Ở lứa tuổi này chúng ta vẫn thường gọi là lứa tuổi “Dở ông dở thằng” bởi ở lứa tuổi này sự phát triển tâm sinh lý là rất mạnh mẽ.Sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân đối. Ở lứa tuổi này, sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể trẻ, trong đó sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục thể hiện rất rõ nơi cơ thể các em. – Chiều cao của các em tăng lên một cách đột ngột, hằng năm có thể tăng từ 5 – 6 cm; Trọng lượng cơ thể hằng năm tăng từ 2,4 – 6 kg; tăng vòng ngực…là những yếu tố đặc biệt trong sự phát triển thể chất của trẻ. – Ở giai đoạn dưới 14 tuổi vẫn còn có các đốt sụn hoàn toàn giữa các đốt xương sống, nên cột sống dễ bị cong vẹo khi đứng ngồi không đúng tư thế. – Sự tăng khối lượng các bắp thịt và lực của cơ bắp diễn ra mạnh nhất vào cuối thời kì dậy thì khiến các em khỏe ra rõ rệt. Tuy nhiên, sự phát triển cơ của các em trai khác biệt nhất định báo hiệu sự hình thành ở các em những nét khác biệt về cơ thể : con trai cao lên, vai rộng ra, mọc râu, lông vùng kín, giọng nói ồ ồ khó nghe (vỡ tiếng); còn con gái hình thành những đường tròn trặn dần dần, nổi mụn, ngực phát triển, lông vùng kín xuất hiện, xương chậu rộng ra… Sự phát triển cơ thể diễn ra không cân đối làm cho các em lúng túng, vụng về, “lóng ngóng”. – Xương chân và tay chóng dài nhưng cơ phát triển chậm hơn và lồng ngực phát triển chậm, nên đầu tuổi thiếu niên thường có thân hình dài, hơi gầy và ít nhiều không cân đối. – Sự phát triển của hệ tim – mạch cũng không cân đối : thể tích tim tăng nhanh, hoạt động mạnh hơn nhưng đường kính phát triển chậm hơn. Điều này gây nên rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn máu. Hoạt động thần kinh cấp cao của tuổi thiếu niên cũng có những nét riêng biệt. – Ở tuổi thiếu niên, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đến thiếu niên không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được xúc động mạnh. Các em dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh, dễ làm liều… -Ở tuổi thiếu niên, phản xạ có điều kiện đối với những tín hiệu trực tiếp được hình thành nhanh hơn những phản xạ có điều kiện đối với những tín hiệu từ ngữ. Do vậy, ngôn ngữ của trẻ cũng thay đổi. Các em nói chậm hơn, hay “nhát gừng”, “cộc lốc”… Nhưng hiện tượng này chỉ tạm thời, khoảng 15 tuổi trở lên hiện tượng này cân đối hơn. Hiện tượng dậy thì (puberty) Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển cơ thể của thiếu niên. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động và cơ thể các em xuất hiện những dấu hiệu phụ khiến chúng ta nhận ra các em đang ở độ tuổi dậy thì. Biểu hiện bên ngoài chủ yếu của sự chín muồi của các cơ quan sinh dục ở các em trai là sự xuất tinh (mộng tinh), ở các em gái là hiện tượng thấy kinh (bắt đầu thời kỳ kinh nguyệt). Tuổi dậy thì của các em nữ thường vào khoảng 12 – 14 tuổi, các em nam bắt đầu và kết thúc chậm hơn các em gái khoảng 1,5 – 2 năm. Sự phát dục cùng với những chuyển biến trong sự phát triển cơ thể của thiếu niên có một ý nghĩa không nhỏ trong sự nảy sinh những cấu tạo tâm lý mới : Cảm giác về tính người lớn thực sự của mình ; có những cảm xúc và cảm giác về tình cảm giới tính mới lạ, quan tâm tới người khác giới. Dưới góc độ sinh học, tuổi dậy thì là thời kỳ trưởng thành sinh dục, nghĩa là bắt đầu có khả năng thụ thai, mang thai và sinh con. Ở bạn gái được thể hiện ở sự có kinh nguyệt lần đầu và ở bạn trai là sự phóng tinh lần đầu (mộng tinh). Vào tuổi này, ở bạn trai và bạn gái bắt đầu có sự trưởng thành của hóc môn sinh dục cũng như hệ cơ quan sinh dục và bắt đầu có khả năng thụ thai nếu có quan hệ tình dục. Những câu hỏi về giới tính thường được các em đặt ra: Sự sinh đẻ, kinh nguyệt (nữ) mộng tinh (nam) là gì…? Tại sao lại có em bé…? Thủ dâm…? (Tội hay không tội…) Chú ý người khác phái… Yêu là gì…? (chưa chín chắn… chỉ là cảm xúc chóng qua của tuổi mới lớn..) Khi nói đến tuổi dậy thì, các bạn trẻ cần quan tâm đến sự thay đổi về tâm sinh lý. Với những thay đổi này, các em cần có hiểu biết đầy đủ để tránh những sai lầm không đáng có làm ảnh hưởng đến việc phát triển về tinh thần, thể chất và bệnh tật có thể xảy đến. Nhất là sống đúng những gì mà Thiên Chúa và luật Hội Thánh dạy để tránh những hối tiếc về sau… Khi nói đến tuổi dậy thì, các bạn trẻ cần quan tâm đến sự thay đổi về tâm sinh lý. Với những thay đổi này, các em cần có hiểu biết đầy đủ để tránh những sai lầm không đáng có làm ảnh hưởng đến việc phát triển về tinh thần, thể chất và bệnh tật có thể xảy đến ĐẶC TÍNH TÂM LÝ CHUNG Lứa tuổi này được gọi là tuổi thiếu niên. Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển tự nhiên rất quan trọng trong đời người. Không qua giai đoạn này, con người không thể thoát ra khỏi tuổi trẻ để bước vào giai đoạn trưởng thành. Lứa tuổi này được coi là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. Để dạy giáo lý cho lứa tuổi này đạt hiệu qủa, chúng ta cần nắm bắt tâm lý của lứa tuổi này, hầu đưa ra những phương pháp giảng dạy thích ứng. Đặc tính tâm lý chung của lứa tuổi này là duy ngã (quy hướng về mình), tình cảm và mơ mộng. 1. Tư tưởng : – Có tính chủ quan : Chỉ đón nhận chân lý nếu thấy nó liên quan đến mình như đáp ứng ước vọng, giải đáp âu lo. – Mơ ước lý tưởng đẹp, dễ xa thực tế : điều mơ ước quan trọng hơn thực tế. Lứa tuổi này coi sự thật là cái lý tưởng đòi hỏi chứ không phải là cái đã xảy ra thật. Các em thường hướng về tương lai, ít chú trọng đến thực tế phũ phàng của đời sống. – Tư tưởng pha lẫn đam mê : dễ cảm phục những gì cao đẹp. Các vị anh hùng được lứa tuổi này thán phục, suy tôn. – Tư tưởng đượm tình cảm, quá tuyệt đối và hay thay đổi: điều gì hợp thì khen, điều không ưa thì chê. Có khi đang khen bỗng quay ra chê, đang phấn khởi đột nhiên thất vọng. – Hay phê bình, chống đối. Nhưng những phê phán của lứa tuổi này còn bị tình cảm chi phối. 2. Tình cảm : – Các em đang ở lứa tuổi dậy thì, nên đa cảm, mơ mộng. – Lo âu, khép kín thắc mắc nhiều về sinh lý nhưng không dám hỏi bố mẹ và người lớn vì sợ bị la rầy và chế diễu, còn hỏi bạn bè cùng tuổi thì bế tắc. Các em cũng lo âu về những khuyết tật trên cơ thể nên dễ buồn chán, tự cắt đứt thân mật với gia đình, còn gia đình lại nói các em vô ơn. – Tính tình thay đổi đột ngột, rất nhạy bén với những lời nói vô tình của người lớn. Một lời nói khó chịu có thể đưa đến những rối loạn tình cảm ghê gớm. Trái lại chỉ có một cái nhìn cũng đủ cho các em lứa tuổi này tìm được khích lệ, an ủi. 3. Nhân cách : – Các em đang ở độ tuổi giao thời: từ trẻ em trở thành người lớn, hay một lứa tuổi gọi là “một nửa trẻ con, một nửa người lớn”, nên rất dễ bất phục tùng và rất khó dạy. – Ngưỡng mộ gương anh hùng, thích thần tượng hóa những ai các em thích như cầu thủ bóng đá, tài tử điện ảnh, ca kịch, diễn viên, người mẫu…- Khao khát tự do, quảng đại, hy sinh, chân thành, bản lĩnh. – Các em bắt đầu nhận ra khả năng của trí tuệ có thể chi phối mọi sự. 4. Xã hội tính : – Thích độc lập, tự nguyện. – Thích được theo nhóm bạn, lập nhóm, nhập”băng”. – Muốn “nổi loạn”gây sự chú ý, chơi nổi, chơi trội, chơi “hàng độc”. – Thích đánh giá người lớn, so sánh giữa những lời nói và hành động cụ thể của người lớn. – Không thích sống loanh quanh trong khung cảnh gia đình, bóng dáng cha mẹ đâm ra quá quen thuộc và sẽ nhàm chán nếu cha mẹ quá khó chịu, các em muốn mở rộng tương giao với mọi người. 5. Hành động : – Muốn làm người lớn : qua việc bắt chước người lớn. – Không thích làm những việc quen thuộc và bình thường do người lớn giao cho. Ngược lại, trước một công việc thật sự mới lạ, hứa hẹn nhiều khó khăn và đòi hỏi trách nhiệm cao, thì các em lại thích thú và sẵn sàng đảm nhận. – Các em nam : thích biểu dương sức mạnh. – Các em nữ : hướng về nội tâm, nếu có hướng ngoại cũng là hướng ngoại trong tâm tưởng qua việc viết nhật ký, chép thơ, thích viết lưu bút, làm dáng… thích học thêu thùa, may vá; bắt đầu lo việc cơm nước, giặt giũ… – Hoạt động theo nhóm, hăng say với công việc hợp sở thích. Chính vì vậy các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi này cần chú ý hơn về cách cư xử, xử lý của các con nhà mình để còn biết nói chuyện và tâm sự với con, khuyên bảo để các con để các con sau này sẽ trở thành người tốt và giúp ích cho Xã Hội.