Rạch và khâu tầng sinh môn khi sinh thường | Vinmec

Bạn có thể bị đau sau khi rạch tầng sinh môn. Thỉnh thoảng, một số vấn đề có thể xảy ra với vết khâu tầng sinh môn như vết khâu tầng sinh môn bị hở, bị rách, đứt chỉ vết khâu tầng sinh môn, vết khâu bị mưng mủ, bị ngứa…

Vì vậy, việc chăm sóc đúng vết khâu tầng sinh môn sau sinh là kiến thức mọi phụ nữ cần biết để tránh nhiễm trùng và tăng tốc độ chữa lành các cơ trực tràng và vùng chậu. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn giảm đau và nhanh lành vết khâu hiệu quả:

  • Vết khâu tầng sinh môn có thể bị đau nhiều, do vậy bạn có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm viêm sưng. Bạn có thể ngồi vào bồn nước lạnh, sau đó lau khô vết khâu với khăn sạch.
  • Thuốc giảm đau là biện pháp hiệu quả với bạn. Bạn có thể yêu cầu bác sĩ để được kê thuốc giảm đau mà không ảnh hưởng đến sữa mẹ.
  • Nếu bị đau khi ngồi, bạn nên ngồi trên đệm hơi có thể điều chỉnh được sự căng phồng để giúp bạn thoải mái hơn.
  • Nhiều người sẽ thấy đau khi quan hệ trong vài tháng đầu. Nếu rơi vào tình huống này, bạn nên nói với chồng và chờ đợi cho đến khi vết khâu rạch tầng sinh môn lành hoàn toàn.
  • Giữ vết khâu sạch sẽ và khô ráo theo lời khuyên của bác sĩ, đặc biệt là sau khi tiểu tiện. Nếu việc đại tiện khiến bạn đau nhiều, bạn nên dùng thuốc làm mềm phân trước.
  • Giữ vùng vết khâu khô ráo và sạch sẽ. Bạn nên rửa vùng này nhanh bằng vòi sen và lau khô nhẹ nhàng. Không nên thụt rửa, dùng tampon hay quan hệ tình dục cho đến khi bác sĩ cho phép. Bạn cũng có thể hạn chế vận động mạnh để tránh gây tổn hại cho vết thương.
  • Lau vùng này cẩn thận từ trước ra sau để giảm nguy cơ nhiễm trùng từ hậu môn.
  • Bạn nên ăn chế độ dinh dưỡng, uống nhiều nước như thường trừ khi bác sĩ cho bạn lời khuyên khác; nghỉ ngơi nhiều hơn và chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng.
  • Tập bài tập sàn chậu thường xuyên hơn để giúp máu lưu thông và thúc đẩy lành vết thương.
  • Thay đổi băng vệ sinh thường xuyên và đảm bảo không làm tổn thương đến vết khâu.
  • Điều quan trọng là bạn cần nghỉ ngơi để vết thương nhanh lành. Bạn có thể di chuyển xung quanh nhà để tăng lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn và giúp vết khâu mau lành hơn.

Rách tầng sinh môn khi sinh không chỉ khiến sản phụ đau đớn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Để quá trình vượt cạn trở nên nhẹ nhàng hơn, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có các phương pháp “Đẻ không đau” – giúp mẹ vượt cạn nhẹ nhàng, con khỏe mạnh.