Thưởng trà nghệ thuật như thế nào mới là đúng cách?

Thưởng trà, đã từ lâu trở thành một nghệ thuật hướng con người đến lối sống tinh tế nhẹ nhàng, đề cao sự tao nhã trong từng thao tác. Đối với người Việt Nam nói chung và người dân Đông Á nói riêng, việc uống trà thưởng trà chính là nét đẹp văn hóa, một giá trị tinh thần cần lưu giữ cho thế hệ mai sau.

Nói cách khác, việc thưởng trà chính là cách giáo dục nhân cách sống điềm tĩnh, xử sự nhẹ nhàng. Chính vì vậy, uống trà thưởng trà không chỉ là cách giảng dạy văn hóa mà còn cách giúp con người tìm được sự bình yên trong tâm hồn.

1. Không khí việc thưởng trà như thế nào?

Nhắc đến việc thưởng thức trà đạo, hay thưởng trà cần phải có một bầu không khí nhất định. Bầu không khí này cần phải có sự yên tĩnh, lắng đọng. Khi có bầu không khí phù hợp việc uống trà sẽ được ngon hơn.

Không thể uống trà trong bầu không khí ồn ào, hay môi trường quá đông đúc. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc uống trà. Bởi vì thông qua cách uống trà hay thưởng trà sẽ biết được cách hành xử và văn hóa của một đất nước như thế nào. Trà không chỉ là thức uống mà nó còn giúp quốc gia phát triển kinh tế hơn. Hơn hết nó còn là tâm huyết của rất nhiều nghệ nhân để truyền bá nghệ thuật uống trà cho mọi người.

2. Nghệ thuật thưởng trà của người Việt Nam

Nghệ thuật uống trà của người Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng với những đất nước Á Đông khác. Tuy nhiên, tục uống trà của người Việt Nam lại phong phú hơn. Ở mỗi miền khác nhau cách uống trà cũng có những điểm khác biệt nhất định. Từ cách uống cầu kỳ đến cách uống bình dân nhất. Mỗi chén trà đều là một câu chuyện rất đáng để kể.

2.1. Giới thiệu

Để có một chèn trà ngon, điều kiện tiên quyết đầu tiên phải có đó chính là chọn được nước pha trà tinh khiết. Cầu kỳ nhất là cách lấy nước từ những hạt sương đọng trên lá sen vào buổi sáng sớm để pha trà. Giản dị hơn thì có thể dùng nước lọc bình thường để pha trà. Tùy vào độ tinh tế, và cái tâm của người pha mà mỗi nơi sẽ có cách pha khác nhau.

Châm ngôn được lưu truyền từ ngàn xưa đến nay, về cách pha trà mà người đời sau cần học hỏi đó là: “Trà dư, tửu hậu”, “Rượu ngâm nga, trà liền tay”. Hoặc bạn cũng có thể biết thêm vài câu phổ biến như: “Bán dạ tam bôi tửu. Bình minh nhất trản trà”…

2.2. Nghệ thuật trà Việt Nam:

Nói đến nghệ thuật trà của người Việt Nam người ta sẽ nghĩ ngay đến nét uống trà của người Hà Nội. Chính vẻ thanh lịch, tao nhã và sự cầu kỳ trong cách lựa trà và chế biến trà đã nâng tính thẫm mỹ trong văn hóa uống trà của người Hà Nội rất cao.

Với những khu vực vùng miền khác, người ta thường ưa chuộng loại trà “Mộc”, loại trà không ướp hương nhiều. Người Hà Nội lại thích uống chè sen, trà nhài, trà ngâu hay trà cúc…Trong đó, trà Sen được xem là một trong những loại trà quý hiếm, người Hà Nội rất thích dùng. Trà sen dùng là quà biếu, tri ân khách hàng rất được đề cao.

Trà sen có nguồn gốc từ Hà Giang. Để sản xuất được 1 kg trà sen, người ta phải dùng đến 1000 đến 1200 bông sen tươi để giữ được hương cao nhất. Vì vậy, giá của trà sen cũng rất cao, giá luôn dao động ở mức 2 đến 3 chỉ vàng một cân.

>>>>> Cách chọn chè khô ngon cực chuẩn, bạn nên đọc qua

2.3. Sơ lươc về trà sen

Trà sen được sản xuất nhiều nhất ở Hà Nội, hiện nay chủ yếu các gia đình làm thủ công là chính. Do đó, mọi công đoạn đều được thực hiện hết sức cẩn trọng và tỷ mỉ nhất. Trà được sản xuất phải là những lá trà tươi, đã được rửa thật sạch. Sau đó hãm trong nước sôi, lưu ý nước sôi chỉ được sủi tăm cá, như vậy trà mới giữ được màu xanh và độ thơm dịu ngọt nhất.

