Giáo án môn Tiếng việt lớp 1 theo chương trình GDPT mới là tài liệu vô cùng bổ ích giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.
- Mẫu kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp giáo viên đại trà
- 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy – Tổng thể các môn
- Bài thu hoạch chương trình giáo dục tổng thể tất cả các môn
1. Giáo án môn Tiếng việt sách Cánh Diều
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
LỚP 1: TIẾNG VIỆT
Bài 55: an – at
Thời lượng: 2 tiết
(Tiếng Việt lớp 1 tập 1 trang 102, 103 sách Cánh Diều)
I. Mục tiêu: Bài học giúp học sinh hình thành các phẩm chất và năng lực sau:
1. Phẩm chất chủ yếu:
– Góp phần hình thành phẩm chất nhân ái (bước đầu biết cảm nhận về vẻ đẹp của giàn mướp, từ đó hình thành tình cảm với thiên nhiên.)
2. Năng lực chung:
– Kiên nhẫn, biết quan sát, trình bày đẹp bài tập viết.
– Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ, trong lớp.
3. Năng lực đặc thù:
+ Đọc:
– Nhận biết vần an, at; đánh vần,đọc đúng tiếng có vần an, at.
– Nhìn chữ, tìm đúng các tiếng có vần an, vần at.
– Đọc đúng vần an, at, tiếng từ có vần an, at. Đọc đúng và rõ ràng bài Tập đọc Giàn mướp. Tốc độ đọc tốc độ vừa phải: 40 tiếng/ 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu. Bước đầu biết đọc thầm. Đọc được các tiếng khó (bướm, giàn mướp, khe khẽ ).
+ Viết đúng chữ viết thường.: an, at, bàn, nhà hát. Biết ngồi viết đúng tư thế.
+ Nói: Nói rõ ràng các ý tưởng, ý kiến thảo luận các câu hỏi trong nội dung bài học.
– Hiểu bài tập đọc Giàn mướp.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học:
1. Phương pháp dạy học chính:
– Đọc thầm, đọc cá nhân, đọc nhóm, đọc tổ, đọc cả lớp, thi đua.
– Tổ chức hát thư giãn.
2. Phương tiện dạy học:
– Máy tính có kết nối internet, máy chiếu, bộ loa.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
– Tranh, Video được quay sẵn về giàn mướp.
– Tranh ảnh về nhà hát, thợ hàn, màn, con ngan, cái bát, hạt đỗ, quả nhãn.
2. Học sinh:
– Bộ đồ dùng.
– Vở bài tập Tiếng việt,tập 1.
IV. Các hoạt động học:
Tiết 1
Hoạt động tổ chức, hướng dẫn của GV
Hoạt động học tập của HS
Hoạt động 1: Khởi động: 5 phút
– Mục tiêu : Nhận biết vần an, at; đánh vần,đọc đúng tiếng có vần an, at. Nói rõ ràng ý kiến bản thân về sự khác nhau của vần an và vần at.
– Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Đọc cá nhân, tổ , cả lớp-Hôm nay các em sẽ được học hai vần mới. Bạn nào đọc được hai vần mới này?
+ GV chỉ từng chữ a và n. Mời HS đọc.
(Sử dụng đồ dùng che từng âm a, n rồi nhập lại = an.
+ GV chỉ từng chữ a và n. Mời HS đọc.
(Sử dụng đồ dùng che từng âm a, t rồi nhập lại = at.
+ GV chỉ vào từng chữ, mời cả lớp đọc.
– Bạn nào phân tích, đánh vần được 2 vần mới này?
– GV: Hãy so sánh vần an và vần at khác nhau chỗ nào?
– GV chỉ vào mô hình từng vần, mời HS đánh vần, đọc trơn:
at an
at an
– Cùng với HS nhận xét chỉnh sửa bài
– Chúng ta vừa học được học 2 vần mới nào?
– Các em có muốn biết được trong bài học hôm nay, những tiếng gì có vần mới học không, chúng ta cùng tìm hiểu qua hoạt động tiếp theo nhé? – an, at
– 2 HS đọc: a – n – an
-2 HS đọc: a – t – at
– Cả lớp đọc: an, at
– 1 HS: Vần an âm a đứng trước, âm n đứng sau. -> a – n – an
– 1 HS: Vần at âm a đứng trước, âm t đứng sau. -> a – t – at
– 1 HS: 2 vần khác nhau là:
+ Vần an có âm a đứng trước, âm n đứng sau.
+ Vần at có âm a đứng trước, âm t đứng sau.
– HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, tổ, cả lớp:
->a – nờ – an / an
->a – tờ – at / at
HS nhận xét chỉnh sửa bài
– Cả lớp nói: vần an, vần at
– Có ạ!
Sản phẩm đánh giá kết quả: Học sinh đọc đúng tiếng có vần an, at. Nói được được rõ ràng về sự khác nhau giữ vần an và vần at. Thái độ vui vẻ, tươi cười, chờ đón, hợp tác.
Hoạt động 2: Khám phá (BT 1: Làm quen): 15 phút
– Mục tiêu: Nhìn chữ, đọc đúng tiếng từ mới có vần an, vần at.
– Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Đọc cá nhân, đọc nhóm, cả lớp; hộp đồ dùng.
2.1. Dạy từ khóa: bàn: 8 phút
– GV chỉ vào cái bàn, hỏi: Đây là cái gì?
– GV giải thích: Cái bàn dùng để ngồi học, làm việc hoặc ăn cơm.
– GV: tiếng mới hôm nay ta học là tiếng: bàn.
– Trong tiếng bàn, vần nào là vần chúng ta đã học? Và tiếng bàn có thanh gì?
– Bạn nào phân tích, đánh vần, đọc trơn được tiếng bàn?
– GV chỉ vào mô hình tiếng bàn, mời HS đánh vần, đọc trơn:
b
bàn
àn
-Y/c HS ghép vần an và tiếng bàn
– Cùng với HS nhận xét chỉnh sửa bài
– 1 HS trả lời: cái bàn
– 1 HS nhắc lại: bàn
– 1 HSTL: vần đã học: an , thanh huyền.
– 1 HS: tiếng bàn có âm b (bờ) đứng trước, vần an đứng sau, dấu huyền đặt trên âm a -> bờ – an – ban- huyền- bàn/ bàn.
– HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, tổ, cả lớp:
->bờ – an – ban – huyền – bàn/ bàn
– HS ghép: an, bàn
– Cùng nhau nhận xét chỉnh sửa bài
2.2. Dạy từ khóa : nhà hát: 7 phút
– GV chỉ vào tranh hình nhà hát, hỏi: Trong vẽ gì?
– GV: Nhà hát là nhà được xây dựng lớn chuyên dùng làm nơi trình diễn các tiết mục nghệ thuật sân khấu cho mọi người xem: như nhà hát thành phố, nhà hát cải lương, nhà hát kịch trung ương
– GV: từ mới hôm nay ta học là từ: nhà hát.
– Trong từ nhà hát, tiếng nào là tiếng chúng ta đã học?
– Bạn nào phân tích, đánh vần, đọc trơn được tiếng hát?
– GV chỉ vào tiếng hát, y/c cả lớp đọc :
– GV chỉ vào mô hình từ nhà hát, mời HS phân tích, đọc trơn:
nhà
nhà hát hát
– Y/c HS ghép vần at và từ nhà hát
– Cùng với HS nhận xét chỉnh sửa bài
– Chúng ta vừa học được học 2 tiếng mới nào?
– Bạn nào đọc lại được 2 tiếng mới này?
– Chúng ta vừa học được học từ mới nào?
– Bạn nào đọc lại được từ mới này?
– Cùng với HS nhận xét chỉnh sửa bài
– 1 HS trả lời: nhà hát
– 1 HS nhắc lại: nhà hát.
– 1 HSTL: Tiếng đã học là tiếng nhà.
– 1 HS: tiếng hát có âm h (hờ) đứng trước, vần at đứng sau, dấu sắc đặt trên âm a -> hờ – at – hát- sắc- hát/ hát.
– HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, tổ, cả lớp:
– 1 HS từ nhà hát có tiếng nhà đứng trước, tiếng hát đứng sau.
-> nhà hát
– HS ghép: at, nhà hát
-Cùng nhau nhận xét chỉnh sửa bài
– 1 HS nói: tiếng bàn, tiếng hát.
– HS: bờ – an – ban – huyền – bàn/ bàn; hờ – at – hat – sắc – hát/ hát
– nhà hát
– 1 HS đọc: nhà hát
– Cùng nhau nhận xét chỉnh sửa bài
Sản phẩm đánh giá kết quả: Học sinh phân tích, đọc đúng tiếng từ mới. Thái độ vui vẻ, tươi cười, chờ đón, hợp tác, chia sẻ.
Hoạt động 3: Luyện tập (BT 2): 15 phút
– Mục tiêu:
+ Nhìn chữ, tìm đúng các tiếng có vần an, vần at.
+ Viết đúng chữ viết thường.: an, at, bàn, nhà hát. Biết ngồi viết đúng tư thế.
– Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Cá nhân, cả lớp, quan sát.
3.1.Mở rộng vốn từ: (BT 2): 5 phút
– GV chiếu nội dung BT 2 lên màng hình;
– Quan sát 6 bức tranh trên bảng, hãy nêu tiếng thích hợp với mỗi tranh?
– GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình không theo thứ tự, mời 1 HS đọc; mời cả lớp đọc.
– GV: BT 2 y/c: Hãy tích những tiếng có vần an, vần at. Cô mời cả lớp hãy mở VBT Tiếng Việt hoàn thành BT 2.
– Mời 1 HS nói kết quả đúng.
– Cùng với HS nhận xét bài làm.
– HS quan sát
– HS trả lời: nhãn, thợ hàn, bát, hạt đỗ, màn, ngan
– 1 HS đọc.
– Cả lớp cùng đọc: nhãn, thợ hàn, bát, hạt đỗ, màn, ngan
– Cả lớp mở vở,làm bài cá nhân vào VBT.
– 1 HS nói: nhãn, hàn, bát, hạt , màn, ngan
– Cùng nhau nhận xét chỉnh sửa bài
3.2. Tập viết (bảng con- BT 4): 10 phút
– GV giới thiệu chữ mẫu: an, at, bàn, nhà hát, mời 1 HS đọc.
– GV vừa viết mẫu, vừa giới thiệu chữ mẫu
an, at, bàn, nhà hát
– Y/c HS viết chữ vào bảng con.
– Mời 3HS lên trước lớp, giơ bảng cho cả lớp nhận xét.
– Cùng với HS nhận xét bài làm.
– 1 HS đọc: an, at, bàn, nhà hát
– Chú ý, quan sát
– Cả lớp viết bài vào bảng con.
– Cùng nhau nhận xét chỉnh sửa bài
Sản phẩm đánh giá kết quả: Học sinh ngồi đúng tư thế viết đúng đẹp các chữ an, at, bàn, nhà hát. Kiên nhẫn, biết quan sát, trình bày đẹp bài tập viết.
Nghỉ hết tiết 1: Y/c HS cất bảng con. Vừa hát bài : Cả nhà thương nhau vừa nhún theo điệu nhạc. (5 phút)
TIẾT 2
Hoạt động 4: Tập đọc (BT 3)
– Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng, tốc độ vừa phải bài Tập đọc Giàn mướp. Tốc độ đọc khoảng 40 tiếng trong 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu. Bước đầu biết đọc thầm. Đọc được các tiếng khó (bướm, giàn mướp, khe khẽ).
– Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Đọc thầm, đọc cá nhân, đọc nhóm, thi đua.4.1. Giới thiệu bài: 3 phút
– GV chiếu bài tập đọc lên màng hình, chỉ tên bài: Bạn nào biết bài tập đọc có tên là gì?
– GV chỉ vào tên bài, mời cả lớp đọc:
– GV: Trong tên bài, tiếng nào có vần an?
– GV chiếu lên màng hình video được quay sẵn về giàn mướp.
– GV: Em quan sát video, em nhìn thấy những gì?
– GV: Bài tập đọc này nói về giàn mướp của bạn Hà.
– GV : sau đây mời các em luyện đọc bài tập đọc Giàn mướp để biết thêm về giàn mướp của bạn Hà nhé.
– 1 HS trả lời: Giàn mướp
– Cả lớp đọc: Giàn mướp
– 1 HS: Tiếng Giàn có vần an
– Quan sát, theo dõi.
– 1 HS: Giàn mướp có nhiều nụ hoa và quả. Có nhiều con bướm bay xung quanh giàn mướp.4.2: Hướng dẫn HS luyện đọc: 25 phút
a) HS nghe GV đọc mẫu toàn bài
Yêu cầu HS để ý chỗ ngắt hơi ở chỗ kết thúc một câu.
Giàn mướp nhà Hà vừa ra nụ đã thơm mát// Lắm hôm/ Hà vừa đếm nụ hoa vừa khe khẽ hát cho giàn mướp nghe // Có cả đàn bướm về tụ họp // Có lẽ nhờ thế mà mùa hè năm đó// giàn mướp sớm ra quả//
Theo dõi, theo từng dòng thơ và chú ý cách nghỉ hơi.
b)Tổ chức cho HS đọc tiếng, từ ngữ:
– Yêu cầu HS đọc các từ khó đọc hoặc dễ phát âm sai do phát âm tiếng địa phương trên slide đã in đậm các từ ngữ khó:
MN: bướm, giàn mướp, khe khẽ, sớm
MB: ra, nụ, lắm, lẽ, năm,
– GV: chiếu lên màng hình tranh giàn mướp, giải nghĩa từ giàn mướp (vật gồm nhiều thanh tre, nứa đan hay ghép lại với nhau, thường đặt nằm ngang trên cao, dùng cho cây leo
– Chỉ bảng, cho HS đọc các từ ngữ. Lưu ý, chỉ bất kì không theo thứ tự. Nếu từ nào HS không đọc được thì yêu cầu HS đánh vần rồi đọc trơn.
– Nhiều HS đọc to trước lớp mỗi em đọc một tiếng, bạn này đọc xong mời bạn khác.
– Theo dõi, quan sát
– HS đọc cá nhân, đồng thanh từng dòng thơ.
c)Tổ chức cho HS đọc từng câu
– GV: Bài có mấy câu?
– Tổ chức cho HS cả lớp đọc nối tiếp câu.
– Cùng với HS nhận xét bạn đọc bài.
d) Tổ chức HS đọc cả bài
– Tổ chức cho HS đọc trong nhóm 2 HS.
– GV theo dõi , hỗ trợ những nhóm đọc chưa tốt.
