Theo bác sĩ Michael Breus, nếu xác định được đồng hồ sinh học dựa trên giấc ngủ, bạn sẽ trở nên năng động hơn và ít mệt mỏi hơn trong ngày. Ông đã khảo sát và chia thành 4 nhóm người phổ biến với tên gọi ngộ nghĩnh: “gấu”, “sư tử”, “chó sói” và “cá heo”.
Bác sĩ Michael cho rằng nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và rất khó thức dậy vào buổi sáng, bạn có thể đã không có một lịch trình hàng ngày theo đồng hồ sinh học của mình. Vì thế, hãy cùng xem bạn thuộc nhóm người nào để biết cách lên thời gian biểu khoa học và hợp lý nhất nhé.
1. Lên thời gian biểu hợp lý cho “gấu”
Trên thực tế, có đến 50-55% số người trên thế giới có lịch trình hằng ngày theo nhóm “gấu”. Những người thuộc nhóm này có một lịch trình ngủ ổn định nhưng họ thường cảm thấy rằng mình không ngủ đủ giấc. Ngoài ra, họ thường thức khuya vào ngày Chủ nhật và cảm thấy hơi mệt khi bắt đầu tuần mới.
Nếu bạn nhận ra mình có đồng hồ sinh học thuộc nhóm “gấu”, hãy tham khảo cách cải thiện thời gian biểu sau đây để tận dụng thời gian hoạt động hiệu quả nhé:
7 giờ sáng – 11 giờ sáng: Hoạt động cá nhân
- Thức dậy và tập thể dục trong vòng từ 8-10 phút.
- Ăn một bữa ăn sáng thịnh soạn và uống cà phê: điều này sẽ giúp bạn không ăn quá nhiều vào buổi tối và lượng calo dư thừa sẽ cung cấp cho bạn năng lượng cần thiết cho cả ngày.
11 giờ sáng – 6 giờ tối: Làm việc năng suất tối đa
- Trước tiên, làm những việc đòi hỏi nhiều năng lượng và sự tập trung, bạn sẽ hoàn thành công việc nhanh hơn trong khung giờ này.
- Thông thường, bạn sẽ bắt đầu mệt mỏi khi bước vào giờ ăn trưa, vì thế, hãy đi dạo. Màu sắc tươi sáng của ánh mặt trời sẽ kích thích trí não của bạn và sẽ giúp chống lại cơn buồn ngủ.
- Ăn trưa lúc 12 giờ sẽ cung cấp cho bạn năng lượng cho phần còn lại của ngày.
- Đến 2 giờ chiều, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi một lần nữa. Vì vậy, bạn có thể sắp xếp các cuộc họp và nghỉ giải lao để giúp bạn vượt qua buổi chiều.
6 giờ tối – 10 giờ tối: Chăm sóc sức khỏe
- Đây là thời gian tốt nhất để tập luyện thể dục giúp tăng cường sức khỏe.
- Bạn nên ăn tối nhẹ sau khi tập thể dục, điều này sẽ giúp bạn hấp thu nhiều protein và ít carbohydrate hơn.
10 giờ tối – 11 giờ tối: Nghỉ ngơi cuối ngày
- Nhóm “gấu” thường hay thức khuya và cảm thấy ngủ không đủ nên sẽ dễ mệt mỏi vào buổi sáng. Vì vậy, bạn nên điều chỉnh giờ đi ngủ của mình bằng cách tắt các thiết bị điện tử lúc 10 giờ tối.
- Vào lúc 11 giờ, bạn nên lên giường và sẵn sàng cho giấc ngủ.
>>> Bạn có thể quan tâm: 7 lý do khiến bạn ngủ hay bị tỉnh giấc giữa đêm
2. Cách lập thời gian biểu khoa học cho nhóm “sư tử”
Có 15% số người thuộc nhóm “sư tử”. Nếu thuộc nhóm này, bạn có thể thức dậy ngay cả trước khi mặt trời mọc và làm 80% các công việc thường ngày trước khi mọi người thức dậy. Nhưng “sư tử” thường không thể tràn đầy năng lượng vào buổi chiều và buổi tối. Họ mệt mỏi và có thể cảm thấy buồn chán khi đi chơi với bạn bè trong khoảng thời gian này.
Nếu bạn thuộc nhóm “sư tử”, bạn cần sắp xếp lịch sinh hoạt hàng ngày khoa học hơn để buổi tối không bị đuối sức. Để làm việc, học tập đạt hiệu quả, năng suất cao, bạn cần lập thời gian biểu như sau: