Quy trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Quy trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm các bước dạy học các phân môn như: Đọc hiểu, Chính tả, Luyện từ và câu, Luyện viết đoạn, Đọc mở rộng trong bộ môn Tiếng Việt. Từ đó các thầy cô dễ dàng hơn trong quá trình giảng dạy cho học sinh và nắm được các trình tự dạy học đúng theo chuẩn của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.

Quy trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 2

TIẾT 1&2

ĐỌC

1. Khởi động

GV có thể sử̉ dụng nhiều hình thức đa dạng để hoạt động khởi động sát với nội dung VB đọc và khơi gợi được hứng thú của HS.

+ HS quan sát tranh, nghe một bài hát hoặc xem một video clip có nội dung liên quan đến chủ đề của VB.

+ HS trả lời câu hỏi hoặc chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về những gì được quan sát, được nghe, được xem.

+ GV nêu một vấn đề có liên quan đến nội dung của VB để các em suy nghĩ, trao đổi, thảo luậ̂n và trình bày trong nhóm và trước lớp.

2. Đọc văn bản

– GV hướng dẫn cả lớp

+ GV giới thiệu, gợi mở về nội dung bài đọc. (Cần lưu ý là chỉ đưa ra một vài chi tiết ban đầu, khơi gợi hứng thú của HS, chứ không tóm tắt nội dung VB.)

+ GV đọc mẫu toàn bài đọc. HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu.

+ GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đọc đối với các em.

+ GV hướng dẫn HS luyện đọc những câu dài.

+ GV chia VB thành các đoạn.

– HS luyện đọc theo nhóm:

+ HS đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm cho đến hết bài.

+ GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn khi đọc bài, khen ngợi nhưng HS đọc tiến bộ.

+ GV gọi 1 – 2 HS đọc lời giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB.

– GV gọi 1 HS đọc lại toàn bộ VB.

3. Trả lời câu hỏi

* Để trả lời các câu hỏi, GV tổ chức cho HS làm việc theo nhiều hình thức: làm việc cá nhân, làm việc nhóm, làm việc chung cả lớp.

– HS làm việc cá nhân và nhóm:

+ Từng em tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi nhóm thống nhất đáp án.

+ GV gọi 2 – 3 HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhậ̂n xét.

– Hình thức làm việc chung cả lớp:

+ Một HS đọc to câu hỏi, cả lớp đọc thầm. (GV có thể nhắ́c HS đọc lại đoạn văn có liên quan và tìm câu trả lời.)

+ GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhậ̂n xét, chốt đáp án.

* Lưu ý:

– Sau khi chốt câu trả lời, tuỳ theo đối tượng HS, GV có thể mở rộng câu hỏi liên hệ thực tế. Chẳng hạn: “Trong câu chuyện Tớ nhớ cậu, kiến và sóc viết thư cho nhau để thể hiện tình bạn thân thiết. Còn các em, em thường làm gì để thể hiện tình bạn thân thiết của mình?”.

– Trong khi HS làm việc nhóm, GV cần theo dõi các nhóm, hỗ trợ những HS gặp khó khăn trong nhóm.

4. Luyện tập sau bài đọc

* Đây là hoạt động tiếp nối Trả lời câu hỏi, giúp HS được luyện tậ̂p từ, luyện câu và phát triển kĩ năng sử̉ dụng nghi thức lời nói.

+ HS thảo luậ̂n nhóm và thực hành đóng vai (nếu nội dung luyện tậ̂p là thực hành nghi thức lời nói) hoặc trình bày kết quả làm bài tậ̂p trong nhóm hoặc trước lớp (nếu nội dung luyện tậ̂p là luyện từ và câu).

– Sau phần Luyện tập, GV cho một HS đọc lại toàn VB, cả lớp đọc thầm theo.

* TẬP VIẾT

1. Viết chữ hoa

– GV giới thiệu mẫu chữ và hướng dẫn HS:

  • Quan sát mẫu chữ: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ hoa.
  • Quan sát GV viết mẫu trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết từng chữ hoa trên màn hình, nếu có).

– HS tập viết chữ hoa (trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn.

– GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.

– HS viết chữ hoa vào vở Tập viết 2.

– HS góp ý cho nhau theo nhóm đôi.

2. Viết ứng dụng

– GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS.

– HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có).

– GV hướng dẫn viết chữ hoa đầu câu, cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, vị trí đặt dấu chấm cuối câu.

– HS viết vào vở Tập viết 2.

– HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo nhóm.

– GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi

các em.

* VIẾT CHÍNH TẢ

1. Nghe – viết

– GV nêu yêu cầu nghe – viết.

– GV đọc cho HS nghe 1 lần đoạn văn sẽ viết chính tả.

– GV mời 1 – 2HS đọc lại đoạn văn trước lớp.

– GV hướng dẫn HS:

Quan sát những dấu câu có trong đoạn văn sẽ viết (có thể cho HS nhìn trong SGK hoặc GV chiếu đoạn văn trên màn hình), giúp các em biết nêu tên các dấu câu: dấu phẩy (2 lần xuất hiện), dấu chấm (5 lần xuất hiện),…

Viết hoa tên bài, viết hoa chữ đầu câu, viết hoa các chữ sau dấu chấm.

