Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn đọc các công thức tính thể tích của các khối đa diệ cơ bản như: hình lập phương, hình khối chóp, khối nón,….Cùng tham khảo để biết chi tiết nhé!
Xem thêm: Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Khái niệm về thể tích:
Thể tích của một hình, của một vật, hay một dung tích là một lượng không gian vật áy chiếm, là giá trị cho biết hình đó chiếm bao nhiêu phần trong không gian ba chiều.
Xem thêm: Hút bể phốt tại Hà Nội
Có thể tưởng tượng thể tích của một hình là lượng nước (hoặc không khí, cát,…) mà hình đó có thể chứa khi được làm đầy bằng các vật thể ở trên.
Đơn vị đo thể tích là mét khối; Ký hiệu là m³ (m3)
Đơn vị tính thể tích:
Trong Hệ đo lường Quốc tế (SI), đơn vị tiêu chuẩn của một thể tích là mét khối (m³). Hệ met cũng bao gồm các đơn vị lít (litre) như một đơn vị của thể tích, trong đó một lit là thể tích của khối lập phương 1 dm.
Như vậy:
- 1 lít = (1 dm)3 = 1000 cm3 = 0.001 m3. Vậy 1m3 = 1000 lít.
Một lượng nhỏ chất lỏng thường được đo bằng đơn vị mililit (ml)
- 1 ml = 0.001 lít = 1 cm3
Tương tự, một lượng lớn chất lỏng thường được đo bằng đơn vị Megalit (megalitre).
- 1 000 000 lít = 1000 mét khối = 1 mêgalít (Ml).
(Lưu ý Megalitre được kí hiệu là Ml, không phải ml như mililitre).
Công thức tính thể tích khối lập phương:
Hình khối lập phương là một hình khối 3 chiều có 6 mặt đều là hình vuông. Nói cách khác, đây là một hình hộp có tất cả cac cạnh bằng nhau.
Vậy nên, công thức tính thể tích hình lập phương cũng rất đơn giản. Đó là
V = s.3
Với V là thể tích, S là cạnh của hình lập phương.
Để tìm s3, bạn chỉ cần nhân s với chính nó 3 lần, tức là: s3 = s * s * s.
Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật:
Hình hộp chữ nhật là một khối 3 chiều với 6 mặt đều là hình chữ nhật. Một hình hộp chữ nhật đơn giản là một hình chữ nhật 3 chiều, hay hình môt hình hộp.
Hình lập phương cũng chính là một dạng đặc biệt của hình hộp chữ nhật với các cạnh của hình hộp chữ nhật đều bằng nhau.
Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật:
Thể tích = chiều dài (kí hiệu là: l) * chiều rộng (kí hiệu là: w) * chiều cao (kí hiệu là: h), hay V = lwh.
Công thức tính thể tích hình trụ:
Hình trụ là một hình khối không gian có 2 đáy phẳng là 2 hình tròn giống nhau và một mặt cong nối liền với 2 đáy.
Để tính thể tích hình trụ tròn, bạn cần biết chiều cao của hình đó và đường kính mặt đáy (hay khoảng cách từ tâm tới cạnh của hình tròn).
Công thức tính thể tích hình trụ tròn:
V = πr2h
Trong đó:
- V là thể tích
- r là bán kính của mặt đáy
- h là chiều cao của hình trụ
- π là hằng số pi
Công thức để tính thể tích hình trụ tròn rất giống với công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật: nhân chiều cao (h) với diện tích đáy. Đối với hình hộp chữ nhật, diện tích đáy là l * w, đối với hình trụ tròn, diện tích mặt đáy hình tròn bán kính r là πr2.
Công thức tính thể tích khối chóp:
Hình khối chóp là một hình không gian có đáy là một đa giác và các mặt bên của hình chóp giao nhạu tại một điểm gọi là đỉnh của hình chóp. Một hình chóp đa giác đều là một hình chóp có đáy là một đa giác đều.
Công thức tính thể tích của hình chóp đa giác đều:
V = 1/3bh
Trong đó:
- b là thể tích mặt đáy
- h là chiều cao của hình chóp
Công thức tính thể tích khối cầu:
Hình khối cầu là một vật thể không gian tròn hoàn toàn với khoảng cách từ một điểm bất kỳ trên mặt cầu tới tâm của hình cầu là một số không đổi. Để dễ hình dung, hình cầu chính là hình quả bóng.
Công thức tính thể tích hình cầu:
V = 4/3πr3
Trong đó:
- r là bán kính của hình cầu
- π là hằng số pi (3.14).
Trên đây là những công thức tính thể tích các khối hình phổ biến được nhiều bạn đọc quan tâm. Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ, bạn đã nắm rõ được công thức tính thể tích hình khối rồi.
Xem thêm: Hướng đặt bồn cầu nhà vệ sinh