– Tổ chức cho HS thi đọc đúng , một lượt 2HS/nhóm.
– Hỏi:
+ Nhóm nào đọc đúng, không vấp, rõ ràng?
+ Thế nào là đọc tốt?
– GDHS: Đọc đúng, đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải, biết ngắt hơi chỗ có dấu phẩy, dấu chấm.
-1 HSTL: bài có 4 câu.
– 4 HS lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi bạn 1 câu trong bài; luân phiên nhau đến hết bài.
Chú ý: Bạn đầu tiên đọc cả tên bài.
– 2 HS cùng bàn đọc bài với nhau.
– Các nhóm lần lượt xung phong đọc.
4 cặp HS bất kì thi đua đọc với nhau. Các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bạn đọc.
– HS trả lời:
+ Nhóm đọc đúng, không vấp, rõ ràng là…
+ Đọc tốt là đọc to, rõ ràng, không vấp, không quá chậm, không quá nhanh, biết ngắt dòng…
– 2 HS đọc bài.
Sản phẩm đánh giá kết quả: HS đọc đúng các từ ngữ trong bài , đọc đúng các câu, ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc đúng cả bài tập đọc.
Hoạt động 5: Tìm hiểu bài đọc: 5 phút
– Mục tiêu: Hiểu và trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung của bài.
– Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Đọc thầm, đọc cá nhân. Hỏi đáp.-GV: Bài tập Y/c: Hãy khoanh tròn vào ý đúng?
– Hãy đọc thầm bài tập đọc giàn mướp và làm bài tập vào VBT Tiếng Việt, tập 1
– Tổ chức cho HS trình bày đáp án đúng.
– GV: Bài đọc cho em biết điều gì?
– GV nhận xét, chốt ý. GDHS: Chúng ta quan tâm, dành tình cảm đến những cảnh vật xung quanh mình là góp phần bảo vệ thiên nhiên môi trường.
– HS thực hiện cá nhân. Khoanh vào ý đúng:
a) Giàn mướp thơm ngát.
b) Hà khẽ hát cho giàn mướp nghe.
-1 HS đọc đáp án đúng. Cả lớp đọc đồng thanh: Giàn mướp thơm ngát.- Hà khẽ hát cho giàn mướp nghe.
– HS trả lời: Giàn mướp rất thơm, bạn Hà rất thích và thường hát cho giàn mướp nghe, nên giàn mướp sớm ra quả.
Sản phẩm đánh giá kết quả: HS hiểu được Hà rất yêu thích giàn mướp, thường hát cho giàn mướp nghe nên giàn mướp sớm ra quả.
Hoạt động 6. Tổng kết giờ học: 3’
Giáo viên cùng học sinh nhận xét về giờ học.
+ Ưu điểm, nhược điểm (nếu có)
+ Dặn dò: Dặn học sinh về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài 56: Sói và Sóc
2. Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
BÀI: OP, ÔP, ƠP
I. Mục tiêu
*Kiến thức: Đọc và viết được: op, ôp, ơp, lốp xe, tia chớp. Đọc được các từ và đoạn ứng dụng. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ao hồ.
* Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập.
* Phát triển phẩm chất học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học
* Tivi
* Tranh minh hoạ
Bộ ghép vần của GV và học sinh.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động học tập của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
1. Ôn bài học tiết trước.
– 2 – 3 HS đọc lại bài hôm trước học:
ap, p, âp
rạp, sạp, tháp bắp, cặp, ặp đập, mập, nấp
xe đạp, cặp da, cá mập
Tôi là ai?
Tìm các tiến chứa vần ap, p, âp.
– Hs chia sẻ sau khi nghe bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Nhận biết
HS quan sát bức tranh trên màn hình, thảo
luận, trao đổi với bạn bên cạnh về bức tranh.
– HS nêu nội dun bức tranh theo ý hiểu…
– HS quan sát và lắng nghe
– HS quan sát và lắng nghe
HS đọc đồn thanh câu theo g iáo viên: “Mưa rào…đớp mưa”
– Học sinh đồng thanh nhắc lại tên bài
GV quan sát theo dõi, nhận xét, tuyên dương, khen ngợi hs.
Yêu cầu hs quan sát và thảo luận Quan sát, nhắc nhở iúp đỡ hs (Con thấy gì trong bức tranh?)
– GV kết luận…
– GV giới thiệu và chiếu câu: “Mưa rào…đớp mưa”
– Gv đọc mẫu câu trên
– GV giới thiệu tron câu “Mưa rào…đớp mưa” có 3 vần mới mà hôm nay các con sẽ học
– Giáo viên giới thiệu bài
Hoạt động 2: Đọc
* Đọc vần
– Quan sát 3 vần op, ôp, ơp trên màn hình so sánh giống và khác nhau ở điểm nào?
– HS trả lời…
– HS quan sát và lắng nghe
– HS đọc đánh vần cá nhân, dãy, cả lớp
– Hs sử dụng đồ dùng ghép vần op, ôp, ơp và
phân tích vần op, ôp, ơp.
– Hs đọc lại vần
– HS trả lời:…
* Đọc tiến
– HS đánh vần tiến “họp”
– HS đánh vần, đọc trơn tiến “họp”
– HS đánh vần các tiến (Cá nhân, cả lớp)
– HS đọc trơn các tiến (Cá nhân, cả lớp)
– HS quan sát bức tranh trên màn hình
– HS đọc đánh vần, đọc trơn, phân tích từ ứn dụng: Con cọp, lốp xe, tia chớp.
– HS đọc lại toàn bài trên màn hình.
Hoạt động 3: Viết
*Viết bản
– HS viết bản con vần ôp, ơp
– HS tập viết: lốp, chớp
– HS cất bản con
*Viết vở
– HS đọc to nội dung bài viết
– HS viết bài
Hoạt động 4: Đọc đoạn
– Quan sát đoạn đọc trên màn hình và tìm số
câu?
– HS trả lời…
– HS tìm tiến chứa vần op ôp ơp tron đoạn đọc
– HS đánh vần, đọc trơn các tiến: lộp độp, họp, op, lóp n óp, đớp.
– HS luyện đọc câu cá nhân, nhóm, lớp: “Mưa rào…đớp mưa.”
– HS luyện đọc đoạn
– HS đọc tốt đọc mẫu
– HS luyện đọc đoạn cá nhân
– HS tìm hiểu nội dung đoạn đọc
– Hs trả lời các câu hỏi do gv đưa ra
Hoạt động 5: Nói
Quan sát tranh, thảo luận nhóm
xem bức tranh có gì?
HS trả lời theo ý hiểu…
HS liên hệ ở nhà, làn xóm …mình có ao hồ
không?
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra, nếu khó hs có thể thảo luận nhóm
– HS đọc tên chủ đề luyện nói: Ao hồ
– Yêu cầu hs quan sát và trả lời câu hỏi
– GV kết luận điểm giống và khác
nhau
– GV đọc mẫu: op, ôp, ơp
– Yêu cầu hs sử dụng bộ đồ dùng ghép vần
– GV quan sát giúp đỡ hs gặp khó khăn
– Hỏi hs làm thế nào để có tiếp “họp”
– Hướng dẫn hs đọc các tiến chứa vần op, ôp, ơp:
cọp, óp, họp
hộp, tốp, xốp hợp, lớp, lợp
– Từ vần op, ôp, ơp yêu cầu hs ghép âm đầu tạo tiến mới
– Gv quan sát giúp đỡ khó khăn
– GV nhận xét, khen ngợi hs
– GV giới thiệu từ: Con cọp, lốp xe, tia chớp.
