Giáo dục văn hóa truyền thống cho trẻ mầm non trong bối cảnh cách mạng 4.0 – Tài liệu text

<span class=’text_page_counter’>(1)</span><div class=’page_container’ data-page=1>

giáo dụC vĂn hoá truyền thỐng Cho trẺ mẦm non

trong BỐi CẢnh CáCh mẠng 4.0

TS. Nguyễn Thanh Tâm1

<b>Tóm tắt: Trẻ mầm non đã và đang lớn lên trong một môi trường khác biệt so với </b>thế hệ cha ông. Thời đại 4.0 cho trẻ cơ hội thụ hưởng những giá trị mới nhưng cũng đồng thời đặt ra nhiều quan ngại với những người làm văn hoá, giáo dục. Tâm hồn trẻ trở nên xơ cứng, nghèo nàn; đặc biệt là mối dây liên hệ với văn hoá truyền thống rất lỏng lẻo. Bài toán cơ bản của giáo dục mầm non hiện nay là trên nền tảng khoa học kĩ thuật hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để đào tạo, giáo dục thế hệ mới sao cho vừa hiện đại vừa giữ được cội gốc văn hoá dân tộc. Đáng tiếc, vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức. Bài báo này sẽ đưa ra những định hướng giáo dục văn hoá truyền thống cho trẻ mầm non trong bối cảnh cách mạng 4.0 theo hướng tiếp cận liên ngành.

<i><b>Từ khoá: cách mạng 4.0, giáo dục, văn hoá truyền thống, trẻ mầm non</b></i><b>Đặt vấn đề</b>

</div><span class=’text_page_counter’>(2)</span><div class=’page_container’ data-page=2>

thống cho trẻ ngay từ bậc mầm non là vô cùng cần thiết. Và một khi xu hướng liên ngành đang trở thành xu hướng nghiên cứu tất yếu, nội dung giáo dục này cần được định hướng thực hiện trong sự phối kết hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau. Đấy cũng chính là nội dung mà bài viết quan tâm giải quyết.

<b>Kết quả nghiên cứu</b>

<b>1. Giáo dục văn hóa truyền thống cho trẻ mầm non – nhiệm vụ cấp thiết của </b><b>giáo dục Việt Nam hiện nay</b>

Trong cách hiểu của các nhà nghiên cứu, văn hóa truyền thống là một khái niệm có tính mở, bao gồm những giá trị vật chất lẫn tinh thần mà thế hệ cha ông tạo ra và chuyển di cho thế hệ sau. Đó là những đặc điểm, kinh nghiệm, phong tục, sản phẩm tinh thần… của một tập thể, cộng đồng ở một vùng đất nhất định, có khả năng phân biệt với dân tộc khác. Giáo dục văn hóa truyền thống là nội dung quan trọng trong sự phát triển của thế hệ trẻ với nhiệm vụ kết nối trẻ với nguồn cội. Thực tế, bất kỳ sự phát triển nào không dựa trên truyền thống và giá trị của truyền thống đều thất bại. Văn hóa là di sản hiếm hoi được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Con người đã tạo ra, định hình và bảo tồn chúng như là sự tích lũy văn hóa vật chất và phi vật chất qua nhiều thế hệ. Q trình bảo tồn văn hóa sẽ gắn với nhận thức. Do đó, giáo dục văn hóa truyền thống trở thành một phần khơng thể thiếu của q trình dạy học.

</div><span class=’text_page_counter’>(3)</span><div class=’page_container’ data-page=3>

Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế<b>CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xun ngành</b>506

Trước tình hình đó, thời gian qua nội dung này đã được đối diện một cách nghiêm túc với những định hướng cụ thể và khả thi. Giáo dục văn hố truyền thống khơng cịn là một nội dung mang tính tự phát. Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành trung ương Đảng khố XI về “Đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đạo hố trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế”, Nghị quyết số 33 – NQ/TW ngày 9/6/2014 của Hội nghị trung ương 9 khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Công văn số 73/HD-BGDĐT – BVHTTDL của Bộ GD & ĐT, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về hướng dẫn sử dụng di sản văn hố trong dạy học ở trường phổ thơng, trung tâm giáo dục thường xuyên, Quyết định số 2161/QĐ – BGD ĐT ngày 26/6/2017 ban hành kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030… đều đề cập đến nhiệm vụ giáo dục văn hóa truyền thống. Bên cạnh việc hướng đến hình thành và hồn thiện các năng lực, kỹ năng, thái độ phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0, giáo dục Việt Nam không quên nhiệm vụ tơn vinh, khắc sâu các giá trị văn hố truyền thống. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nền tảng ban đầu của nhân cách, lý tưởng sẽ được hình thành từ giai đoạn này. Nếu tìm được cách thức phù hợp để cụ thể hoá những mục tiêu, nhiệm vụ đã được nhắc đến trong những văn bản pháp lý trên, chúng ta có quyền hi vọng về những thế hệ chủ nhân tương lai có đầy đủ phẩm chất của công dân thời đại công nghệ số nhưng vẫn gắn bó và yêu thương nguồn cội.

