Môi trường giáo dục trong trường mầm non – Tài liệu text

công việc của người lớn trong trường mầm non, kiến thức về một số nghề, về các ngày lễ hội tổ chứctrong trường mầm non v.v…* Yêu cầu đối với môi trường xã hội trong trường mầm non:- Môi trường cần mang tính giáo dục, người lớn trong trường mầm non phải là tấm gương chotrẻ.- Cần có bầu không khí cởi mở, thân thiện, tôn trọng trẻ, tạo mọi cơ hội cho trẻ được giao tiếp,chia sẻ, tham gia vào các hoạt động theo khả năng của mình.- Môi trường xã hội trong trường mầm non cần được tận dụng linh hoạt ở mọi thời điểm để giáodục trẻ.2.2. Môi trường vật chất trong trường mầm nonMôi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các vật tự nhiên và các vật do con ngườitạo ra có trong các phòng, lớp học và trong toàn trường. Cụ thể, vật chất trong trường mầm non baogồm:- Vật thật: đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt, học tập của trẻ trong lớp; các con vật nuôi, cây tronglớp, ngoài sân trường, vườn trường; các trang thiết bị, công trình xây dựng trong trường, gầntrường; thiên nhiên vô sinh (sỏi, đá, vỏ sò, nước…)- Đồ chơi: các loại đồ chơi phục vụ cho hoạt động chơi: Đồ chơi dùng cho các trò chơi phản ánhsinh hoạt (trò chơi, đóng vai có chủ đề, trò chơi học tập, trò chơi xây dựng lắp ghép, trò chơi đóngkịch…)- Tranh ảnh, mô hình, băng hình, các bộ sưu tập.- Sách tranh, sách khoa học, truyện, tuyển tập thơ, ca dao, bài hát…- Các phế liệu: Chai, lọ, vỏ hộp, vải, giấy vụn…Môi trường vật chất trong trường mầm non là phương tiện, nguồn lực thúc đẩy hoạt động khảosát, khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh.* Yêu cầu đối với môi trường vật chất trong trường mầm non:- Đảm bảo an toàn- Phù hợp với trình độ phát triển của trẻ.- Đa dạng, phong phú về chủng loại, số lượng.- Mang tính mở.- Luôn được thay đổi theo nội dung giáo dục trẻ.- Được sắp xếp khoa học, hợp lý, dễ sử dụng nhằm mục đích giáo dục rõ ràng.* Cách sắp xếp môi trường vật chất trong trường mầm non:Các học liệu, đồ chơi, đồ dùng được sắp xếp vào các góc. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từnglớp, từng trường, tuỳ theo từng chủ điểm mà số lượng các góc trong lớp khác nhau. Thông thườngtrong một lớp ở trường mầm non có các góc sau:119- Góc khoa học: là nơi mà trẻ có thể hoạt động tích cực khám phá thế giới xung quanh, đặc biệtlà các hoạt động mang tính thử nghiệm. Các học liệu ở góc khoa học gồm:+ Các dụng cụ dùng thực hiện hoạt động khám phá, đo lường như: Kính lúp, nam châm, thướcđo các loại, cân, đồng hồ bấm giây, bình đo nước, phễu v.v…, các chất (muối, đường, hạt cây) đểlàm thí nghiệm…Góc khoa học cần bố trí ở xa góc thư viện, góc tạo hình và góc học tập. Các học liệu phải sắpxếp thuận tiện cho trẻ sử dụng.- Góc thư viện (góc sách): là nơi sắp xếp các loại sách khác nhau và từ điển, tranh dành cho trẻem. Sách hỗ trợ cho việc tích lũy hay củng cố, mở rộng kiến thức cho trẻ về các sự vật, hiện tượngxung quanh. Ngoài sách, truyện tranh, từ điển… ở những trường có điều kiện, trong góc thư viện, cóthể bố trí máy vi tính, các phần mềm được soạn thảo riêng cho trẻ mẫu giáo nhằm mở rộng hiểu biếtcủa trẻ về các sự vật, hiện tượng mà trẻ không thể quan sát trực tiếp được, tạo cơ hội cho trẻ chiasẻ hiểu biết của mình với bạn bè.