Với thói quen hạ sát “đức lang quân” ngay sau khi “mặn nống”, góa phụ đen được cả thế giới biết đến với sự tàn nhẫn và “vũ thê” có 1-0-2.
Nhện góa phụ đen (có tên khoa học là: Latrodectus Mactans) sinh sống nhiều nhất tại phía Nam nước Mỹ nhưng có thể bắt gặp chúng ở khắp nơi phía Tây bán cầu.
Ở loài này, con cái chiếm ưu thế tuyệt đối về kích thước cũng như trọng lượng cơ thể, “phái yếu” có thế to gấp 2-3 lần phái mạnh, nên chúng dễ dàng kết liễu con đực sau khi giao phối
Nọc độc của góa phụ đen cực kỳ nguy hiểm, mạnh gấp 15 lần rắn đuôi chuông. Chất độc latrotoxin từ vết cắn của chúng là chất đầu độc thần kinh tương đối mạnh, gây ra nôn mửa, khó thở, mê sảng, liệt bán phần và cả co giật.
Các chất độc hại nhất của latrotoxins là alpha-latrotoxin thứ gây áp đảo hệ thống thần kinh của các nạn nhân đáng thương.
“Nếu bạn bị cắn bởi một góa phụ đen, alpha-latrotoxin sẽ di chuyển đến các vùng trước khớp thần kinh của tế bào thần kinh:
Đây là điểm gặp nhau giữa các khớp thần kinh của một tế bào thần kinh và tế bào cơ bắp hay tế bào thần kinh khác, và chèn nó vào trong lớp màng“, Jessica Garb của Đại học Massachusetts, Lowell, giải thích trong một thông cáo báo chí.
Cô cho biết thêm: “Nó tác động đến tất cả các tiểu bào của tế bào thần kinh để đổ đến các chất dẫn chuyền noron thần kinh của họ. Và những điều đó là thực sự đau đớn.”
Dù cực kỳ nguy hại đối với con người tuy nhiên, cú cắn của góa phụ đen hiếm khi gây chết người nếu vết thương của họ được điều trị y tế kịp thời. Chỉ có chưa đến 1% số người bị cắn tử vong. Dù vậy, đừng bao giờ chủ quan khi bạn vô tình gặp loài này.
Theo ấn bản được xuất bản trong tạp chí Times của Ấn Độ, nhà nghiên cứu tại Đại học Hamburg, Đức phát hiện ra rằng con nhện đực hy sinh để mang lại sức khỏe tốt cho các con của mình.
Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến không đồng tình với quan điểm này và cho rằng đây đơn thuần là vì tập tính có phần tàn nhẫn của con cái.
Và nếu bạn vô tình bắt gặp và bị cắn bởi một con góa phụ đen thì đây là những gì bạn phải làm ngay lập tức:
– Làm sạch vết thương: Sử dụng xà phòng và nước để làm sạch vết thương và vùng da xung quanh vết cắn nhện.
– Làm chậm sự lây lan của độc: Nếu vết cắn nhện nằm trên cánh tay hoặc chân, buộc một băng ép chặt ngay phía trên vết cắn và nâng cao chi để giúp làm chậm hoặc ngăn chặn sự lây lan của nọc độc.
Đảm bảo rằng các băng không quá chặt làm cắt đứt lưu thông máu trong cánh tay hoặc chân của bạn.
– Đắp khăn lạnh: Dùng một miếng vải được làm ẩm với nước lạnh hoặc nước đá.
– Đến bệnh viện chuyên ngành ngay lập tức: Bởi việc điều trị vết cắn của loại nhện góa phụ đen có thể đòi hỏi việc dùng thuốc đặc trị.