– GV hướng dẫn viết bản: op, ôp,
ơp trên bản lớn
– GV quan sát giúp đỡ hs khó khăn
GV sửa lỗi chung cả lớp
– GV hướng dẫn viết: lốp, chớp
– GV quan sát giúp đỡ hs khó khăn
– GV sửa lỗi chung cả lớp
Hướng dẫn hs viết vở
Hỏi: Đoạn đọc có mấy câu?
– Giới thiệu lại các câu.
– GV đọc mẫu
– Gv đưa ra câu hỏi để học sinh hiểu nội dun đoạn đọc.
– Chiếu bức tranh, nêu yều cầu
– GV chốt lại nội dung bức tranh
– Liên hệ thực tế
– Giáo dục cách phòng tránh tai nạn đuối nước cho hs
+Có nên rủ bạn ra ao hồ tắm hôn?
+ Có nên chơi gần ao hồ hôn?
+ Khi thấy có người bị rơi xuống ao hồ em phải làm gì?
+ Việc học bơi có cần thiết hôn?…
– GV bổ sung, chốt lại câu trả lời.
-Củng cố, dặn dò
3. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
Tiết Kể chuyện (1 tiết, nghe – kể)
Bài 5: CÁ BÒ
I/ Mục tiêu: Giúp HS
– Tập phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện và tranh minh họa.
– Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa và câu gợi ý.
– Trả lời câu hỏi về nội dung bài học liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.
– Sử dụng âm lượng phù hợp khi kể
– Bày tỏ cảm xúc của bản thân với các nhân vật trong câu chuyện.
– Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.
II/ Phương tiện dạy học:
– SHS, SGV
– Tranh minh họa truyện phóng to
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ.
– Cho HS hát bài: Ngày đầu tiên đi học. Có thể hỏi 1 số câu hỏi để học sinh nêu lên suy nghĩ của mình về những ngày đầu đi học.
– Cho HS đọc, viết, nói câu từ/ câu chứa các âm a, b, c, o và các dấu.
– HS nhận xét bạn – GV nhận xét
2/ Khởi động: Cho HS chơi trò chơi nhỏ: Ai nhanh, ai đúng. Xem tranh 1 số loại cá. HS nêu tên từng loại cá đó. Tuyên dương. GV dẫn dắt vào câu chuyện. HS đọc tên truyện – GV ghi tựa bài, gọi HS nhắc lại.
– Bài mới
3/ Hoạt động 3: Quan sát tranh
– Qua hoạt động này, HS phán đoán nội dung câu chuyện qua tranh minh họa
+ HS thảo luận theo nhóm đôi quan sát tranh và dựa vào câu gợi ý của GV để phán đoán nội dung câu chuyện
(Do đây là bài kể chuyện đầu tiên nên GV cần hướng dẫn kỹ hơn
VD: Nên quan sát theo thứ tự các tranh từ 1đến 4, chú ý đến các nhân vật trong
từng tranh, tranh vẽ những con vật gì? Con cá nào xuất hiện trong cả 4 bức tranh? Có những chuyện gì xảy ra với cá bò con?….)
4/ Hoạt động 4: Luyện tập nghe kể và kể chuyện
+ GV kể 2 lần
– Lần 1: Kể toàn bộ nội dung câu chuyện, GV sử dụng các câu hỏi kích thích sự chú ý, tạo hứng thú, tò mò muốn nghe câu chuyện ở HS.
VD: Liệu cá bò có học bài như lời mẹ dặn không? Cá bò và cá cờ sẽ gặp những gì trên đường đi?…
– GV lưu ý HS lắng nghe để liên hệ nội dung câu chuyện với những phỏng đoán lúc đầu của mình
– Lần 2: GV kể kết hợp tranh.
– GV lưu ý HS lắng nghe để nhớ nội dung từng đoạn
+ HS kể: Thảo luận nhóm 4:
– Mỗi tổ thảo luận 1 tranh, thay phiên nhau kể với âm lượng vừa đủ nghe, chú ý lắng nghe bạn kể.
– Kể trước lớp: Trong từng tổ, mỗi nhóm cử 1 bạn lên kể. GV lưu ý HS kể với âm lượng to hơn để cả lớp cùng nghe.
– Cho HS nhận xét bạn kể – GV nhận xét
– Tìm hiểu nội dung và liên hệ
– GV nêu 1 số câu hỏi để giúp HS nhớ nội dung câu chuyện, nhận xét, đánh giá về các nhân vật và liên hệ bài học từ câu chuyện với bản thân.
VD: Cá bò mẹ dặn cá bò con và cá cờ những việc gì? Trong câu chuyện, em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Khi đi chơi xa em phải làm những gì?…
5/ Hoạt động 5: Củng cố dặn dò.
– GV hỏi để HS nhắc lại tên truyện, các nhân vật và nhân vật em thích.
– Đọc và kể thêm ở nhà.
– Chuẩn bị bài sau.
4. Mẫu Giáo án môn Tiếng việt lớp 1 theo chương trình GDPT mới chung
4.1. Mẫu Giáo án môn Tiếng việt lớp 1 số 1
GIÁO ÁN BÀI: CHUỘT CON ĐÁNG YÊU
I. MỤC TIÊU:
– Năng lực:
+ Đọc: Đọc đúng, rõ ràng các từ, các câu trong bài, biết ngắt, nghỉ theo dấu câu.
+ Nói: Trả lời được các câu hỏi trong nội dung của bài qua đó thấy được hình ảnh một chú chuột con đáng yêu. Chuột con rất yêu mẹ và luôn muốn được mẹ yêu thương, che chở.
+ Nghe: HS nghe GV và các bạn đọc mẫu để nhận xét, chia sẻ.
+ Qua bài học, học sinh biết chia sẻ cùng các bạn tình cảm của mình dành cho cha mẹ.
– Phẩm chất: Học sinh biết thể hiện tình yêu với những người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– Tranh minh họa SGK.
– Video bài hát “Bé chuột đáng yêu”
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động
– Cho HS nghe bài hát “Bé chuột đáng yêu”
– Qua nghe bài hát em thấy chú chuột có đáng gì đáng yêu?
– Cho HS xem tranh:
+ Trong tranh có những nhân vật nào?
– Em thử dự đoán xem các con vật trong tranh đang làm gì?
– GV: Đây là cuộc trò chuyện rất thú vị của một chú chuột con với chuột mẹ về một ước muốn trở thành một chú voi để không bị các bạn trêu nữa. Vậy mẹ của chú đã nói gì với chú? Nó có làm thay đổi suy nghĩ của chú chuột nhỏ bé hay không? Các em sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài tập đọc “Chuột con đáng yêu”.
2. Luyện đọc thành tiếng.
a. Học sinh đọc thầm
– GV quan sát và theo dõi.
b. Đọc mẫu lần 1.
– GV đọc toàn bài
– GV lưu ý HS ngắt nghỉ theo dấu câu. Ngoài ra lấy bút chì ngắt sau: bé nhất lớp/nên thường bị…; Ước gì/ con to như bạn voi; …con to như voi/ thì làm sao mẹ bế con được. Vậy thì con thích/là chuột con ….
c. Học sinh đọc tiếng, từ ngữ
– Gv dự kiến các từ khó đọc trong bài: chú chuột nọ, trêu, phụng phịu, dịu dàng, lòng mẹ.
– GV ghi các từ khó lên bảng
– GV đọc các từ trên bảng để học sinh đọc.
– HS tìm hiểu từ khó:
+ Bạn nào có thể miêu tả hành động thể hiện việc mình đang phụng phịu?
+ Phụng phịu: Vẻ mặt xị xuống tỏ vẻ hờn dỗi, không bằng lòng.
– GV đọc câu: Chuột mẹ dịu dàng.
Trong câu trên có từ nào cho thấy mẹ của bạn chuột đang thể hiện tình cảm nhẹ nhàng, mềm mại tạo cho chuột có cảm giác dễ chịu, không còn phụng phịu nữa?
d. HS luyện đọc bài:
– GV chia bài thành 3 đoạn: Đoạn 1: từ đầu đến bạn trêu.. Đoạn 2 tiếp theo đến bế được con. Đoạn 3: còn lại.
– GV đọc theo từng câu.
– GV lưu ý HS đọc đúng ngắt nghỉ của câu.
– HS đọc đồng thanh nối đoạn theo dãy.
– Yêu cầu HS đọc trong nhóm 4.
– GV theo dõi, sửa sai cho HS.
e. Tổ chức cho HS đọc bài
– HS đọc theo nhóm.
– Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm.
– GV nhận xét và sửa sai cho HS.
– Gọi HS đọc cá nhân toàn bài.
3. Tìm hiểu bài.
– Yêu cầu HS đọc câu hỏi 1 trong SGK. Thảo luận nhóm 4.
– Chuột con bé tí teo thường bị bạn trêu. Nó ước điều gì?
– Mẹ đã nói với chuột con như thế nào?
– Nó hiểu ra vui vẻ làm chuột con để làm gì?
=> Chuột con rất ấm ức khi bị bạn trêu vì bé nhất lớp. Chuột phụng phịu về nói với mẹ mình muốn trở thành 1 chú voi để các bạn không còn trêu mình nữa. Trước lời nói dịu dàng của mẹ chuột đã hiểu ra và không còn muốn mình trở thành chú voi nữa, chú muốn vẫn là chú chuột bé nhỏ để được mẹ yêu thương ôm ấp.
– Yêu cầu HS đọc thầm câu hỏi 2.
– Y/C một HS đọc to câu hỏi.
– Y/C HS làm việc cá nhân, khoanh vào ý em thích.
– Y/C HS thảo luận nhóm 4. Giải thích vì sao mình lại lựa chọn đáp án đó.
– Theo em, chuột con có gì đáng yêu?
=> Chú chuột bé nhỏ vô cùng đáng yêu và dễ thương, chú cũng giống như các em ngây thơ, hồn nhiên đôi khi cũng có những mơ ước ngộ nghĩnh. Chú rất yêu mẹ và cũng muốn được mãi là chú chuột con bé bỏng để được mẹ yêu thương, chăm sóc.
* Liên hệ:
– Em hãy nói cho cô và các bạn cùng nghe về tình cảm của bố mẹ dành cho em?
– Tình cảm của em với mọi người trong gia đình như thế nào? Em muốn nhận được điều gì từ những người thân trong gia đình?
– Em cần làm gì để mọi người trong gia đình được vui.
4. Tổng kết giờ học:
– Trong câu chuyện này, em thích nhân vật nào nhất?
– Về nhà hãy đọc hoặc kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
– Có con chuột mẹ, chuột con và 1 con voi.
– Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập đọc.
– HS chỉ tay đọc thầm theo
– HS lấy bút chì gạch chéo trong sách.
– HS có thể phát hiện và nêu các từ khó đọc trong bài.
– HS đọc trong nhóm. Đọc cá nhân
– HS diễn tả hàng động.
– dịu dàng.
– HS đánh dấu đoạn.
– HS đọc đồng thanh theo cô.
– HS đọc đồng thanh.
– HS luyện đọc.
– Mỗi nhóm có 3 HS đọc mỗi HS đọc 1 đoạn.
– Mỗi nhóm cử ra 1 bạn thi đọc. Mỗi HS đọc 1 đoạn.
– HS nhận xét các bạn đọc.
– HS đọc.
– HS đọc.
– HS thảo luận trong nhóm.
– Nó ước mình trở thành con voi.
– Họ nhà ta ai cũng bé nhỏ….sao mẹ bế được con.
+ Để được mẹ yêu thương…
– HS đọc thầm.
– 1 HS đọc.
– HS khoanh vào ý mình lựa chọn.
– HS thảo luận nhóm 4. Trình bày ý kiến lựa chọn của mình.
– HS có thể chọn lựa ý mình thích:
+ Chuột con bé nhỏ, trông rất dễ thương.
+ Chuột con ngây thơ muốn được to như voi.
+ Vì yêu mẹ chuột không muốn to như voi nữa.
– HS chia sẻ.
– HS trình bày.
4.2. Mẫu Giáo án môn Tiếng việt lớp 1 số 2
GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 1
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG BÀI 47: OM – OP (2 tiết)
__________________________________________________________________
I. Mục tiêu:
Sau khi học bài, học sinh hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất sau:
1. Đọc: Nhận biết các vần om, op.Đọc được các vần om, op và các tiếng, từ chứa vần om, op. Tìm và đọc được các tiếng, từ chứa vần om, op. Đọc đúng và rõ ràng bài Lừa và ngựa, biết ngắt hơi khi kết thúc mỗi dòng thơ. Trả lời được những câu hỏi đơn giản do GV đưa ra liên quan đến nội dung của bài Lừa và ngựa.
2. Viết: Viết đúng các vần om, op và các từ đom đóm, họp tổ.
3. Nói và nghe: Biết nói tiếp được câu phù hợp với nội dung bài tập đọc.
4. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất nhân ái (Bạn bè phải thương nhau, giúp đỡ
nhau trong khó khăn).
II. Đồ dùng dạy – học:
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu (hoặc tranh ảnh, bảng phụ); Phiếu học tập (Bài 2).
2. Học sinh:Sách giáo khoa, bảng con, vở BTTV.
III. Hoạt động dạy học
TIẾT 1
Khởi động
Trò chơi: Chuyền hoa.
– GV cho cả lớp cùng hát vang bài “Vào lớp rồi”, bông hoa lần lượt được chuyền qua tay từng thành viên chơi. Bài hát kết thúc, bông hoa dừng ở tay thành viên nào thì thành viên đó sẽ được đọc từ giấu sau mỗi bông hoa. Thành viên nào đọc đúng được phần thưởng, thành viên nào đọc sai nhường quyền trả lời cho các thành viên khác.
(Các từ ghi trong mỗi bông hoa: cái yếm, tấm thiếp, chiêm chiếp, kim tiêm, diếp cá).
Hoạt động chính
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
– Hôm nay, các em sẽ học 2 vần mới. Đó là vần om, op
-> GV ghi bảng: om op
2. Chia sẻ và khám phá:
2.1. Chia sẻ: Dạy vần om, op
– Ai có thể đọc cho cô 2 vần mới này? (GV chỉ từng chữ o và m, o và p)
– Y/C cả lớp đọc: om, op
– Ai có thể phân tích, đánh vần cho cô 2 vần mới này?