- Góc thiên nhiên: là một góc trong phòng, lớp, hoặc gần lớp, trồng cây, nuôi các con vật vàthiên nhiên vô sinh như: đất, sỏi, cát… dùng để cho trẻ quan sát, thực hiện các hoạt động lao động,hoạt động khám phá…Trong góc thiên nhiên gồm có:+ Thực vật: Các loại cây hoa, cây cảnh như: lưỡi hổ, thiết mộc lan, vạn niên thanh, trúc nhật, hoamười giờ, ớt cảnh, các loại hạt để trồng v.v…+ Động vật: Các con vật sống dưới nước: Cá cảnh, ốc, tôm. Các loại chim cảnh, chuột cảnh.+ Thiên nhiên vô sinh: Bể nước (trong có nuôi động vật dưới nước), bể cát sạch, thùng đựngsỏi, đá sạch, các chậu đất, các dụng cụ để trẻ hoạt động.* Yêu cầu: đối với thiên nhiên:+ Phải được bố trí thuận lợi cho trẻ quan sát, thực hiện các hoạt động, không ảnh hưởng đếncác hoạt động khác.+ Các đối tượng được nuôi, trồng trong góc thiên nhiên phải phong phú, đa dạng về hình thái,về điều kiện sống, phải dễ chăm sóc, đảm bảo thẩm mỹ, vệ sinh, an toàn, không gây nguy hiểm và ônhiễm môi trường.+ Giáo viên cần hiểu đặc điểm, nhu cầu của từng loại động, thực vật trong góc thiên nhiên, biếtphòng và chữa một số bệnh thông thường cho chúng.- Góc chơi đóng vai trong đó bố trí các đồ chơi phục vụ cho các trò chơi đóng vai của trẻ như:”Gia đình”, “Bán hàng”, “Cửa hàng gội đầu”, “Bệnh viện” v.v… Tuỳ theo nhu cầu, hứng thú của trẻ,tuỳ theo chủ đề hoặc chủ điểm mà có thể bố trí góc đồ chơi của các trò chơi đóng vai khác nhau.- Góc chơi xây dựng bố trí các đồ chơi phục vụ cho trò chơi xây dựng, lắp ghép. Việc sắp xếp, bốtrí các đồ chơi này cũng phụ thuộc vào hứng thú của trẻ và chủ đề, chủ điểm cần thực hiện.Đối với các góc chơi (góc chơi đóng vai, góc chơi xây dựng), giáo viên cần chú ý sắp xếp đồ chơisao cho gợi cho trẻ ý tưởng chơi, kích thích trẻ thực hiện các thao tác chơi.120Ngoài các góc, trong lớp giáo viên còn tận dụng các mảng tường để bố trí tranh theo chủ đề,chủ điểm thực hiện nhằm cung cấp kiến thức cho trẻ và nhằm tạo cơ hội cho trẻ được hoạt độngbằng các học liệu mở. Việc sử dụng mảng tường đòi hỏi giáo viên phải đầu tư, linh hoạt, sáng tạo,tận dụng tối đa để trẻ được hoạt động. Tránh chỉ sử dụng mảng tường để trang trí một cách thụđộng, áp đặt, ít thay đổi.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC- Đọc kỹ phần lý thuyết của chương.− Quan sát một phòng lớp, phân tích cách tạo, sắp xếp môi trường học tập trong lớp.- Liên hệ với thực tiễn tổ chức môi trường giáo dục trong trường mầm non của địa phương nơimình công tác, đánh giá việc sử dụng các phương tiện cho trẻ làm quen vói môi trường xung quanhcủa bản thân.- Lên phương án sử dụng các điều kiên sẵn có ở địa phương để cho trẻ làm quen với môi trườngxung quanh.− Thiết kế môi trường học tập của 1 lớp học theo một chủ đề.CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP1.Phân tích môi trường tự nhiên và môi trường xã hội được sử dụng như một phương tiện cho trẻlàm quen với môi trường xung quanh.2.Trình bày việc sắp xếp môi trường vật chất trong trường mầm non phù hợp với mục đích, nhiệmvụ cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh.3.Đánh giá việc tổ chức môi trường của một lớp mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn. Tìm rađiểm đặc thù trong việc sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ở từng độ tuổi. Cho ý kiến tư vấn về việc sắpxếp một môi trường phù hợp.4.Đánh giá việc sử dụng môi trường trong việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh ở mộttrường mầm non.5.(Sau khi học xong chương 5), sinh viên sử dụng các phương pháp: dùng phiếu điều tra, phỏngvấn cha mẹ trẻ, phỏng vấn trẻ để điều tra, tìm hiểu điều kiện vật chất của gia đình, nhận thứccủa cha mẹ trẻ về việc kết hợp với giáo viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ, nội dung cho trẻlàm quen với môi trường xung quanh.121Chương 6PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTRONG LĨNH VỰC CHO TRẺ LÀM QUENVỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANHTầm quan trọng.Một số hướng nghiên cứu trong lĩnh vực cho trẻ làm quenvới môi trường xung quanh .Các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chotrẻ làm quen với môi trường xung quanh.Yêu cầuSau khi học xong chương 6, sinh viên cần:• Nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực cho trẻ làm quen với môitrường xung quanh.• Biết vận dụng lý thuyết vào việc xây dựng đề cương và tiến hành thực hiện một đề tài nghiêncứu khoa học trong lĩnh vực cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh.Theo giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Cảnh Toàn và các đồng sự, nghiên cứu khoa học là một loại laođộng của con người tìm ra lời giải cho một tình huống có vấn đề: Một thông tin mới, một phươngpháp mới hay một định luật mới. Nghiên cứu khoa học là một dạng hoạt động sáng tạo hướng vàoviệc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết, hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhậnthức khoa học về thế giới, hoặc là sáng tạo phương pháp mới, phương tiện mới để cải tạo thế giới.Dựa trên quan niệm trên về nghiên cứu khoa học thì nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực cho trẻlàm quen với môi trường xung quanh là hoạt động sáng tạo của các nhà giáo dục nhằm giải quyếtnhững vấn đề khoa học liên quan đến việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh.I. TẦM QUAN TRỌNGKết quả hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực cho trẻ làm quen với môi trường xungquanh đóng góp vào kho tàng kiến thức khoa học về phương pháp cho trẻ làm quen với môi trườngxung quanh. Trong lịch sử phát triển khoa học giáo dục mầm non, hướng nghiên cứu về phươngpháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh chưa thực sự được chú ý. Những vấn đề lý luậncũng như thực tiễn ứng dụng chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Mặt khác, với việc bùng nổthông tin, khoa học kỹ thuật như hiện nay, mọi thành tựu khoa học đổi mới một cách nhanh chóng.Vì vậy, việc nghiên cứu khoa học trong mọi lĩnh vực, trong đó có việc nghiên cứu giáo dục con người122nói chung và việc nghiên cứu trong lĩnh vực cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh nói riêng lànhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của những người làm công tác giáo dục mầm non.Hoạt động khám phá thế giới của trẻ về bản chất là hoạt động nghiên cứu khoa học. Để dạy trẻcách khám phá thế giới, bản thân người dạy cần biết khám phá thế giới, biết phát hiện vấn đề, tìmhướng giải quyết và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Thông qua hoạt động nghiên cứu khoahọc, người dạy có được những kỹ năng đó.Lao động tập dượt nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phương pháp cho trẻ làm quen với môitrường xung quanh nói riêng và nghiên cứu khoa học nói chung có giá trị rất lớn trong giáo dục conngười: Nó đòi hỏi sinh viên phải khách quan, chính xác, sáng tạo. Nó giúp cho sinh viên học dần cáchlàm việc của nhà khoa học: biết quan sát, biết so sánh, biết suy luận, dự báo, tạo cho sinh viên cóthói quen tìm cách tự lực trả lời các câu hỏi nảy sinh trong cuộc sống; hình thành ở sinh viên nhữngphẩm chất nhân cách tích cực như: hứng thú nhận thức, lòng say mê khoa học, say mê nghiên cứu,năng động, sáng tạo, kiên trì, nghiêm túc, đòi hỏi cao ở bản thân, tinh thần vượt khó, tự tin, mạnhdạn v.v…Quá trình thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học lĩnh vực cho trẻ làm quen với môi trườngxung quanh, sinh viên có điều kiện tiếp cận với những kiến thức hiện đại, cập nhật, gắn với cuộcsống, biến những kiến thức đó thành kiến thức của mình. Đặc biệt, hoạt động nghiên cứu khoa họcdạy cho sinh viên cách độc lập suy nghĩ, tư duy, tạo cho sinh viên tích cực, năng động, tạo điều kiệncho sinh viên vận dụng kiến thức trong thực tiễn, dạy cho sinh viên cách làm việc khoa học, có hiệuquả.II. MỘT SỐ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG LĨNH VỰC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNGXUNG QUANHCho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là một trong những nội dung cơ bản trong giáo dụctrẻ từ 0 – 6 tuổi. Thực tiễn đã đặt ra cho các nhà giáo dục mầm non cần nghiên cứu những vấn đềsau:1. Hướng nghiên cứu cơ bản- Nghiên cứu đặc điểm nhận thức của trẻ Việt Nam về môi trường xung quanh, đặc biệt là nhậnthức về vấn đề môi trường xã hội.- Nghiên cứu đặc điểm các quá trình nhận thức của trẻ Việt Nam.2. Hướng nghiên cứu ứng dụng- Nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức cho trẻ làm quen với môitrường xung quanh.- Nghiên cứu các phương tiện cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh.- Nghiên cứu sự phối hợp giữa giáo viên và cha mẹ trẻ trong việc cho trẻ làm quen với môitrường xung quanh.123III. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚIMÔI TRƯỜNG XUNG QUANH1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu1.1. Mục đíchSử dụng phương pháp này nhằm mục đích: tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, khái quát hoávấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu, xây dựng các khái niệm công cụ và hướng nghiêncứu của đề tài.Với mọi đề tài, người nghiên cứu đều phải sử dụng phương pháp này.1.2. Yêu cầu sử dụng- Thu thập các nguồn tài liệu phong phú, đa dạng: tạp chí, báo cáo khoa học trong, ngoàingành, tác phẩm khoa học, sách giáo khoa, số liệu thống kê, thông tin đại chúng v.v…- Cần lựa chọn các tài liệu cần thiết để xây dựng cơ sở lý luận, hướng nghiên cứu của đề tài.- Cần nghiên cứu, phân tích sâu sắc và có quan điểm của mình khi tiếp cận với tài liệu.2. Phương pháp phỏng vấn2.1. Khái niệmPhỏng vấn là phương pháp mà người nghiên cứu đưa ra những câu hỏi, trao đổi với người đốithoại để thu thập thông tin cần thiết.Do đặc thù của lứa tuổi mầm non chưa biết đọc, biết viết nên phỏng vấn là một trong nhữngphương pháp được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về phương pháp cho trẻ làm quen với môitrường xung quanh.2.2. Yêu cầu sử dụng- Cần xác định rõ mục đích phỏng vấn.- Xây dựng kế hoạch phỏng vấn cụ thể.- Cần có những cách tiếp cận tâm lý khác nhau: tạo bầu không khí thân mật, chân thành, tựnhiên, thoải mái, tin tưởng để người được phỏng vấn tự nguyện nói đúng sự thật.- Câu hỏi phỏng vấn phải rõ ràng, dễ tiếp nhận, cần dự kiến trước các câu hỏi gợi ý.- Cần chú ý quan sát những cử chỉ, điệu bộ, giọng nói, hành vi… của người được phỏng vấntrong và sau khi phỏng vấn.- Cần có những biện pháp có hiệu quả để ghi lại nguyên văn lượng thông tin từ người đượcphỏng vấn.124