<b>2. Xây dựng mơi trường đa văn hố trong trường mầm non</b>

</div><span class=’text_page_counter’>(4)</span><div class=’page_container’ data-page=4>

trình tạo điều kiện cho trẻ phát triển liên tục, chương trình đảm bảo đáp ứng với sự đa dạng của các vùng miền và các đối tượng trẻ. Trong ba quan điểm ấy, quan điểm thứ ba gợi mở mối “ràng buộc” tất yếu giữa giáo dục mầm non với văn hoá truyền thống xét ở phạm vi hẹp là văn hoá địa phương. Tinh thần của quan điểm này là chỉ xem chương trình được xây dựng là chương trình khung, là nơi phác thảo những nội dung cơ bản, cốt lõi. Tính chất mở, linh hoạt, mềm dẻo của chương trình giúp giáo viên có thể chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục, thiết kế môi trường phù hợp với thực tế địa phương, vùng miền và phù hợp với kinh nghiệm sống, khả năng của trẻ. Đây là một định hướng đúng đắn giúp trẻ mầm non có cơ hội tiếp xúc với văn hóa địa phương nói riêng, văn hố truyền thống của dân tộc nói chung. Để làm được điều đó, giáo viên bậc học này phải từ những hiểu biết về văn hoá truyền thống và dựa trên nền tảng văn hoá địa phương để xây dựng khu vực vui chơi, hoạt động cho trẻ, sao cho vừa kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo vừa tạo sự kết nối với di sản. Giáo viên cũng nên thâm nhập vào đời sống văn hố truyền thống để tìm kiếm trong đó những sản phẩm có tiềm năng chuyển hố thành học cụ hỗ trợ cho q trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Những hình ảnh gợi nhớ đến những sinh hoạt đời thường, phong tục tập quán, sự kiện lịch sử… của người dân bản địa có thể trở thành một chi tiết trong bức tranh trang trí tổng thể của trường mầm non. Bên cạnh đó, việc xây dựng mơi trường văn hố truyền thống cũng đến từ trang phục, lời ăn tiếng nói, cách giao tiếp ứng xử của chính giáo viên với giáo viên, giáo viên với trẻ, giáo viên với phụ huynh. Chúng ta không chăm chăm bao bọc trẻ trong vùng “khí hậu” văn hoá địa phương nhưng những cách thức như thế là cần thiết để bước đầu cho trẻ có những hình dung sơ đẳng về văn hóa quê hương, dân tộc những thời kì đã qua. Các trường mầm non rất cần các dự án tài trợ để làm tốt nội dung xây dựng mơi trường văn hố truyền thống trong trường học, đặc biệt là khi những dự án ấy có sự bắt tay giữa các chuyên gia nghiên cứu văn hố, chun gia tâm lí, các nhà mĩ thuật, kiến trúc…

<b>3. Khai thác ngữ liệu văn hoá truyền thống địa phương trong q trình chăm </b><b>sóc và giáo dục trẻ mầm non</b>

</div><span class=’text_page_counter’>(5)</span><div class=’page_container’ data-page=5>

Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế<b>CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xun ngành</b>508

cơng nhận là bình đẳng về giá trị như quan điểm của Gardner thì giáo dục khơng được phép chỉ coi trọng trí thơng minh ngơn ngữ hay trí thơng minh tốn học như lâu nay thường thấy. Giáo viên mầm non phải đặt tám dạng trí khơn ngang hàng nhau, phải cung cấp cho trẻ kiến thức của nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, giáo viên phải quan sát, lắng nghe để hiểu “cấu trúc trí tuệ” của trẻ và sử dụng cách thức tổ chức hoạt động phù hợp, có thể khai thác khả năng riêng của từng trẻ, giúp trẻ thể hiện năng lực của bản thân, từ đấy làm cho khơng khí của lớp học trở nên vui vẻ, hứng thú. Nói như Gardner, trong giáo dục cần phát huy tinh thần tôn trọng khả năng và tiềm năng riêng của học sinh thay vì coi giáo dục là quá trình làm biến đổi nhận thức của học sinh theo hướng giỏi tồn diện (phải giỏi cả văn lẫn tốn…) sẽ khiến trường học trở nên nơi chất chứa đau khổ và bạo lực cho trẻ em….

Tiếp thu tinh thần của thuyết trí thơng minh đa dạng, việc phong phú hố hệ thống ngữ liệu văn hoá địa phương trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ theo hướng liên ngành là điều cần thiết. Trong thực tế, mỗi một đứa trẻ có những tiềm năng và sở thích riêng. Có trẻ hứng thú với Âm nhạc, có trẻ thì đam mê vận động, có trẻ phấn chấn khi được nghe đọc thơ kể chuyện… Giáo dục văn hoá truyền thống cho trẻ địi hỏi giáo viên có những kiến thức cơ bản về các phương diện cấu thành văn hố, biết cách lựa chọn trong mênh mơng di sản văn hố những đơn vị, thành tố, sản phẩm… có sự thích ứng nhất định với “cấu trúc trí tuệ” của trẻ để đưa vào quá trình tổ chức hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, trước khi vận dụng quan điểm liên ngành để lựa chọn ngữ liệu dạy học, giáo viên mầm non cần nhận thức được vấn đề cốt lõi của giáo dục văn hóa là hình thành, khơi dậy lịng u nước, nhân nghĩa, đồn kết trong các thế hệ người học. Đấy là định hướng quan trọng đảm bảo tính nhân văn của q trình tổ chức hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ.

<i>Trong hệ thống chủ đề ở trường mầm non, Quê hương – Đất nước – Bác Hồ là </i>chủ đề có không gian rộng lớn nhất để ý tưởng giáo dục văn hoá truyền thống theo hướng liên ngành được thực hiện. Với chủ đề này, giáo viên có thể xây dựng mạng <i>hoạt động cho chủ đề nhánh: Quê hương của bé như sau:</i>

</div><span class=’text_page_counter’>(6)</span><div class=’page_container’ data-page=6>

kế những trò chơi học tập có tiềm năng giáo dục văn hố truyền thống, ví như trị chơi Ơ cửa kì diệu với những hình ảnh liên quan đến nội dung tác phẩm văn học và đồng thời là những góc nhìn cụ thể về q hương. Cách thức tích hợp xun mơn như thế sẽ đảm bảo cho việc không bỏ rơi trẻ nào trong quá trình học và đồng thời sẽ làm phong phú hoá các mảng màu văn hoá truyền thống trong nhận thức của trẻ.

<b>4. Lưu giữ hoặc chuyển thể văn hoá truyền thống thành các sản phẩm đa </b><b>phương tiện hỗ trợ quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non</b>

Lưu giữ hoặc chuyển thể văn hoá truyền thống thành các sản phẩm đa phương tiện là hoạt động quan trọng nhằm tạo ra kênh quảng bá văn hoá truyền thống đến trẻ em trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0. Là công dân của thời đại kĩ thuật số, trẻ em hiện nay rất nhạy cảm và hứng thú với văn hoá nghe nhìn thơng qua các kênh: tivi, máy tính, điện thoại di động… Những nghiên cứu đã có cho thấy có 64 – 100% trẻ xem ti vi trước hai tuổi (Rideout và cs, 2003). Trong bối cảnh văn hoá nghe nhìn lên ngơi và ln có sức hút lớn đối với trẻ, cần phải quan tâm đến việc lưu giữ, chuyển thể văn hố truyền thống sang loại hình văn hố nghe nhìn. Để làm được điều này chúng ta cần sự liên kết của nhiều tổ chức, nhiều lực lượng trong và ngoài trường học. Ở cấp độ vĩ mô, chúng ta cần nhiều hơn sự hợp tác giữa các nhà văn, nhạc sĩ, hoạ sĩ… với các đạo diễn, biên kịch,… để tác phẩm văn học, âm nhạc, mỹ thuật hay các điệu múa truyền thống được hiện diện sinh động trong hình hài của các bộ phim hoạt hình, phim điện ảnh, các vở kịch,… Giáo viên mầm non cần duy trì thói quen dõi theo chuyển động của đời sống văn hoá để nhận diện những hiện tượng, sự kiện, nhân vật, tác phẩm… thuộc về văn hoá truyền thống nhưng lại hiện diện trong đời sống đương đại ở sinh thể của loại hình văn hố nghe nhìn, từ đó tìm kiếm những hình thức, phương pháp thích hợp để cho trẻ tiếp xúc, làm quen. Cũng nên nghĩ đến phương án sử dụng cơng nghệ thơng tin để thiết kế các trị chơi có nội dung liên quan đến văn hố truyền thống. Q trình tương tác với cơng nghệ dù mục đích ban đầu là giải trí nhưng chắc chắn cũng sẽ mang lại cho trẻ những nhận thức, tình cảm đáng q về văn hố truyền thống. Ngồi ra cần nâng cấp chất lượng những kênh kể chuyện dân gian trực tuyến để tăng sức hút đối với trẻ.

<b>5. Thiết kế các hoạt động trải nghiệm văn hoá truyền thống cho trẻ mầm non</b>

</div><span class=’text_page_counter’>(7)</span><div class=’page_container’ data-page=7>

Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế<b>CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành</b>510

văn hóa truyền thống trong nhà trường đã được quan tâm nhưng việc tổ chức các hoạt động nhằm khơi gợi và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống chưa thường xuyên và chưa được kiểm tra, giám sát. Các bài giảng chỉ đơn thuần lý thuyết, chưa gắn với thực tiễn, hình thức giáo dục nghèo nàn và khơ cứng. Việc tích hợp các giá trị văn hóa trong nội dung chương trình học cịn tản mạn, chưa có định hướng chung. Nội dung truyền đạt xa vời với hiểu biết của học sinh. Khi các em khơng có cơ hội được nghe hát xoan, hát xẩm… không được xem dệt thổ cẩm… thì các em chỉ hiểu về chúng một cách mơ hồ” (Dẫn theo Đinh Loan, 2017).

Đã đến lúc giáo viên mầm non cần nghiêm túc trong “chiến lược” giáo dục văn hố truyền thống cho trẻ thơng qua hoạt động trải nghiệm. Xác định nội dung trải nghiệm phù hợp chủ đề chủ điểm dạy học, lựa chọn hình thức và cách thức trải nghiệm, dẫn dắt trẻ vào môi trường trải nghiệm, quan sát và giúp đỡ trẻ khi cần thiết, đó là những nhiệm vụ cơ bản của giáo viên mầm non. “Tùy từng điều kiện, tùy từng nơi và bản sắc văn hóa vùng miền, các trường có thể tổ chức những tiết mục văn nghệ mang bản sắc dân tộc có sự tham gia của cả cha mẹ học sinh, thầy cô giáo và các em học sinh… Rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc mời cha mẹ học sinh đến trường dạy khâu, thêu trang phục dân tộc, tổ chức cho học sinh trình diễn thời trang các dân tộc. Để giúp các em hiểu hơn về ẩm thực của đồng bào các dân tộc, nhà trường đã mời cha mẹ đến hướng dẫn làm bánh trưng đen, xôi bảy mầu, các món ăn dân tộc… Tổ chức cho thầy cơ giáo, các bậc cha mẹ và các em học sinh tham gia các lễ hội như: Lễ hội xuống đồng, Lễ ăn cơm mới…” (Dẫn theo Đinh Loan, 2017). Vì kinh phí hạn hẹp, giáo viên mầm non cần tính đến phương án giáo dục văn hoá truyền thống cho trẻ thông qua các sự kiện, các địa chỉ văn hoá ở địa phương. Tham quan các bảo tàng hay các làng nghề truyền thống, hồ mình vào những lễ hội dân gian, trở thành một phần của các sinh hoạt văn hoá bản địa… là cách đưa trẻ về nguồn nhanh chóng và hiệu quả. Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên cần linh hoạt chuyển hoá vị trí của mình cho những chủ thể khác, từ những người dân lao động bình thường ở địa phương cho đến các nghệ nhân, ban quản lý các di tích lịch sử, hướng dẫn viên… Điều này sẽ làm cho quá trình trải nghiệm sinh động, đa dạng hơn.

</div><span class=’text_page_counter’>(8)</span><div class=’page_container’ data-page=8>

một hoạt động trải nghiệm nghệ thuật là một dự án nghệ thuật có mối liên hệ với lịch sử, văn hố dân tộc. Đó là một trong những con đường cơ bản trong hành trình ni dưỡng những chủ nhân tương lai và cũng là những người sáng tạo các giá trị văn hóa mới vì giáo dục văn hóa gắn liền với việc cung cấp cho học sinh tri thức về các nền văn hóa, đảm bảo cho “những cá nhân được làm tròn với kiến thức về thế giới, quá khứ và hiện tại xung quanh họ”.