– GV chỉ mô hình từng vần, yêu cầu HS (cá nhân, tổ, nhóm) đánh vần và đọc trơn:
om
o m: o-m-om/om
op
o p: o-p-op/op
? So sánh vần om và vần op có gì giống và khác nhau-> GV chốt, cho 1,2 HS nhắc lại.
– Lắng nghe
– H1 đọc: o-m-om
– H2 đọc: o-p-op
– Cả lớp đọc: om, op
+ H1: Vần “om” có âm “o” đứng trước, âm “m” đứng sau -> o-m-om
+ HS 2: Vần “op” có âm “o” đứng trước, âm “p” đứng sau-> o-p-op
– HS (cá nhân, tổ, nhóm) đánh vần và đọc trơn:
– HS trả lời, nhận xét: Vần om giống vần op đều bắt đầu bằng âm o. Vần om khác vần op: vần om có âm cuối là m, vần op có âm cuối là p.
2.2. Khám phá (BT1 làm quen)
2.2.1. Dạy từ: đom đóm
– Gt từ khóa đóm đóm: GV chỉ hình đom đóm hỏi:? Đây là con gì
? Trong từ đom đóm, những tiếng nào có vầm om
– Ai phân tích, đánh vần cho cô 2 tiếng này?-> GV cho HS nhận xét, chốt.
– Cho HS đánh vần và đọc trơn
+ GV giới thiệu mô hình om
+ GV giới thiệu mô hình tiếng đom, đóm
2.2.2. Dạy từ: họp tổ
– GV chỉ vào tranh, hỏi:
? Các bạn đang làm gì
? Trong từ “họp tổ”, tiếng nào có vần “op”
– Các bạn hãy phân tích, đánh vần cho cô tiếng này?-> GV cho HS nhận xét, chốt
– Cho HS đánh vần và đọc trơn
+ GV giới thiệu mô hình vần “op”
+ GV giới thiệu mô hình tiếng “họp”
*GV củng cố:
– Các em vừa học 2 vần mới là vần gì?
– Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì?
– GV chỉ mô hình từng vần, tiếng, Y/C cả lớp đánh vần, đọc trơn
– Cả lớp: con đom đóm
– Tiếng đom, đóm
– Phân tích: tiếng “đom” có âm “đ” đứng trước, vần “om” đứng sau. Tiếng “đóm” thêm dấu sắc ở chữ o.
+ H cá nhân, tổ, cả lớp đọc: o-m-om/om
+ H cá nhân, tổ, cả lớp đọc: đờ – om- đom/đom; đờ – om- đom- sắc – đóm/đóm.
– Các bạn đang họp tổ.
– Trong từ “họp tổ”, tiếng “họp” có vần op.
– Phân tích: tiếng “họp” có âm “h” đứng trước, vần “op” đứng sau. Tiếng “họp” thêm dấu sắc ở chữ o.
+ H cá nhân, tổ, cả lớp đọc: o-p-op/op
++ H cá nhân, tổ, cả lớp đọc: hờ – op- hóp- nặng – họp/họp.
– Vần: om, op
– Tiếng: đom / họp
– HS đọc
3.1. Mở rộng vốn từ (BT2)
– GV chiếu nội dung BT2 lên màn hình, nêu yêu cầu: Tìm tiếng có vần om, op trong các từ ngữ đã cho?
– GV chỉ từng từ ngữ dưới mô hình, yêu cầu cả lớp đọc nhỏ.
– GV cho HS làm việc nhóm bàn:
+ GV phát phiếu cho từng nhóm, nêu yêu cầu: Gạch 1 gạch dưới tiếng có vần “om”, gạch 2 gạch dưới tiếng có vần “op”
+ GV cho 1 vài HS nhắc lại yêu cầu
+ GV yêu cầu HS làm bài trên phiếu
– GV chiếu bài của 1 vài nhóm lên bảng lớp – Yêu cầu HS nói kết quả – cả lớp nhận xét -> GV chốt.
– GV chỉ từng tiếng dưới hình, cả lớp đồng thanh nói kết.
– GV chỉ từng tiếng dưới hình (theo thứ tự đảo lộn), Y/C cả lớp đồng thanh.
– HS quan sát, lắng nghe
– Cả lớp đọc nhỏ: cọp (hổ), khóm tre, chỏm mũ, lom khom, xóm quê, gom góp
+ HS nhận phiếu, thảo luận nhóm
– HS nhắc lại yêu cầu
– HS làm bài trên phiếu
– HS nói kết quả – cả lớp nhận xét
– Cả lớp đồng thanh nói kết quả: tiếng “cọp” có vần “om”, tiếng “chỏm” có vần “op”, tiếng “khom” có vần “om”, …..
– Cả lớp đồng thanh.
3.2. Tập viết bảng con (BT4)
– GV mời các em lấy bảng, chúng ta cùng tập viết các vần, các tiếng vừa học.
a. GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
– Vần om: chữ o viết trước, chữ m viết sau (chú ý cách nối nét giữa chữ o và chữ m)
– Vần op: chữ o viết trước, chữ p viết sau (chú ý cách nối nét giữa chữ o và chữ p)
– đom, đóm: Viết chữ “đ” đứng trước, vần “om” đứng sau (chú ý chữ “đ” cao 4 li, nối nét giữa các chữ, dấu sắc đặt trên o)
– họp: Viết chữ “h” đứng trước, vần “op” đứng sau (chú ý chữ “h” cao 5 li, nối nét giữa các chữ, dấu nặng đặt dưới o)
b. Y/C học sinh viết:
– Y/C học sinh viết: om, op (2 lần)
+ Y/C HS giơ bảng
+ GV mời 3 HS lên trước lớp, giơ bảng cho GV và các bạn nhận xét
– Y/C học sinh viết: đom, đóm, họp (viết 2 lần)……..
+ Y/C HS giơ bảng
+ GV mời 3 HS lên trước lớp, giơ bảng cho GV và các bạn nhận xét.
– Thực hiện theo Y/C của GV
– Quan sát, lắng nghe
– Học sinh viết: om, op (2 lần)
– HS giơ bảng
– 3 HS lên trước lớp, giơ bảng cho GV và các bạn nhận xét
– Học sinh viết: đom, đóm, họp (viết 2 lần)…….
TIẾT 2
Khởi động
GV cho HS chơi trò chơi Truyền điện, tìm đúng các từ chứa vần om,op.
Hoạt động chính
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3.3. Tập đọc (BT3)
3.3.1. Giới thiệu bài: – GV chiếu bài tập đọc lên màn hình, chỉ tên bài. Bạn nào có thể đọc được tên bài mà chúng ta học hôm nay?
– Ai có thể nói cho cô biết mình đã quan sát được những gì trong tranh minh họa? (GV vừa chỉ hình minh họa vừa gợi ý..)
– GV có thể hỏi thêm: Đâu là con Lừa, đâu là con Ngựa? Vì sao em biết
– Vì sao trên lưng ngựa chất đầy hàng, còn lừa ngã bên vệ cỏ? Chuyện gì đã xảy ra vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện Lừa và ngựa.