Sẽ tuyệt vời hơn nếu như bạn sử dụng bát sành để uống trà sen. Vì như vậy, trà sẽ giữ được mùi vị và độ nóng vừa phải. Khi uống cũng không cảm thấy ngọt lợ hay lạnh cuống họng. Thông thường chè sen sẽ được ủ nóng trong bếp than, sau đó chắt bỏ nước trong nồi ra chuyên để rót vào tách nhỏ uống.

Người Việt Nam ưa chuộng loại trà xanh, chế biến phương pháp thủ công. Nó thường gọi là trà mộc hay trà mốc câu. Sở dĩ nó có tên gọi như vậy là vì khi phơi hay sấy khô nó sẽ quăn lại giống như hình mốc câu.

3. Giá trị văn hóa thưởng trà Việt Nam

Thưởng trà hay nói cách khác là “đạo trà” là một nét đẹp luôn cần phải trân trọng trong đời sống. Đây cũng được xem là một trong những cách nói đầy ẩn ý. Cho dù tâm trạng không tốt, thời tiết nóng hay lạnh, mọi vật có thể trôi nhanh bất ngờ, nhưng chúng ta đều sẵn lòng ngồi lại để uống một tách trà cùng nhau. Cái đẹp của việc uống trà, thưởng trà sâu xa hơn chính là như vậy. Uống trà là cách ứng xử văn hóa, thưởng trà chính là nét đẹp văn hóa.

Nhìn dưới những góc độ khác nhau, việc thưởng trà dường như có sự nâng cấp hơn so với việc uống trà bình thường. Người Việt Nam có thể uống trà bất kỳ thời gian nào. Họ uống như một thói quen, một hoạt động không thể thiếu trong đời sống hằng ngày.

Tuy nhiên thưởng trà chỉ dành cho một bộ phận những người có đam mê và hiểu mức nhất định về trà. Dĩ nhiên, nó không dành cho số đông, việc thưởng thức trà và thưởng trà là hoàn toàn khác nhau.

Thưởng trà cần sự tế nhị, khả năng trình độ am hiểu và tư duy nhất định. Việc thưởng trà lúc nào cũng toát lên nét thanh tao, nhẹ nhàng nhất định. Nó là sự giao thoa giữa hành động và ý thức con người. Sự tiếp cận mang tính không gian và thời gian nhất định. Đó là lý do vì sao việc thưởng trà luôn trường tồn cùng thời gian.

>>>>>> Uống nước chè khô có tác dụng gì? Uống chè nhiều tốt hay xấu?

4. Nghệ thuật thưởng trà đúng cách

Theo tác giả Trà Kinh, Trà sư Lục Vũ cho rằng: Trà ngon là phải đúng lửa, đúng nước. Nươc s dùng để pha trà nên dùng là nước giếng, nước mưa hay nước sương.

Đun nước trà cũng nên chọn loại than hoa, cháy không quá mạnh để ảnh hưởng đến mùi vị của trà. Canh độ lửa thích hợp để không làm đánh mất hương vị nguyên bản của trà. Vì nó làm trà đắng hơn. Các cụ ngày xưa thường dùng ấm đất nấu trà để giữ độ nóng vừa phải, ngày nay người ta dùng ấm điện đễ hỗ trợ việc giữ nhiệt cho trà tốt hơn.

4.1. Chọn trà ngon

Để xác định đâu là trà ngon: Bạn cần xác định dựa trên các tiêu chuẩn sau:thanh, sắc, vị, thần. Để trà không quá nhạt hay quá đậm bạn cần cân chỉnh tỷ lệ vừa đủ để để khi pha trà được màu sắc hài hòa. Bạn cũng có thể cân chỉnh theo tỷ lệ bản thân và gia đình thường uống cho phù hợp..

4.2. Chọn chén uống trà

Có câu: “Tam bôi tứ bình” ý nói về chén trà và ấm trà. Hai dụng cụ quen thuộc cần phải có khi uống trà hiện nay. Lựa chọn được bộ ấm trà và chén trà sẽ giúp quá trình thưởng trà đúng vị hơn.

Ngoài chén trà và ấm trà, cũng không thể nào quên đi ngũ quần của trà. Ngũ quần ở đây có nghĩa là bạn tri kỷ uống trà cùng. Bạn hãy nghĩ thử xem, việc thưởng trà sẽ chẳng còn điều gì thú vị nếu như bạn thiếu đi một người bạn tâm giao cùng đàm đạo say trà phải không nào?

4.3. Cách thưởng trà

Thưởng trà phải dùng đến 5 giác gian: Mắt để cảm nhận màu sắc, dùng mũi để ngửi hương vị, dùng tai để nghe, dùng lưỡi để nếm và dùng tay để cầm. Đặc biệt là phải dùng tâm để pha trà. Dùng cái tâm để cảm nhận được sự trọn vẹn trong suy nghĩ mà trà mang đến.

Dụng tâm pha trà, dụng tâm để cảm nhận trà để cảm nhận giá trị tuyệt hảo nhất. Vì vậy, sự hiểu biết và đam mê cách pha trà sẽ góp phần tạo ra một chén trà có tính nghệ thuật cao. Sự tu dưỡng bản thân cũng là cách dụng tâm trong cách thưởng trà.

Người xưa rất chú trọng vào việc pha trà, thứ nhất cần không gian thanh tịch. Thứ hai cần tinh thần thưởng trà đúng mực. Uống trà đúng cách sẽ giữ được lễ độ của bản thân, khí chất thiền định. Chính vì vậy, việc vệ sinh chân tay luôn được chú trọng. Điều đó, là điều cần thiết để bạn có thể xây dựng sự tự tôn cho bản thân với người khác.

5. Cách thức thưởng trà

5.1. Cách ngồi vào bàn trà

Khi ngồi vào bàn trà bạn nên giới thiệu sơ lược về từng loại trà. Mỗi loại trà đều có những đặc trưng riêng, để trở thành người có hiểu biết về trà bạn cần dành thời gian nghiên cứu nhất định.

Trong đó, việc biểu hiện thành ý mời trà cũng tạo nên yếu tố quan trọng để tạo nên không khí hòa nhã. Giúp buổi uống trà trở nên ấp cúng hòa nhã hơn.

5.2. Lựa chọn chén trà phù hợp

Một chén trà phù hợp có thể giúp việc thưởng trà trở nên thi vị hơn. Nếu dùng thưởng trà nên dùng thêm chén thưởng hương. Chén trà cần chú trọng màu sắc hòa nhã, hình dạng tối giản, không quá màu mè họa tiết rối mắt. Có thể dùng những loại chén có giá trị về mặt văn hóa lịch sử để tăng thêm tính dân tộc khi thưởng trà.

Sử dụng nước sôi để tráng trà trước khi pha. Vừa đảm bảo khử trùng cho chén trà, đồng thời vừa làm ấm chén trà. Nếu bạn sử dụng bộ trà điện thông minh sẽ có chế độ tự động tráng sôi sẽ hiệu quả hơn.

5.3. Dụng cụ lấy trà và pha trà

Dụng cụ lấy trà có thể bằng tre hoặc bằng gỗ, bạn nên lấy lượng trà vừa đủ không để nó rơi thừa ra ngoài. Châm nước trà nóng để loại bỏ bụi bẩn, giúp trà có màu sắc đẹp hơn. Lần pha trà thứ hai được gọi là hãm trà, thời gian hãm trà từ 1 đến 2 phút, để có hương vị mê đắm hơn.

5.4. Rót trà mời khách

Cần lưu ý những bước sau:

  • Rót trà luôn đề cao sự khéo léo và tinh tế nhất định, trước khi rót trà mời khách. Bạn cần dùng kẹp để đặt trà lên khay theo một trình tự nhất định.
  • Cầm chén trà bằng 3 ngón tay, giữ và nâng phần đáy chén. Trong đó, phần ngón cái và ngón trỏ thì đỡ miệng chén. Chỉ nên nâng chén đưa lên mũi theo chiều từ trái sang phải để hương trà bốc lên mùi thơm thức tỉnh giác quan. Sau đó, nhấp từng ngậm trà một không cần vội vàng bạn nhé!
  • Khi rót trà cũng nên 2/3 không nên rót đầy, như vậy gọi là phép lịch sự tối thiểu khi mời khách hoặc thưởng trà.

Hy vọng rằng, với những thông tin chúng tôi cung cấp và chia sẻ bạn đã có thể hiểu rõ hơn về cách thưởng trà truyền thống của người Việt Nam. Từ đó, có thêm cho mình những kiến thức bổ ích hơn ứng dụng cuộc sống để nâng cao giá trị bản thân. Chúc bạn thành công!