<b>KẾT LUẬN</b>

Nói đến văn hố truyền thống là nói đến những giá trị đã lắng đọng cùng thời gian. Tìm về những giá trị ấy khơng phải là đóng lịng với hiện tại mà chính là để nhận diện sâu sắc hơn “truyền thống cha ơng”, từ đó hun đúc thêm tình u và lịng tự hào với những di sản văn hoá dân tộc. Nhiệm vụ giáo dục văn hố truyền thống cho học sinh khơng loại trừ cấp học nào. Với trẻ mầm non, dẫu nhận thức của đối tượng này chưa sâu rộng và xúc cảm chưa bền vững nhưng những ấn tượng đầu đời ln có những tác động sâu sắc đến các em. Mở rộng tầm nhìn của giáo dục văn hóa để tất cả trẻ em tiếp cận và kết nối với nguồn cội là chiến lược nhân văn của giáo dục Việt Nam. Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 với nhiều cơ hội và thách thức, tiếp cận liên ngành trong giáo dục mầm non nói chung và giáo dục văn hố truyền thống cho đối tượng này nói riêng là xu hướng tất yếu. Dựa trên sự đặc thù của bậc học mầm non, bài viết đã đưa ra một số định hướng có tính khả thi. Xây dựng mơi trường đa văn hố trong trường học, khai thác ngữ liệu văn hoá truyền thống địa phương trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, lưu giữ hoặc chuyển thể văn hoá truyền thống thành các sản phẩm đa phương tiện, thiết kế các hoạt động trải nghiệm văn hố truyền thống. Đấy là những định hướng có tính mở, có khả năng ứng dụng ở mọi mơi trường giáo dục. Những đề xuất này thiết nghĩ sẽ rút ngắn khoảng cách giữa những đứa trẻ của thời công nghệ số với truyền thống dân tộc. Tuy nhiên, để hoàn thiện phẩm chất cho những chủ nhân tương lai của đất nước, giáo dục mầm non phải có sự kết hợp linh hoạt giữa giáo dục văn hoá truyền thống và hiện đại. Đó là cơ sở để hình thành những thế hệ cơng dân có năng lực thích ứng cao với sự đa dạng văn hố trên nền tảng bản sắc văn hoá của dân tộc,

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

<i>1. Duh, M. (2016). Art appreciation for developing communication skill among preschool </i>

<i>children. Center for Educational Policy Studies Journal, 6(1), 71-94, Retrieved from: </i>

</div><span class=’text_page_counter’>(9)</span><div class=’page_container’ data-page=9>

Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế<b>CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành</b>512

<i>2. Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục </i>

<i>mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.</i>

<i>3. Đinh Loan (2017), Giáo dục văn hoá truyền thống trong nhà trường, Truy xuất từ </i>http://www. daibieunhandan.vn.

<i>4. Nguyễn Thị Nga (2017), Xây dựng mơi trường giáo dục đa văn hố trong lớp mẫu </i>

<i>giáo có nhiều trẻ ở nhiều dân tộc khác nhau, Truy xuất từ http://www. spmamnon.</i>

edu.vn.

<i>5. Rideout, V.J., Vandewater, E.A., Wartella, E.A. (2003). Zero to Six: Electronic </i>

<i>Media in the Lives of Infants, Toddlers, and Preschoolers. The Henry J. Kaiser Family </i>

Foundation, Menlo Park, CA 94025.

<b>TRADITIONAL CULTURAL EDUCATION FOR PRESCHOOL CHILDRENIN THE </b><b>CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0</b>

<b>Abstract: Preschool children have been growing up in an environment different </b>from that of their forefathers generation. Times 4.0 gives children the opportunity to enjoy new values but also raises many concerns for those who research culture and education. Young souls become hard and poor; especially the connection with traditional culture is very loose. The basic problem of preschool education is on the foundation of modern science and technology of the 4th industrial revolution to train and educate the new generation both modern and original ethnic culture. Unfortunately, this issue has not been properly concerned. This paper will provide orientations for traditional cultural education for preschool children in the context of industrial revolution 4.0 in an interdisciplinary approach.

<i><b>Keywords: industrial revolution 4.0, education, traditional culture, preschool </b></i>

</div><!-links->