– Học sinh: Lừa và ngựa
– HS nói những sự vật mà HS quan sát được. VD: con lừa, con ngựa, cô gái,…
– Con lừa có hình dáng nhỏ hơn con ngựa…
– Lắng nghe
3.3.2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc
a. GV đọc mẫu: giọng kể chuyện thong thả, chậm rãi
b. Luyện đọc từ ngữ:
– Bây giờ các em cùng luyện đọc những từ ngữ mới, từ ngữ khó trong bài nhé. GV chỉ từng từ ngữ được tô màu đỏ đậm trong bài đọc trên màn hình cho HS đọc. Từ nào không đọc được, HS có thể đánh vần. Các TN cần đọc: còm nhom, hí hóp, ….
– GV giải nghĩa từ: hí hóp, còm nhom
+ Em hiểu hí hóp trong cụm từ thở hí hóp như thế nào?
+ Trong cụm từ “Lừa còm nhom”, em hiểu còm nhom như thế nào?
-> GVNX, giải nghĩa: “hí hóp” – cảm giác thở nông, hay hụt hơi, mệt mỏi; “còm nhom” – gầy còm quá mức, trông thiếu sức sống.
c. Luyện đọc câu:
– Bài có mấy câu? (GV chỉ từng câu)
– GV cùng HS đếm số câu trong bài: 6 câu
– Cho HS đọc vỡ: GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc.
– Cho HS đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS; nhắc HS thi đua để lượt sau đọc tốt hơn lượt trước. Từ nào HS không đọc được thì có thể đánh vần hoặc cả lớp đánh vần giúp bạn
d. Thi đọc tiếp nối 2 đoạn:
– GV chia đoạn (đoạn 1: 2 câu, đoạn 2: 2 câu)
– Y/C HS đọc theo bàn, tổ (bàn 1 đọc đoạn 1, bàn 2 đọc đoạn 2, tổ 1 đọc đoạn 1, tổ 2 đọc đoạn 2 …..)
– GV lưu ý HS: HS đọc đầu tiên đọc cả tên bài; nghỉ hơi giữa các câu, ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy.
e. Thi đọc cả bài:
– GV có thể cho tổ 3,4 đọc toàn bài – cả lớp đọc toàn bài
g. Học sinh đọc cả bài
– HS lắng nghe và đọc thầm theo
-2,3 HS đọc- cả lớp đọc đồng thanh: ….
– HS trả lời theo ý hiểu
– Lắng nghe
– HS đếm số câu trong bài: 6 câu
– HS đọc, sau đó cả lớp đọc lại
– Thực hiện theo Y/C của GV
– Thực hiện theo Y/C của GV
– Tổ 3,4 đọc toàn bài – cả lớp đọc toàn bài
– 1 HS đọc cả bài
3.3.3. Tìm hiểu bài đọc
– GV: Các em có thích truyện này không? Bây giờ chúng ta sẽ làm bài tập xem các em hiểu truyện như thế nào nhé.
– GV giúp học sinh hiểu yêu cầu và cách làm bài tập: HS cần điền được phần thông tin còn trống phù hợp với nội dung câu chuyện đã đọc.
– Y/C HS đọc từng câu, làm bài trong VBT
– GV Y/C HS luyện nói theo cặp
– Y/C một số cặp nói trước lớp. GV giúp HS ghi lại đáp án trên bảng lớp hoặc chiếu lên màn hình, cho HS NX, chốt.
– Cho cả lớp đồng thanh kết quả.
– Câu chuyện Lừa và ngựa muốn nói với các em điều gì?
– GV kết luận: Bài đọc Lừa và ngựa là một câu chuyện rất hay, rất có ý nghĩa, muốn nói với các em về tình bạn chân chính: phải thương bạn, giúp đỡ bạn trong lúc khó khăn, không giúp bạn có lúc phải hối hận, giúp bạn chính là giúp mình. Tình bạn chỉ có thể khẳng định trong lúc khó khăn… Các em cần ghi nhớ và thực hiện nhé.)
– Lắng nghe
– HS đọc từng câu, làm bài trong VBT
– HS luyện nói theo cặp
– Một số cặp nói trước lớp, NX
– Cả lớp đồng thanh kết quả.
– HS trả lời theo ý hiểu: phải thương bạn, giúp đỡ bạn trong lúc khó khăn…
– Lắng nghe
Củng cố, mở rộng, đánh giá
– Bài hôm nay chúng ta học vần gì?
– GV chỉ bảng cho HS đọc om, op đã học (đọc trơn, đánh vần, phân tích)
– HS tìm từ chứa tiếng có vần om, op
– HS nêu cảm nhận, mong muốn về tiết học.
– Dặn HS về nhà đọc truyện: Lừa và ngựa cho bố mẹ hoặc người thân nghe. – GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực tham gia vào bài học, nhắc nhở HS còn thiếu sót.
4.3. Mẫu Giáo án môn Tiếng việt lớp 1 số 3
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 1
Bài “Làm anh”
I. Mục tiêu
– Đọc: Đọc đúng, đọc trơn và rõ ràng các từ, các câu trong bài thơ; biết ngắt hơi ở chỗ kết thúc dòng thơ; Trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung của văn bản Làm anh; Hiểu được lời khuyên của câu chuyện: Anh chị phải yêu thương em, nhường nhịn em.
– Nói và nghe: Hỏi và trả lời được câu hỏi về việc làm của anh đối với em.
– PC: Góp phần hình thành PC nhân ái (biết thương yêu em); trách nhiệm (nhường nhịn, giúp đỡ em)
– NL: Góp phần hình thành NL chung: giao tiếp và hợp tác (đọc và thảo luận nhóm)
A. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Tranh: Cảnh anh em đang chơi.
- Video clip bài hát Làm anh khó đấy
– Bảng phụ hoặc slide trình chiếu (hoặc bảng viết) sẵn câu thơ, khổ thơ đánh dấu ngắt dòng; in đậm (hoặc gạch chân) các từ khó
Tranh cho dạy học Mở rộng vốn từ: chuột túi, quả chanh, đôi dép, vui chơi
– Tranh cho dạy học Luyện nói: tranh việc giúp anh, chị em (khi em bị ngã, khi cho em đồ chơi…)
– Phiếu bài tập đọc hiểu
III. Phương pháp dạy học
-Thảo luận nhóm: cặp đôi, nhóm 4
– Phương pháp vấn đáp
– Phương pháp đóng vai
– Phương pháp đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề
IV. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Tiết 1 Hoạt động 1: Khởi động
1: Kiểm tra bài cũ: “Bác đưa thư”
_ Cho HS đọc và trả lời câu hỏi:
+ Minh làm gì khi thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại?
Nhận xét, tuyên dương.
2: Khởi động
1. Giới thiệu bài:
_ Bức tranh minh họa vẽ cảnh gì?
– Em thử đoán xem:
+ Người em nói gì với người anh?
+ Người anh nói gì với người em?
+ Tình cảm của người anh đối với người em như thế nào?
Dẫn: Vậy để biết rõ hơn về những việc người anh nên làm đối em của mình, cô trò chúng mình cùng tìm hiểu bài thơ: Làm anh
– Giới thiệu bài, ghi tên bài.
HS đọc và trả lời
– Xem tranh
– Trả lời câu hỏi nhóm đôi.
– 1-2 Hs trả lời trước lớp.
_ Hs trả lời: Cảnh hai anh em
Trả lời:
+ Anh cho em mượn đồ chơi nhé?
