dùng từ ngữ xưng hô như cách xưng với con người cho Vịt mẹ.
Phép nhân hóa 3:
Dùng những từ nhân hóa để miêu tả sự vật như đối với con người. Có thể miêu tả theo nhiều hình thức khác nhau như hành động, tâm trạng, tính cách, hình dáng…
Ví dụ: Những chú gà con đang lắng nghe mẹ chúng dạy cách tìm mồi.
→ Dùng từ “lắng nghe” để miêu tả hoạt động của những chú gà con.
Phép nhân hóa 4:
Đồ vật, động vật, cây cối tự xưng là người
Ví dụ: Tớ là xe đua Macqueen đây.
Các bước để sử dụng phép nhân hóa là gì?
Để sử dụng phép nhân hóa áp dụng vào trong các bài văn hay trong cuộc sống hàng ngày các em học sinh làm theo các bước sau:
Bước 1: Xác định sự vật, hiện tượng cần được nhân hóa
Trước tiên chúng ta cần xác định sự vật hiện tượng nào sẽ được dùng để sử dụng biện pháp nhân hóa. Sự vật (con vật: gấu, gà, ếch, chim…; Đồ vật: bàn, ghế, tủ, chổi…), hiện tượng trong tự nhiên (mưa, nắng…)
Ví dụ: Chị họa mi đang hót véo von trên ngọn cây.
→ Sự vật được nhân hóa ở đây là “chị họa mi” đã sử dụng từ ngữ “chị” của con người để gọi loài chim.
Bước 2: Sử dụng hình thức nhân hóa nào?
Dùng phép nhân hóa nào để gán cho sự vật, hiện tượng được lựa chọn nhân hóa. Từ đó sẽ lựa chọn được các hình thức nhân hóa phù hợp nhất.
Ví dụ: Ông mặt trời trốn sau lưng những đám mây trắng.
- Từ ngữ sử dụng để xưng hô trong câu này “ông” để gọi mặt trời
- Dùng từ “trốn”dùng cho sự vật “mặt trời” được nhân hoá.
Bước 3: Tiến hành thực hiện nhân hóa với nội dung trong câu.
Tùy theo từng nội dung trong câu sẽ sử dụng biện pháp nhân hóa phù hợp với sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Mỗi loài chim đều có đặc điểm riêng biệt: chim công thì biết múa, họa mi lại biết hát, vẹt biết nói rất giỏi.
→ Trong câu này chúng ta đã sử dụng biện pháp nhân hóa để miêu tả tính chất của loài chim giống như con người.
Một số lưu ý khi sử dụng biện pháp nhân hóa
Khi sử dụng biện pháp nhân hóa cần lưu ý:
Không sử dụng tùy tiện
Trước khi sử dụng người dùng cần phải cân nhắc và hiểu rõ mục đích mình muốn sử dụng là gì? Khi đã xác định được cần phải sử dụng biện pháp nhân hóa nào qua những câu hỏi như: sử dụng hình ảnh nhân hóa này sẽ có ý nghĩa gì? ám chỉ điều gì? Muốn người đọc hiểu được điều gì thông qua hình ảnh nhân hóa đó.
Ngay khi trả lời được những câu hỏi trên bạn đã có thể xây dựng một hình ảnh nhân hóa trọn vẹn, ý nghĩa cho sự vật, hiện tượng bạn muốn áp dụng biện pháp này. Không nên sử dụng một cách tùy tiện khi chính mình cũng không hiểu rõ ý nghĩa muốn truyền tải đến.
Cần phân biệt phép nhân hóa với các biện pháp tu từ khác
Trong chương trình ngữ văn phổ thông các bạn học sinh sẽ được học các biện pháp tu từ như: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ và hoán dụ.Trong các biện pháp này thì biện pháp nhân hóa là biện pháp dễ nhận biết nhất, dễ sử dụng nhất. Tuy nhiên như đã nói ở trên chỉ áp dụng khi bạn hiểu rõ mục đích ý nghĩa mà mình muốn.
Trong khi sử dụng các biện pháp tu từ cũng nên tránh hiểu chung chung không rõ ràng dẫn đến tình trạng sử dụng một cách máy móc, dễ làm tưởng sang các biện pháp tu từ khác gây khó khăn cho việc truyền tải ý nghĩa của nội dung.
Sử dụng phép nhân hóa linh hoạt
Biện pháp nhân hóa nói riêng và các phép tu từ khác nói chung đều phải sử dụng linh hoạt. Không phải bất cứ hình ảnh nào hay chi tiết nào cũng có thể sử dụng phép nhân hóa. Hay sử dụng tràn lan cũng sẽ không khiến bài viết của bạn hay hơn hay đem đến hiệu quả nghệ thuật nào.
Các bài tập và ví dụ về nhân hóa
Như vậy với những thông tin và kiến thức về nhân hóa thường dùng dưới đây sẽ là một số bài tập và ví dụ về phép nhân hóa để các bạn học sinh có thể luyện tập và sử dụng đúng hơn nhé.
