Quả thanh long thuần chủng có ruột màu trắng, hạt đen xen lẫn trong thịt ruột nên khi nhắc đến thanh long không hạt, nhiều người sẽ vô cùng ngạc nhiên. Đây là một giống thanh long mới thơm ngon với nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Đặc biệt, loại trái cây này trở thành món ăn khoái khẩu cho những bạn không thích hạt của thanh long. Vậy, để trồng ra loại trái cây này có khó không, cách trồng có khác những giống thanh long khác không?
1. Đặc tính của thanh long không hạt
Thanh long không hạt là loại cây được các nhà nghiên cứu lai ghép từ những giống thanh long thông thường với một số tính trạng không hạt của loại trái cây khác. Do đó, thanh long này được trồng bằng hạt chứ không phải bằng thân cành như những giống khác. Để cây thanh long phát triển tốt cho sản phẩm chất lượng cao có giá trị thương phẩm thì cần phải chọn giống kỹ lưỡng.
Do thanh long loại này được lai ghép từ giống thanh long phổ biến nên có đặc tính giống thanh long thường. Thanh long loại không hạt sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 20 -40 độ C. Cây thanh long ưa sáng, chịu hạn tốt nên có thể trồng ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới như các vùng Bình Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai. Thanh long trồng phù hợp với tháng 10, tháng 11 dương lịch hoặc tháng 5, tháng 6 với những vùng đất thiếu nước.
2. Cách trồng
Sau khi lai ghép giống, những cây thanh long vẫn cho hạt để có thể làm giống trồng rộng rãi. Những loại hạt giống này chỉ có thể mua từ những trung tâm sản xuất giống cây trồng vì khi người nông dân trồng thì trái thanh long hoàn toàn không có hạt. Cách trồng thanh long không hạt cũng có phần khác thanh long thông thường. Các bước thực hiện như sau:
2.1. Bước 1: Xử lý hạt giống
Hạt giống cần lựa chọn những đơn vị cung cấp uy tín để tỷ lệ nảy mầm cao, cây con khoẻ, sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu chọn được loại hạt giống tốt, cây sẽ có khả năng chống chịu lại sâu bệnh và cho năng suất cao. Hạt lựa chọn những hạt đầy, mẩy sau đó ngâm nước ấm rồi mới đem gieo. Sau khi hạt ngâm khoảng 4 – 6 tiếng sẽ được vớt ra, cho vào khăn mềm ẩm ủ. Nếu sau 5 ngày mà hạt thanh long không mọc mầm thì hạt đã bị hỏng và cần tiến hành ủ lại.
2.2. Bước 2: Chuẩn bị đất.
Đất để trồng giống thanh long này cần phải được xử lý kỹ để tạo độ ẩm, độ tơi xốp và thông thoáng. Theo thông tin của những nhà sản xuất giống cây trồng, đất cần phải được xử lý bằng KCI trộn với tro trấu. Đất sẽ có độ thoáng, tơi, đủ ẩm và dinh dưỡng cho hạt nảy mầm. Khi gieo hạt, người trồng cần chờ đến khi cây con phát triển cao đến 10cm thì có thể tách ra vườn hoặc ruộng để cây đủ chất phát triển.
Thông thường, cây thanh long có thể được trồng ở mọi loại đất, từ đất bạc màu, dễ bị xói mòn hay đất pha cát, đất phù sa, đất thịt. Người trồng cần phải cải tạo kỹ càng, làm sạch đất và cày bừa kỹ để tăng độ tơi xốp. Với khu vực đất xấu thì bón thêm phần hữu cơ vi sinh trước khi xuống cây giống khoảng 1 tuần. Mỗi cây thanh long cách nhau khoảng 3 – 4m để cây phát triển tốt và thuận tiện để chăm sóc.
2.3. Bước 3: Đặt cây giống
Cây thanh long sẽ cần trụ để làm giá đỡ để phát triển nên người trồng phải đặt trụ rồi cho cây giống. Trụ cao khoảng 1.6 – 2m và chôn sâu khoảng 0,4 – 0,5m tuỳ từng vùng đất. Sau khi đặt cây giống, người trồng sẽ tưới một chút nước để giữ ẩm cho gốc cây, đảm bảo đất, nước, chất dinh dưỡng cho cây.
Người trồng cần đảm bảo khoảng cách, mật độ cây, theo khuyến cáo của chuyên gia thì khoảng 900 – 1000 gốc/ha. Thanh long trồng đúng tiêu chuẩn khoảng cách sẽ giúp cho cây đủ ánh sáng để phát triển tốt. Quả thanh long của cây đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ có tròn to, vỏ mỏng, vùi dày và độ ngọt thơm.
Theo các kỹ sư nông nghiệp, loại thanh long này thích nghi với môi trường đất có hàm lượng đạm cao. Do vậy, trong một vụ thanh long, người trồng cần có ít nhất 3 lần bón phân đạm với nước và tưới xung quanh gốc cây. Khi tưới nước thì cần tưới cách gốc tránh bị úng rễ non. Ngoài ra, người trồng có thể bổ sung thêm phân Monopotassium Photphat để kích thích thân và rễ phát triển.
3. Lưu ý khi trồng thanh long không hạt
Mùa vụ chính của thanh long là khoảng tháng 10, tháng 11 dương lịch hàng năm. Đây là thời điểm thích hợp nhất để trồng thanh long bởi đất có độ ẩm cao, không bị phèn hay mặn. Thời tiết khá tốt, ít sâu bệnh nên cây non có thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Nếu ở vùng dễ bị thiếu nước tưới thì cần trồng vào khoảng tháng 5, tháng 6 để đảm bảo độ ẩm cho cây.
Để nâng cao năng suất cây trồng, người trồng có thể phun hoặc tưới thêm một số chế phẩm như HVP 301, Mymix…để cây sinh trưởng tốt hơn. Cây non chưa cần nhiều phân và loại phân cũng cần theo đúng kỹ thuật để cây con có đủ chất, không bị dư thừa gây thối rễ và chết cây.
Trên đây là một số thông tin về thanh long không hạt. Bạn có thể tham khảo để có thể trồng loại cây mới lạ này nhé!