Tài liệu Ngữ văn lớp 9 phần Tiếng Việt – Tập làm văn hay nhất
“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam“. Tài liệu Ngữ văn lớp 9 phần Tiếng Việt và Tập làm văn sẽ tóm tắt Lý thuyết và Bài tập vận dụng có hướng dẫn chi tiết giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu giảng dạy môn Ngữ Văn 9.
Tài liệu Tiếng Việt – Tập làm văn Học kì 1
- Các phương châm hội thoại
- Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
- Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- Xưng hô trong hội thoại
- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Sự phát triển của từ vựng
- Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự
- Thuật ngữ
- Miêu tả trong văn bản tự sự
- Trau dồi vốn từ
- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
- Tổng kết về từ vựng
- Nghị luận trong văn bản tự sự
- Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
- Ôn tập phần tiếng việt
- Người kể trong văn bản tự sự
Tài liệu Tiếng Việt – Tập làm văn Học kì 2
- Khởi ngữ
- Phép phân tích và tổng hợp
- Các thành phần biệt lập
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Liên kết câu và liên kết đoạn văn
- Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Nghĩa tường minh và hàm ý
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Ôn tập tiếng việt lớp 9 học kì II
- Tổng kết về ngữ pháp
- Tổng kết phần tập làm văn
Các phương châm hội thoại
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Phương châm hội thoại về lượng: khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu
– Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
– Phương châm quan hệ: Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề
– Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tôn trọng người khác
– Phương châm cách thức: chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ
II. Bài tập vận dụng
Bài 1: Các nhân vật trong truyện cười sau không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
Có hai anh bạn gặp nhau, một anh nói:
– Mắt tớ tinh không ai bằng! Kìa! Một con kiến kiến đang bò ở cành cây trên đỉnh núi phía trước mặt, tớ trông rõ mồn một từ sợi râu đến bước chân của nó.
Anh kia nói:
– Thế cũng chưa tinh bằng tớ, tớ còn nghe thấy sợi râu nó ngoáy trong không khí kêu vù vù và chân nó bước kêu sột soạt.
Bài 2: Xác định các phương châm hội thoại tương ứng với các câu tục ngữ dưới đây:
a, Ai ơi chớ vội cười nhau
Ngẫm mình cho tỏ trước sau hãy cười.
b, Ăn bớt bát, nói bớt lời.
c, Nói có sách, mách có chứng
d, Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
e, Trống đánh xuôi kèn thổi ngược.
Bài 3: Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ trong đoạn hội thoại sau:
Mẹ chồng và con dâu nhà kia chẳng may đều góa bụa
Mẹ chồng dặn con dâu:
– Số mẹ con mình hẩm hiu, thôi thì cắn răng mà chịu!
Không bao lâu, mẹ chồng có tư tình, con dâu nhắc lại lời dặn ấy thì mẹ chồng trả lời:
-Mẹ dặn là dặn con, chứ mẹ có còn răng nữa mà cắn.
Gợi ý:
Bài 1:
Cả hai nhân vật trong đoạn hội thoại trên đều vi phạm phương châm về chất. Nói những điều sai sự thật.
– Thực tế hai nhân vật đều nói điều không có thật, không ai có thể nhìn thấy một con kiến trên đỉnh núi.
Bài 2:
a, Phương châm về chất
b, Phương châm về lượng
c, Phương châm về chất
d, Phương châm lịch sự
e, Phương châm quan hệ
Bài 3:
Nhân vật người mẹ chồng vi phạm phương châm quan hệ.
Bà mẹ chồng dặn con dâu một đằng nhưng bản thân lại thực hiện một nẻo. Giữa lời nói và hành động không có tính thống nhất với nhau.
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
I. Kiến thức cơ bản
1. Muốn làm cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc cách thức vè, diễn ca
2. Các biện pháp nghê thuật được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
II. Bài tập vận dụng
Bài 1: Cho đoạn văn sau:
Múa lân có từ rất lâu đời và rất thịnh hành ở các tỉnh phía nam. Múa lân diễn ra vào những ngày Tết để chúc năm mới an khang, thịnh vượng. Các đoàn lân có khi đi đông tới trăm người, họ là thành viên của một câu lạc bộ hay một lò võ trong vùng. Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân mình có các họa tiết đẹp. Múa lân sôi động với các động tác khỏe khoắn, bài bản: lân chào ra mắt, lân chúc phúc, leo cột… Bên cạnh có ông Địa vui nhộn chạy quanh. Thông thường múa lân còn kèm theo cả biểu diễn võ thuật.
Đoạn văn trên thuyết minh về đối tượng nào? Văn bản cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không? Văn bản vận dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu? Đồng thời để cho sinh động, tác giả còn vận dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Hướng dẫn trả lời:
– Văn bản trên thuyết minh về tục múa lân mừng Tết
– Văn bản cung cấp tri thức khách quan về nguồn gốc ra đời, thời gian biểu diễn, cách thức tổ chức và hoạt động của hội múa lân
– Để sinh động, tác giả còn vận dụng yếu tố miêu tả:
+ Miêu tả hình dáng lân: Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân mình có các họa tiết đẹp
+ Biện pháp liệt kê: các hình thức múa lân (Múa lân sôi động với các động tác khỏe khoắn, bài bản: lân chào ra mắt, lân chúc phúc, leo cột… )
– Như vậy, để văn bản trở nên hấp dẫn, sinh động cần có các yếu tố như miêu tả, tự sự… các biện pháp nghệ thuật (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ…) bổ trợ
………………………..
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:
- Soạn Văn 9 (hay nhất)
- Soạn Văn 9 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 9 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 9
- Tác giả – Tác phẩm Văn 9
- Tài liệu Ngữ văn 9 phần Tiếng việt – Tập làm văn
- 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 9
- Giải vở bài tập Ngữ văn 9
- Đề thi Ngữ Văn 9 có đáp án
- Ôn thi vào lớp 10 môn Văn
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 9 tại khoahoc.vietjack.com
- Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án