Cấu tạo của Hạt nhân nguyên tử là gì?
Từ các kết quả thực nghiệm, các nhà khoa học đã chỉ ra thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm có hạt nhân và lớp vỏ Electron. Trong đó, hạt nhân nằm ở trung tâm nguyên tử, gồm các hạt proton và nơtron. Về cơ bản, hạt nhân nguyên tử có kích thước nằm trong vùng giới hạn bởi bán kính 10-15 m, được cấu tạo từ 2 thành phần sau:
- Proton: là loại hạt mang điện tích +1, khối lượng là 1.67262158 × 10^27 kg (938.278 MeV/c²). Proton tự do có thời gian sống rất lớn, gần như là bền vĩnh cửu. Tuy nhiên quan điểm này vẫn còn đặt ra nhiều hoài nghi trong vật lý hiện đại.
- Neutron: là loại hạt không mang điện tích, khối lượng là 1.67492716 × 10^-27 kg (939.571 MeV/c²), tức là lớn hơn khối lượng của proton một ít. Neutron tự do có thời gian sống từ 10 đến 15 phút và sau đó nhanh chóng phân rã thành một proton, một điện tử (e) và một phản nơtrino.
Số đơn vị điện tích hạt nhận Z = Số proton = Số electron
Số khối là tổng số hạt proton và tổng hạt nơtron của hạt nhân A = Z + N
Xem thêm >>> Axit là gì? Khái niệm, ứng dụng của các loại axit phổ biến?
Đặc điểm của Proton và notron
Proton được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử, cư trú cùng với neutron. chúng thuộc nhóm nucleon.
Proton được phát hiện lần đầu bởi Ernest Rutherford, người đã tuyên bố rằng phần lớn không gian của nguyên tử là rỗng và khối lượng chỉ tập trung ở một khu vực dày đặc nhỏ trong nguyên tử gọi là hạt nhân. Proton tích điện dương. Điện tích của 1 proton bằng điện tích của electron và vì thế, có thể được biểu thị bằng 1e. (1e = 1.602 * 10^-19 C). Hạt nhân nguyên tử vẫn mang điện tích dương do sự có mặt của các proton.
Tính chất: Proton không tham gia vào các phản ứng hóa học mà chúng chỉ tiếp xúc với các phản ứng hạt nhân.
Proton trong bảng tuần hoàn là gì?
-Proton ký hiệu là p hay p+: nghĩa là “đầu tiên”
-Proton có mang điện không? Câu trả lời là proton mang điện tích dương (+) mà cụ thể là + 1,602.10 C 1+ (đơn vị điện tích)
-Proton là 1 loại hạt tổ hợp, hạt hạ nguyên tử và chính là 1 trong 2 loại hạt chính cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử (còn lại là hạt neutron). Bản thân 1 hạt proton được cấu thành từ 3 hạt quark nhỏ hơn (1 quark xuống và 2 quark lên)
-Số proton trong nguyên tử của 1 nguyên tố bằng đúng số điện tích hạt nhân của nguyên tố đó và được lấy làm cơ sở để xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Khối lượng = 1,6726.10 (kg) ≈ 1u Nơtron nặng hơn một so với proton không đáng kể.
Cách tính số proton
1. Chuẩn bị Bảng tuần hoàn hóa học
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là một bảng sắp xếp các nguyên tố theo cấu trúc hạt nhân nguyên tử của chúng. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được phân chia, sắp xếp theo màu sắc và có ký hiệu hóa học rút gọn từ 1-3 chữ cái. Các thông tin khác về nguyên tố có trong bảng tuần hoàn là khối lượng nguyên tử và số hiệu nguyên tử.
- Bảng tuần hoàn có trong sách giáo khoa, bạn cũng có thể tìm kiếm trên mạng hoặc mua ở hiệu sách.
- Trong bài kiểm tra, giáo viên có thể cung cấp sẵn bảng tuần hoàn.
2.Xác định vị trí nguyên tố bạn muốn tìm kiếm trong bảng tuần hoàn
Bảng tuần hoàn sắp xếp logic các nguyên tố theo số hiệu nguyên tử và chia chúng thành 3 nhóm chính: kim loại, phi kim và á kim. Ngoài ra còn có các nhóm kim loại kiềm, khí hiếm và halogen.
- Sử dụng nhóm (cột) hoặc theo chu kỳ (hàng) để xác định vị trí của nguyên tố muốn tìm hiểu trong bảng tuần hoàn.
- Bạn cũng có thể tìm nguyên tố hóa học theo ký hiệu hóa học của chúng nếu bạn không biết thêm thông tin gì về nguyên tố đó
3.Xác định vị trí nguyên tố dựa vào số hiệu nguyên tử
Số hiệu nguyên tử thường nằm ở góc trên bên trái ký hiệu hóa học của nguyên tố. Số hiệu nguyên tử cho biết thông tin về số proton cấu thành một nguyên tử của nguyên tố đó
- Ví dụ, Bo (B) có số hiệu nguyên tử là 5, tức là nguyên tử của nguyên tố Bo này có 5 proton.
4.Xác định số electron
Proton là hạt tích điện dương (+) nằm trong hạt nhân. Electron là hạt tích điện âm (-). Vì thế, một nguyên tố ở trạng thái trung hòa về điện tích sẽ có số proton = số electron
- Ví dụ, Bo (B) có số hiệu nguyên tử là 5, tức là nguyên tử của nguyên tố Bo này có 5 proton và 5 electron.
- Tuy nhiên, nếu nguyên tố có 1 ion dương hoặc 1 ion âm thì số proton và số electron lúc này sẽ không bằng nhau. Khi đó, bạn cần thực hiện các tính toán cần thiết để xác định được số lượng các loại hạt..
Sự khác biệt chính giữa Electron, Proton và notron
Electron, Proton và neutron thường được gọi là các hạt nguyên tử phụ. Chúng là những thành phần thiết yếu để tạo nên một nguyên tử. Mỗi nguyên tử có số lượng hạt proton, neutron và electron khác nhau. Và đó là cách các nguyên tử giữ gìn bản sắc và tính độc đáo riêng của chúng. Mỗi hạt này khác nhau trong khối lượng của chúng. Ngoài ra, vai trò của từng hạt nguyên tử phụ cũng khá khác nhau.
Sự khác biệt chính giữa Proton, notron và Electron có thể được tìm ra trong điện tích của chúng. Các proton tích điện dương (+), notron trung tính trong khi đó các electron tích điện âm (-).
Như vậy là bài viết đã giải đáp thắc mắc proton là gì, mang điện tích âm hay dương, Proton, notron và Electron khác nhau ở điểm gì,…Trong những bài viết tới, chúng tôi sẽ đi sâu hơn về phần kiến thức hạt nhân nguyên tử này.