Bài 1. Tìm và nêu ý nghĩa, tác dụng của biện pháp nhân hóa trong đoạn văn dưới đây
“Anh bút mực luôn cần mẫn, chăm chỉ viết lên trang giấy trắng những dòng chữ ngay ngắn, đều thẳng tăm tắp như chúng em xếp hàng vào lớp vậy.”
- Đối tượng được nhân hóa ở đây là chiếc bút mực được xưng là “anh” với hành động “viết” như con người
- Biện pháp nhân hóa chiếc bút mực giúp hình dung ra khung cảnh, tính cách của chiếc bút mực chăm chỉ cần mẫn như con người giúp câu văn sinh động hơn, có hồn hơn.
Bài 2: Nêu cách hình thành, sử dụng biện pháp nhân hóa và tác dụng
- “Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”
- Hồ nước trong xanh mát lành xung quanh rậm rạp cây cối. Cua cá cũng tấp nập ngược xuôi, trên bầu trời bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng két cũng bay về kiếm mồi.
Lời giải:
- Từ nhân hóa “ơi”
- Sử dụng biện pháp nhân hóa: trò chuyện với con vật (con trâu) như nói chuyện với con người.
- Tác dụng: Khiến cho hình ảnh con trâu trở nên gần gũi hơn như một người bạn thân thiết cùng nhau tâm sự, chia sẻ công việc gánh nặng với con người.
- Từ nhân hóa sử dụng là “ tấp nập”
- Biện pháp nhân hóa trong câu là: sử dụng những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động của loài vật.
- Tác dụng: giúp người đọc hay người nghe dễ dàng hình dung ra khung cảnh sinh hoạt, cuộc sống của loài vật ở hồ nước.
Bài 3: So sánh cách gọi trong tên trong 2 đoạn văn dưới đây có sự khác biệt như thế nào?
Đoạn văn 1 Đoạn văn 2 Anh chàng Chổi xể (gọi tên như người) Chổi xể Oai vệ nhất (tính từ miêu tả người) oai vệ nhất Chiếc quần vàng nâu (trang phục chỉ có ở con người) Tết bằng nếp rơm vàng Áo của anh (trang phục chỉ có ở người) Tay chổi Cuốn từng vòng quanh người (sử dụng từ “người” gọi tên bản thể) Quấn quanh thành cuộn
Nhận xét và so sánh 2 đoạn văn:
- Cách gọi và sử dụng các biện pháp tu từ trong đoạn 1: gần gũi, sinh động, khiến đoạn văn trở nên có hồn hơn.
- Cách gọi trong đoạn 2: là cách nói, gọi thông thường, khách quan. Cách viết này hay sử dụng trong văn thuyết minh.
Bài 4: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi
Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một chiếc bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con.
(Trích thơ Mèo con đi học – Phan Thị Vàng Anh)
Cho biết Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào? sử dụng cách nhân hóa nào? tác dụng gì?
Lời giải:
- Bài thơ trên đã nhân hóa con mèo con
- Cách nhân hóa: Sử dụng phép nhân hóa bằng cách gán cho con mèo những hoạt động của con người. Như: đi học, soạn bài tập, đồ dùng học tập, mang theo bút chì, bánh mỳ ăn sáng như các bạn nhỏ khác.
- Tác dụng: Giúp hình ảnh chú mèo con trở nên đáng yêu, sinh động hơn giúp bài thơ thú vị hơn.
Bài 5: Đặt 3 sử dụng biện pháp nhân hóa về loài vật, cây cối và nên sự vật nhân hóa sử dụng trong câu.
Lời giải:
- Bông hoa hồng đang giang tay đón những hạt sương sớm
→ Nhân hóa hoa hồng như con người với hoạt động “giang tay đón”
- Gió thu xào xạc thổi những chiếc lá vàng rủ nhau đánh võng xuống mặt đất
→ Nhân hóa chiếc lá với hoạt động như con người “rủ nhau, đánh võng”
- Anh bút mực đang chăm chỉ viết từng chữ nắn nót, ngay ngắn trên trang giấy trắng.
→ Nhân hóa đồ dùng học tập là chiếc bút mực với hoạt động như con người “viết”
- Mỗi khi chơi với bé cún em luôn cảm thấy rất vui vẻ và hạnh phúc.
→ Nhân hóa con chó như con người thể hiện qua những hành động tính cách yêu mến gọi con chó là “bé”
Trên đây là những kiến thức và thông tin về nhân hóa là gì? các kiểu nhân hóa hay gặp và bài tập có liên quan đến nhân hóa lớp 3, lớp 6. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã nắm được những phần kiến thức quan trọng của biện pháp tu từ này. Từ đó có thể hoàn thành các bài tập và áp dụng trong văn thơ, giao tiếp hàng ngày để biểu đạt tốt hơn.