Sót lại và xót lại là cặp từ mà không ít người Việt vẫn mắc phải lỗi dùng sai chính tả, nhất là trong văn viết. Mặc dù về mặt ý nghĩa, người đọc và người nghe vẫn hiểu nghĩa mà người nói muốn diễn đạt. Tuy nhiên, nếu không dùng đúng chính tả trong văn viết sẽ gây ra nhiều rắc rối không đáng có, nhất là trong các văn bản, giấy tờ quan trọng.
Vậy sót lại hay xót lại mới là từ đúng chính tả tiếng Việt? Bạn hãy cùng Zicxa.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Sót lại là gì?
Sót lại là hành động cố ý hoặc vô ý làm một việc, một vật nào đó không hết, mà còn lại một phần nào đó
Để biết sót lại có nghĩa hay không, trước tiên chúng ta cùng phân tích từng từ riêng biệt nhé:
Từ “sót” được định nghĩa trong từ điển tiếng Việt là “không hết tất cả, mà còn lại hoặc thiếu đi một số, một phần nào đó, do sơ ý hoặc quên”.
Ví dụ: còn sót mấy khoản chưa tính toán, chẳng để sót một ai trong danh sách, đọc không sót một chữ nào,…
Từ “lại” có thể hiểu là còn lại, nghĩa là phần có được sau khi đã lấy đi (danh từ) hoặc làm cho một thứ chỉ còn lại một phần sau khi đã lấy đi (động từ).
Khi ghép hai từ này với nhau ta được từ sót lại có nghĩa là hành động cố ý hoặc vô ý làm một việc, một vật nào đó không hết, mà còn lại một phần nào đó.
Ví dụ: Tác hại của khói thuốc còn sót lại sau khi hút, khoảng 800 nghìn tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh, còn sót lại mấy quyển sách chưa cất lên giá,…
2. Xót lại là gì?
Xót lại là từ không có nghĩa
Tương tự, để biết xót lại có phải từ đúng chính tả hay không, chúng ta sẽ đi phân tích từng từ riêng biệt nhé:
Từ “xót” được định nghĩa trong từ điển tiếng Việt là:
- (1) có cảm giác đau rát như khi vết thương bị xát muối (ví dụ: mắt đau nên tra thuốc vào thấy xót)
- (2) thương thấm thía (ví dụ: của đau con xót)
- (3) tiếc lắm (ví dụ: xót công xót của, mất tiền ai mà chả xót)
Từ “lại” có thể hiểu là còn lại, nghĩa là phần có được sau khi đã lấy đi (danh từ) hoặc làm cho một thứ chỉ còn lại một phần sau khi đã lấy đi (động từ).
Như vậy, khi ghép hai từ này với nhau ta được từ “xót lại” hoàn toàn không có nghĩa. Vì thế đây là từ sai chính tả và chúng ta không nên sử dụng từ này.
3. Vậy sót lại hay xót lại là từ đúng chính tả?
Sót lại mới là từ đúng chính tả
Qua phần phân tích trên, chúng ta có thể đưa ra kết luận là: “sót lại” là từ đúng chính tả, còn “xót lại” là từ sai chính tả và chúng ta không nên sử dụng.
4. Nguyên nhân dẫn đến dùng sai lỗi chính tả sót lại và xót lại
Phát âm sai dẫn đến viết sai chính tả
“Xót lại” là từ biến thể của từ “sót lại” do nhiều người không phân biệt được giữa âm “s” và “x”. Đây cũng là một trong những lỗi chính tả phổ biến thường gặp của một bộ phận người Việt.
Cụ thể, nhiều người khi phát âm thì không phân biệt rõ ràng “s” và “x”, thậm chí nhiều nơi còn phát âm cả hai âm đều giống nhau, đều phát âm là “x”. Khi giao tiếp thì mọi người thường chỉ để ý đến nghĩa của câu nói mà không chú ý đến chính tả. Nhưng khi viết thì không biết mình đang phát âm “s” hay “x” nên dẫn đến dùng sai chính tả.
Ngoài ra, còn có rất nhiều trường hợp dùng sai lỗi chính tả khi liên quan đến cách dùng “s” và “x”, chẳng hạn như: sai sót hay sai xót, đề suất hay đề xuất, xịn sò hay sịn sò, thiếu xót hay thiếu sót,…
5. Cách khắc phục lỗi dùng sai chính tả sót lại và xót lại
Sử dụng từ điển giúp bạn dễ dàng tra cứu được từ đúng và trau dồi thêm từ mới
Việc dùng từ đúng chính tả có một vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân và cả cộng đồng xã hội. Việc dùng từ sai chính tả không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp mà còn làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Dưới đây là một số biện pháp đơn giản giúp bạn khắc phục việc dùng sai lỗi chính tả hiệu quả, bạn hãy tham khảo nhé!
1. Sử dụng từ điển
Sử dụng từ điển không chỉ giúp bạn có thể tra cứu những từ ngữ mà mình còn phân vân đúng sai mà còn có thể trau dồi thêm nhiều từ mới để có thể sử dụng đúng ngữ cảnh.
Nếu bạn đã sở hữu trong tay một cuốn từ điển tiếng Việt chính thống thì đó là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định tra từ điển online thì cần lựa chọn những trang uy tín để tránh “sai lại càng sai” nhé!
2. Đọc sách
Đọc sách mang lại rất nhiều lợi ích và một trong số đó là giúp bạn trau dồi vốn từ cũng như cách dùng từ. Nếu bạn đọc càng nhiều sách thì vốn từ của bạn sẽ ngày càng mở rộng và việc dùng từ sai chính tả sẽ được hạn chế.
Hơn nữa, hiện nay bạn có thể dễ dàng mua được sách online mà không phải đến tận nhà sách. Do đó, hãy tạo lập và duy trì thói quen đọc sách để nâng cao vốn từ của mình nhé!
Lời kết
Tóm lại, sót lại mới là từ đúng chính tả, còn xót lại là từ sai chính tả. Bạn hãy ghi nhớ để không dùng sai chính tả trong tương lai nữa nhé. Bạn cũng đừng quên thường xuyên đọc sách, luyện viết và phát âm để mở rộng vốn từ và hạn chế việc dùng sai lỗi chính tả! Hy vọng bài viết này có thể mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.