+ Viết những tiếng khó hoặc những tiếng dễ viết sai lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

– GV đọc tên bài, đọc từng cụm từ hoặc câu ngắn cho HS viết vào vở.

– GV đọc lại đoạn văn cho HS soát lại bài viết. Sau đó, HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo nhóm.

– GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.

2. Hoàn thành bài tập chính tả

– Thông thường ở phần này có 2 bài tập chính tả: một bài tập chính tả chung, thường liên quan đến các lỗi chính tả do đặc điểm của chữ Quốc ngữ, HS các vùng miền đều có khả năng mắc lỗi; một bài tập chính tả lựa chọn (chọn bài tập a hoặc b), có liên quan đếm đặc điểm ngữ âm của các phương ngữ, tuỳ vào vùng miền mà GV lựa chọn cho phù hợp. Tuy vậy, nếu có thời gian thì GV vẫn có thể cho HS làm tất cả các bài tập chính tả, không nhất thiết phải lựa chọn.

– Để triển khai dạy học phần này, GV có thể tổ chức nhiều hoạt động đa dạng, chẳng hạn, GV cho HS làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm, sau đó cá nhân hoặc đại diện nhóm trình bày kết quả làm bài tập trước lớp. GV có thể tổ chức hoạt động học tập này dưới hình thức chơi trò chơi.

– Để giới thiệu nội dung bài tập, GV có thể trình chiếu bài tập, 1 HS đọc yêu cầu. Sau khi HS hoàn thành bài tập, GV cho cả lớp nhận xét. GV chữa bài tập và chốt đáp án đúng.

QUY TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG VIỆT 2

LUYỆN VIẾT ĐOẠN

1. Hoạt động mở đầu:

– GV lựa chọn nhiều hình thức như tổ chức trò chơi, hát…

– GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

* Hoạt động 1: Hoạt động nói

– GV gọi HS đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm.

– Bài yêu cầu làm gì? 1-2 HS trả lời.

– GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, làm việc nhóm, trả lời câu hỏi.

– GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

– Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

– GV và HS chốt lại kết quả.

– Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết đoạn theo yêu cầu của đề bài

Có thể tham khảo các bước sau:

  • HS làm việc chung cả lớp: 1 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm; GV mời 2 – 3HS hỏi đáp cùng GV theo từng câu hỏi gợi ý.
  • HS hoạt động nhóm, cùng nói về nội dung chuẩn bị viết.
  • HS làm việc cá nhân: Từng HS viết đoạn văn vào vở. Viết xong, đổi bài cho bạn cùng soát và sửa lỗi diễn đạt.
  • HS làm việc chung cả lớp: Một số HS đọc bài trước lớp. HS nghe nhận xét của thầy cô và các bạn.

* Lưu ý: GV định hướng cho HS cách nhận xét bài của bạn (Cách dùng từ, hình thức viết, …)

– GV thu bài làm của HS để chấm, đánh giá kết quả.

– Soi bài của HS, nhận xét

3. Củng cố, dặn dò:

– Hôm nay em học bài gì?

– GV nhận xét giờ học.

ĐỌC MỞ RỘNG

1. Hoạt động mở đầu:

– GV kiểm tra nhiệm vụ đã giao HS tìm đọc các VB ở tủ sách của lớp, mượn của thư viện trường hoặc tìm kiếm ở hiệu sách và từ các nguồn khác theo gợi ý trong SHS ở các tiết học tuần trước.

– GV dẫn dắt, giới thiệu vào bài học.

2. Hoạt động đọc mở rộng

Bài 1.

– Gọi HS đọc YC, 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.

– Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện HS đã chuẩn bị.

– Tổ chức cho HS đọc trong nhóm 4 với những nội dung HS đã chuẩn bị.

– GV định hướng cho HS viết nội dung quan trọng, thú vị ra giấy hoặc vở.

– GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

– Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.

Bài 2:

– Gọi HS đọc yêu cầu

– Cho HS quan sát tranh minh họa. Tranh vẽ gì? /HS trả lời.

– Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp về nội dung đã tìm đọc.

– GV hỏi mở rộng:

? Vì sao em chọn đọc bài này?

? Em thích nhất điều gì ở bài này? Vì sao?

? Qua câu chuyện hay bài thơ vừa rồi em có rút ra được bài học gì?…..

– Nhận xét, chữa cách diễn đạt. Động viên, khen ngợi.

3. Củng cố, dặn dò:

– Hôm nay em học bài gì?

– GV nhận xét giờ học.

– Giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc các VB ở tủ sách của lớp, mượn của thư viện trường hoặc tìm kiếm ở hiệu sách và từ các nguồn khác theo gợi ý của tiết đọc mở rộng lần sau.

* Lưu ý:

– GV cần khuyến khích HS xây dựng tủ sách của lớp ngay từ đầu năm học, hướng dẫn cho HS cách tìm sách ở thư viện của trường và hiệu sách.

– GV cần chuẩn bị một số VB tương tự VB HS cần tìm đọc để có thể giới thiệu thêm cho HS hoặc hỗ trợ cho những em có khó khăn trong việc tìm VB.

Trên đây Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn Quy trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống mới năm học 2021-2022. Từ đó giáo viên dễ dàng và thuận tiện hơn trong quá trình dạy học.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu .