Một xã hội hiện đại với những con người sống chuẩn mực, tôn trọng văn hóa và đạo đức ngay từ cách ứng xử, ăn mặc, nói cười, đi đứng… luôn là mơ ước của rất nhiều người và người ta thường gọi chung là người thanh lịch.
Vậy Thanh lịch là gì? Khách hàng quan tâm có nhu cầu tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây cùng chúng tôi.
Khái niệm thanh lịch
Thanh lịch theo giải thích thì thanh có nghĩa là “Cách suy nghĩ biết trọng điều thanh cao trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn cao thượng mà vẫn gần gũi bình dị, không ích kỷ, nhỏ nhen tầm thường. Thanh liêm với của cải xã hội và của người khác. Thanh đạm, thanh bạch trong cuộc sống đời thường; thanh nhã trong cử chỉ, hành vi, nói năng… Còn lịch được cắt nghĩa như sau: “Lịch là sự lịch lãm, có nghĩa là xem nhiều, quan sát nhiều; lịch duyệt là người hiểu biết rộng; lịch thiệp là người từng đi nhiều, thành thạo trong giao tiếp còn lịch sự là thể hiện cách ứng xử văn hóa, văn minh thân thiện”.
Như vậy Thanh lịch là thanh nhã và lịch sự, trong cuộc sống chúng ta thường thấy mọi người nhắc đến thanh lịch như: Người Hà Nội gốc bao giờ cũng có một cốt cách thanh lịch; Trường Đại học Ngoại Thương có tổ chức cuộc thi nữ sinh thanh lịch…
Thanh lịch có từ bao giờ?
Đến giữa thế kỷ XIX, thời vua Tự Đức thì phố Hà Nội vẫn nằm trong làng và phố không phải theo kiểu Châu Âu mà chỉ là nơi các gia đình làm cơ sở sản xuất các mặt hàng thủ công, chỗ ở và là cửa hàng bán hàng hóa thì liệu có nếp sống thanh lịch không trong khi nếp sống này cần phải có không gian văn hóa, có các quy định chặt chẽ của một đô thị.
Trong chương trình “Nghĩ mở, nói thẳng” với chủ đề: “Bàn về thanh lịch của người Hà Nội” trên VTV2 (ghi hình ngày 20-9-2012), khách mời – nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng nếp sống đô thị kiểu Châu Âu mới xuất hiện vào năm 1888, năm mà Hà Nội trở thành thành phố thuộc địa của Pháp (với diện tích khá hẹp, từ phố Tràng Thi đến Cửa Nam hiện nay hắt lên đến bờ đê sông Hồng).
Khi đó chính phủ Pháp ra quyết định tổ chức bộ máy dân sự theo mô hình các thành phố của Pháp gồm: Đốc lý (thị trưởng) do Toàn quyền Đông Dương chỉ định, hội đồng thành phố do dân bầu, có các quy định cụ thể và chi tiết cho hoạt động của một đô thị… và kèm theo đó là các hình thức xử phạt. Hằng ngày có cảnh sát đi tuần các phố phạt tiền tất cả những ai vi phạm nên thành phố dần dần đi vào nề nếp và điều này hình thành nếp sống quy củ.
Thế còn các câu ca dao có các chữ thanh lịch, mà tiêu biểu là câu “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” ra đời khi nào? Cũng là khách mời trong chương trình nói trên cùng với nhà sử học Dương Trung Quốc, GS Lê Văn Lan cho rằng câu thơ trên là của Nguyễn Công Trứ khi ông dẫn chứng trong luận văn tiến sỹ về ca trù, người ta đã phát hiện ra hai câu đó là câu mưỡu (câu hát mở đầu của các bài ca trù -NV) trong một bài ca trù của Nguyễn Công Trứ (1778-1858).
Song GS Lê Văn Lan cũng không biết câu đó là của Nguyễn Công Trứ viết ra hay Nguyễn Công Trứ lấy từ ca dao Hà Nội. Đi tìm thời gian ra đời của một phong cách sống không thật dễ dàng vì nếp sống được tích tụ và sàng lọc theo chiều dài lịch sử nên khó có câu trả lời nếp sống thanh lịch có từ bao giờ. Nhưng dù thế nào thì đó cũng là căn cứ để có thể đưa ra kết luận: muộn nhất thì câu ca dao (hay câu mưỡu) đó xuất hiện vào thời Nguyễn Công Trứ.
Làm sao để trở thành một người phụ nữ thanh lịch?
Sự thanh lịch không tự nhiên mà có, bởi Mọi khí chất đều phải được rèn luyện mới có được. Có thể nhìn thấy điều này rõ nhất ở các triều đại ngày xưa, nhất là những vương công, quý tộc, tiểu thư khuê các đều phải học ti tỉ lễ nghi để tạo sự thanh lịch, cao sang của những tầng lớp cao quý này.
Ở các nước phương Tây, các tầng lớp quý tộc trong xã hội xưa đã luôn rất coi trọng cung cách, thực hiện nghiêm ngặt các lễ nghi phức tạp để chức minh cho sự thanh lịch cao quý của bản thân, cũng như là thể hiện một bộ mặt về sự giáo dưỡng của gia tộc mình.
Lễ nghi còn được phát triển sâu rộng hơn thành những trường học bài bản, nổi tiếng nhất là học viện Institut Villa Pierrefeu ra đời từ cuối thế kỉ 19 tại Thụy Sĩ. Hàng ngàn các tiểu thư quý tộc, công nương Diana hay cựu đệ nhất Phu nhân Pháp Carla Bruni đều sẵn sàng chi trả khoảng 700 triệu VNĐ để được học tập các quy tắc chuẩn mực, các điều cấm kỵ trong lễ nghi từ hơn 20 quốc gia khác nhau. Và họ có thể mất cả đời để ứng dụng các kiến thức đó rèn luyện sự thanh lịch.
Vậy nên để trở nên một người phụ nữ thanh lịch cần có:
1. Cải thiện tư thế
Tư thế đẹp là một yếu tố quan trọng để giúp phụ nữ trở lên thanh lịch hơn. Cho dù chị em có ngồi hay đứng, đừng quên giữ cho lưng thẳng. Đặc biệt không thõng vai trong mọi tình huống, sẽ khiến người đối diện cảm thấy lười biếng, uể oải không sức sống sinh ra từ bạn. Vì vậy, để nhìn thật thanh lịch, đẹp mắt, các chị em hãy giữ cho cột sống thẳng, đầu ngẩng cao. Ngoài ra, tư thế này còn giúp cho vòng hai các chị em luôn thon gọn.
Tư thế ngồi: Khi ngồi xuống, phụ nữ nên nhẹ nhàng, từ tốn. Khi ngồi xuống cần xem tư thế ngồi của mình đã ngay ngắn hay chưa. Lưng thẳng, ngực ưỡn ra phía trước, chân xếp xong để chéo sang một bên, mắt nhìn thẳng tự nhiên, tránh liếc ngang, liếc dọc để tạo cảm giác phóng khoáng và thanh lịch. Đối với các chị em mặc váy ngắn, chị em nên để ý kỹ phần này khi ngồi xuống, tránh việc lộ hàng gây phản cảm.
Tư thế đứng: Một tư thế đứng đẹp mắt, thanh nhã là việc thân người thẳng đứng, trọng tâm dồn về phía trên, các bộ phận trên cơ thể thư giãn thoải mái, tinh thần phấn chấn. Đây là tư thế giúp giúp phụ nữ chúng ta phô diễm được vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ, thể hiện sự gợi cảm của chúng ta đó ạ.
Dáng đi: Sự duyên dáng trong từng bước đi của phụ nữ được thể hiện bởi đầu ngay ngắn, không ngẩng lên quá cao mà nhìn về phía trước một cách bình thản, đôi vai và cánh tay buông thõng tự nhiên, đánh tay vừa phải theo biên độ đi. Hai chân khép khít. Nếu bạn đi giày cao gót, nên hạ gót xuống trước, hạ mũi chân xuống sau để dáng đi được tự nhiên và đỡ đau chân khi đi giày cao gót lâu. Dáng đi của một người phụ nữ thể hồn của họ, một dáng đi thướt tha yểu điệu, đoan trang điềm đạm thể hiện cho người nhìn cảm giác hưng phấn, bay bổng và thoải mái.
2. Khí chất, phong thái trang nhã
Sắc đẹp của phụ nữ là tổ hợp cả hai yếu tố diện mạo và phong thái để tạo lên sự cuốn hút của một con người.
Nét duyên dáng, thanh lịch của người phụ nữ cũng được tạo ra từ nét đẹp hình thể và nét đẹp vô hình, được phối hợp một cách hài hòa. Đây là khí chất có thể biến một cô gái có hình thức bên ngoài trở lên hấp dẫn lạ thường, khiến nhiều người khác phải say mê rung động.
Về trang phục: Nên chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh và có tính ứng dụng cao. Bạn không thể chọn một chiếc áo khoác bó sát cho một bữa tiệc ngoài trời, hay không cần phải đi đôi giày cao gót chỉ để đi dạo quanh nhà.
Tóc có xõa ra hay buộc thì đều cần giữ cho tóc của bạn luôn gọn gàng. Nếu tóc rối, hãy vào nhà vệ sinh để chải lại, tránh chải tóc trước đám đông gây mất lịch sự.
Trang điểm: Phụ nữ dù ít hay nhiều cần biết make up phù hợp, để tôn lên nét đẹp của bản thân và thể hiện sự tinh tế trong thẩm mỹ. Nếu cặp mắt được đánh sáp màu đen thì tăng vẻ huyền bí mơ màng, nếu hai má đánh phấn hồng thì đối phương cảm nhận bạn là con người thích mạo hiểm, dám chấp nhận thách thức và sống cuồng nhiệt. Một nhà văn đã viết, đôi môi mọng đỏ ươn ướt của thiếu nữ, là tiêu điểm hút hồn đàn ông. Vậy nên, phụ nữ cần thiết biết điểm tô cho bản thân, khi cần đơn giản, tự nhiên trang nhã; có lúc cần đậm đà sắc hương.
3. Thanh lịch trong giao tiếp
Các chị em nếu muốn sở hữu cách nói hay, thanh thoát, đầu tiên lời nói khi phát ra phải lưu loát, rõ ràng. Không nói lầm bầm cũng không nói quá to. Một quý cô thanh lịch có dáng vẻ tự tin khi giao tiếp là âm lượng nói đủ to để mọi người đều có thể nghe hiểu cô ấy muốn truyền đạt cái gì. Không sử dụng từ ” ừm, ờ” ở đầu câu nói tạo sự khó chịu, ngắt quãng và lộ sự tự ti cho người đối diện.
Các chị em hãy nên đọc nhiều sách để nâng cao vốn hiểu biết, kiến thức ứng xử trong giao tiếp giúp cuộc trò chuyện với người khác trở lên tinh tế và thú vị hơn rất nhiều.
4. Nụ cười, sự lạc quan là thần dược
Nụ cười của người phụ nữ được so sánh với chất rượu được ủ lâu năm, chỉ cần hé mở nắp đậy đã người ngửi hương rượu say mê, ngây ngất. Một nụ cười có thể thay lời chào hỏi, là câu chúc mừng không lời. Nụ cười khiến khuôn mặt của người con gái như bừng sáng rực rỡ, tươi đẹp và tràn đầy sức sống.
Đó là nụ cười mang đến sự lạc quan, tăng thêm lòng tin vào người đối diện. Hơn nữa, phụ nữ thường xuyên cười vui vẻ còn giúp trẻ lâu, thúc đẩy sự nghiệp thăng tiến.
Trong thế giới của những người theo đuổi chủ nghĩa thanh lịch, vẻ tao nhã quan trọng hơn sự xa hoa; sự giàu có về tri thức có giá trị hơn tiềm lực kinh tế. Một người phụ nữ thanh lịch hiểu họ cần gì trong cuộc sống. Và điều quan trọng là mỗi người phụ nữ được sống đúng với bản ngã của mình, với những giá trị riêng không hề trộn lẫn. Trở thành phiên bản tốt nhất mà chính mình yêu thích.