+ Đây ! Anh cho em mượn đấy
+ Anh rất yêu quý và nhường nhịn em nhỏ
– Lắng nghe
Hoạt động 2: Luyện đọc thành tiếng
a, Đọc thầm
– Yêu cầu cả lớp đọc thầm
Kiểm soát lớp
Đọc thầm bài thơ
b, Đọc mẫu 1 lần, ngắt nghỉ đúng
-Trình chiếu nội dung bài có dấu ngắt, nghỉ hơi trên slide
– Đọc mẫu 1 lần.
– Nhắc HS để ý chỗ ngắt, nghỉ;
Làm anh//
(1) (3)
Làm anh khó đấy/ Mẹ cho quà bánh/
Phải đâu chuyện đùa/ Chia em phần hơn/
Với em gái bé/ Có đồ chơi đẹp/
Phải “người lớn” cơ.// Cũng nhường em luôn//
(2) (4)
Khi em bé khóc/ Làm anh thật khó/
Anh phải dỗ dành/ Nhưng mà thật vui/
Nếu em bé ngã/ Ai yêu em bé/
Anh nâng dịu dàng.// Thì làm được thôi.//
Phan Thị Thanh Nhàn
-Em hãy lựa chọn giọng đọc thích hợp:
A. vui tươi
B. buồn
C. dịu dàng, âu yếm
– Đọc nhẩm theo GV, để ý chỗ ngắt nghỉ
– Chọn giọng đọc: dịu dàng, âu yếm.
c, Đọc tiếng, từ ngữ:
Gv cho Hs tìm từ, tiếng khó đọc, tiếng hay phát âm sai ở địa phương trên side đã in đậm các từ khó.
-GV cho học sinh tìm từ khó đọc và viết lên bảng:
làm anh, người lớn, dỗ dành, dịu dàng….
– GV đọc mẫu, lưu ý cách đọc và chỉ cho hs đọc. Chú ý không chỉ theo thứ tự. Nếu từ nào HS không đọc được thì yêu cầu HS đánh vần rồi đọc trơn
– Cho HS tìm hiểu từ khó
Hỏi: Từ nào trong câu thơ dưới đây cho biết anh thí em khi em khóc?
Khi em bé khóc
Anh phải dỗ dành
Hỏi: Từ nào trong câu thơ dưới đây cho biết anh yêu quý, chăm sóc em?
Khi em bé ngã
Anh nâng dịu dàng.
– Hs đọc trơn (có thể đánh vần) trước lớp
Trả lời: Dỗ dành
Nâng dịu dàng
Tổ chức cho HS đọc từng dòng thơ, khổ thơ
*Luyện đọc hai dòng thơ một
_ Luyện đọc tất cả các dòng thơ trong bài
_ GV uốn nắn chữ sai
* Luyện đọc khổ, bài:
Đọc khổ 1
Học sinh đọc cá nhân,đồng thanh, đọc nhẩm và đọc cá nhân trong nhóm 4 học sinh.
Đọc khổ 2, Đọc khổ 3, Đọc khổ 4 GV làm tương tự như khổ 1
e) Tổ chức cho học sinh đọc toàn bài thơ
–Tổ chức cho HS đọc trong nhóm 4 HS
-Tổ chức thi đọc đúng giữa các nhóm
-GV gọi 2-3 HS đọc cả bài thơ
Hỏi:
+Nhóm nào đọc đúng, rõ ràng, không vấp?
+Thế nào là đọc tốt?
-Đọc tốt là đọc to,rõ ràng, tốc độ vừa phải, biết ngắt nghỉ hơi ở cuối dòng thơ.
– Hs đọc lần lượt nối tiếp từng dòng theo hàng dọc đến hết khổ thơ.
– Cả lớp đọc (2 lần)
– Hs đọc trong nhóm 4:
+ 4 hs đọc nối tiếp nhau, mỗi bạn đọc 1 khổ thơ, luân phiên nhau cho đến hết bài.
Chú ý: Bạn đầu tiên đọc cả tên đầu bài, bạn cuối đọc cả tên tác giả.
– Từng tổ/ nhóm được gọi cử bạn trong nhóm lên thi đọc .
– Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
HS đọc nối tiếp từng dòng thơ 2 lần.
-HS đọc theo yêu cầu của giáo viên
HS đọc bài trong nhóm
– Các nhóm cử HS thi đọc thơ
+ Nhóm đọc đúng, to, rõ ràng là….
+ Đọc tốt là đọc to, rõ ràng, không chậm, biết ngắt nghỉ hơi.
Tiết 2 Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
HS hát – múa vận động theo nhạc bài Làm anh khó đấy.
3.1. Mở rộng vốn từ “anh/ep/ui”
– Cho HS chơi trò chơi truyền điện:
+ Thi tìm và nói tiếng cùng vần với tiếng bánh
+ Thi tìm và nói tiếng cùng vần với tiếng đẹp
+ Thi tìm và nói tiếng cùng vần với tiếng vui
– Đọc thầm yêu cầu bài 3.
– Tìm từ
+ anh: xanh, lành, canh, chanh…
+ ep: dép, tép, chép…
+ ui: chui, túi, mùi…
3.2. Đọc hiểu:
– Yêu cầu HS đọc câu hỏi 1 trong SGK
– Yêu cầu đọc thầm câu hỏi b, đọc khổ thơ cuối
– GV nhận xét: Là anh hay chị thì phải luôn yêu thương, giúp đỡ và nhường nhịn, làm gương cho các em…
3.3 Học thuộc lòng 2 khổ thơ cuối
– trình chiếu 2 khổ thơ cuối (bỏ trống từ)
Mẹ…………….
Chia……………
Có………………
Cũng……………
Làm…………….
Nhưng………….
Ai………………
Thì……………..
– Đọc thầm câu hỏi a:
a. Làm anh thì cần làm những gì cho em?
– đọc thầm khổ thơ 2 và 3tìm câu trả lời.
– Trả lời nhóm đôi
– 1 nhóm đại diện trả lời trước lớp.
b. Theo em, làm anh dễ hay khó?
– Đọc thầm khổ thơ cuối tìm câu trả lời.
– Đọc câu hỏi c trả lời cá nhân.
c. Em thích làm anh hay làm em? Vì sao?
– Nhìn đọc cá nhân
– Đọc nối tiếp câu
– Đọc nối tiếp đoạn.
3.4. Luyện nói: Hỏi đáp về việc giúp đỡ mẹ
– Cho HS xem tranh trong SGK
– Yêu cầu hs nêu tên anh/chị, đã làm những việc gì cho em mình.
– GV tổ chức cho học sinh chơi Trò chơi “Phỏng vấn”
– Bạn đã làm những việc gì để giúp đỡ em nhỏ?
– Mỗi bạn cần phỏng vấn 3 người
– Xem tranh
– Lần lượt kể trong nhóm 4.
– Đại diện kể trước lớp.
– HS chơi theo hướng dẫn của GV
– Lượt 1: Hỏi đáp giữa 2 học sinh ngồi cạnh nhau.
– Lượt 2: Hỏi đáp giữa 2 học sinh ngồi bàn trên.
– Lượt 1: Hỏi đáp giữa 2 học sinh ngồi bàn dưới.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn trải nghiệm sau tiết học
– Thường xuyên yêu thương, giúp đỡ, nhường nhịn em nhỏ.
– Chia sẻ cảm nhận của mình khi làm được việc gì đó cho em nhỏ.
– HS đọc bài thơ cho người thân nghe.
– Đọc trước bài tập đọc tiếp theo.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.