Để học tốt toán lớp 3 tìm x, các em cần nắm chắc những kiến thức, quy tắc của phép nhân, chia, cộng, trừ từ đó vận dụng vào giải các bài toán.Thường xuyên ôn tập và củng cố kiến thức. Đây sẽ là nền tảng để các em chinh phục môn toán ở bậc học tiếp theo.
1. Giới thiệu về dạng toán lớp 3 tìm x
1.1 Tìm x là gì?
Tìm x là dạng toán đi tìm giá trị của ẩn x trong phép tính.
Ví dụ: tìm x biết
a) x + 5035 = 7110
x = 7110 – 5035
x = 2075
b) x : 27 = 63
x = 63 x 27
x = 1701
1.2 Các kiến thức cần nhớ
2. Các dạng bài tập toán lớp 3 tìm x
2.1. Dạng 1: Tìm x trong tổng, hiệu, tích, thương của số cụ thể ở vế trái – số nguyên ở vế phải.
2.1.1. Phương pháp làm:
- Bước 1: Nhớ lại quy tắc, thứ tự của phép cộng, trừ, nhân, chia
- Bước 2: triển khai tính toán
2.1.2. Bài tập
Bài 1: tìm giá trị của x biết
a) 1264 + x = 9825
b) x + 3907 = 4015
c) 1521 + x = 2024
d) 7134 – x = 1314
e) x – 2006 = 1957
Bài 2: tìm giá trị của X biết
a) X x 4 = 252
b) 6 x X = 558
c) X : 7 = 103
d) 256 : X = 8
2.1.3. Bài giải
Bài 1
a) 1264 + x = 9825
x = 9825 – 1264
x = 8561
b) x + 3907 = 4015
x = 4015 – 3907
x = 108
c) 1521 + x = 2024
x = 2024 – 1521
x = 503
d) 7134 – x = 1314
x = 7134 – 1314
x = 5820
e) x – 2006 = 1957
x = 1957 + 2006
x = 3963
Bài 2
a) X x 4 = 252
X = 252 : 4
X = 63
b) 6 x X = 558
X = 558 : 6
X = 93
c) X : 7 = 103
X = 103 x 7
X = 721
d) 256 : X = 8
X = 256 : 8
X = 32
2.2. Dạng 2: Bài toán có tổng, hiệu, tích, thương của một số cụ thể ở vế trái – biểu thức ở vế phải
2.2.1. Phương pháp làm:
- Bước 1: Nhớ lại quy tắc thực hiện phép tính nhân, chia, cộng, trừ
- Bước 2: Thực hiện phép tính giá trị biểu thức vế phải trước, sau đó mới thực hiện bên trái
- Bước 3: Trình bày, tính toán
2.2.2. Bài tập
Bài 1: Tìm x biết:
a) x : 5 = 800 : 4
b) x : 7 = 9 x 5
c) X x 6 = 240 : 2
d) 8 x X = 128 x 3
e) x : 4 = 28 + 7
g) X x 9 = 250 – 25
Bài 2: Tìm x biết
a) x + 5 = 440 : 8
b) 19 + x = 384 : 8
c) 25 – x = 120 : 6
d) x – 35 = 24 x 5
2.2.3. Bài giải
Bài 1
a) x : 5 = 800 : 4
x : 5 = 200
x = 200 x 5
x = 1000
b) x : 7 = 9 x 5
x : 7 = 45
x = 45 x 7
x = 315
c) X x 6 = 240 : 2
X x 6 = 120
X = 120 : 6
X = 20
d) 8 x X = 128 x 3
8 x X = 384
X = 384 : 8
X = 48
e) x : 4 = 28 + 7
x : 4 = 35
x = 35 x 4
x = 140
g) X x 9 = 250 – 25
X x 9 = 225
X = 225 : 9
X = 25
Bài 2:
a) x + 5 = 440 : 8
x + 5 = 55
x = 55 – 5
x = 50
b) 19 + x = 384 : 8
19 + x = 48
x = 48 – 19
x = 29
c) 25 – x = 120 : 6
25 – x = 20
x = 25 – 20
x = 5
d) x – 35 = 24 x 5
x – 35 = 120
x = 120 + 35
x = 155
2.3. Dạng 3: Tìm x có vế trái là biểu thức hai phép tính và vế phải là một số nguyên.
2.3.1. Phương pháp làm:
- Bước 1: Nhớ lại kiến thức phép cộng trừ nhân chia
- Bước 2: Thực hiện phép cộng, trừ trước rồi mới thực hiện phép chia nhân sau
- Bước 3: Khai triển và tính toán
2.3.2. Bài tập
Bài 1: Tìm x, y biết
a) 403 – x : 2 = 30
b) 55 + x : 3 = 100
c) 75 + X x 5 = 100
d) 245 – X x 7 = 70
2.3.3. Bài giải
Bài 1
a) 403 – x : 2 = 30
x : 2 = 403 – 30
x : 2 = 373
x = 373 x 2
x = 746
b) 55 + x : 3 = 100
x : 3 = 100 – 55
x : 3 = 45
x = 45 x 3
x = 135
c) 75 + X x 5 = 100
X x 5 = 100 – 75
X x 5 = 25
X = 25 : 5
X = 5
d) 245 – X x 7 = 70
X x 7 = 245 – 70
X x 7 = 175
X = 175 : 7
X = 25
2.4. Dạng 4: Tìm x có vế trái là một biểu thức hai phép tính – vế phải là tổng hiệu tích thương của hai số.
2.4.1. Phương pháp làm:
- Bước 1: Nhớ quy tắc tính toán phép cộng trừ nhân chia
- Bước 2: Tính toán giá trị biểu thức vế phải trước, sau đó rồi tính vế trái. Ở vế trái ta cần tính toán trước đối với phép cộng trừ
- Bước 3: Khai triển và tính toán
2.4.2. Bài tập
Bài 1: Tìm x biết
a) 375 – x : 2 = 500 : 2
b) 32 + x : 3 = 15 x 5
c) 56 – x : 5 = 5 x 6
d) 45 + x : 8 = 225 : 3
Bài 2: Tìm y biết
a) 125 – X x 5 = 5 + 45
b) 350 + X x 8 = 500 + 50
c) 135 – X x 3 = 5 x 6
d) 153 – X x 9 = 252 : 2
2.4.3. Bài giải
Bài 1
a) 375 – X : 2 = 500 : 2
375 – X : 2 = 250
X : 2 = 375 – 250
X : 2 = 125
X = 125 x 2
X = 250
b) 32 + X : 3 = 15 x 5
32 + X : 3 = 75
X : 3 = 75 – 32
X : 3 = 43
X = 43 x 3
X = 129
c) 56 – X : 5 = 5 x 6
56 – X : 5 = 30
X : 5 = 56 – 30
X : 5 = 26
X = 26 x 5
X = 130
d) 45 + X : 8 = 225 : 3
45 + X : 8 = 75
X : 8 = 75 – 45
X : 8 = 30
X = 30 x 8
X = 240
Bài 2
a) 125 – X x 5 = 5 + 45
125 – X x 5 = 50
X x 5 = 125 – 50
X x 5 = 75
X = 75 : 5
X = 15
b) 350 + X x 8 = 500 + 50
350 + X x 8 = 550
X x 8 = 550 – 350
X x 8 = 200
X = 200 : 8
X = 25
c) 135 – X x 3 = 5 x 6
135 – X x 3 = 30
X x 3 = 135 – 30
X x 3 = 105
X = 105 : 3
X = 35
d) 153 – X x 9 = 252 : 2
153 – X x 9 = 126
X x 9 = 153 – 126
X x 9 = 27
X = 27 : 9
X = 3
2.5. Dạng 5: Tìm x có vế trái là một biểu thức có dấu ngoặc đơn – vế phải là tổng, hiệu, tích, thương của hai số.
2.5.1. Phương pháp làm
- Bước 1: Nhớ lại quy tắc đối với phép cộng trừ nhân chia
- Bước 2: Tính toán giá trị biểu thức vế phải trước, sau đó mới thực hiện các phép tính bên vế trái. ở vế trái thì thực hiện ngoài ngoặc trước trong ngoặc sau
2.5.2. Bài tập
Bài 1: Tìm x biết
a) (x – 3) : 5 = 34
b) (x + 23) : 8 = 22
c) (45 – x) : 3 = 15
d) (75 + x) : 4 = 56
Bài 2: Tìm y biết
a) (X – 5) x 6 = 24 x 2
b) (47 – X) x 4 = 248 : 2
c) (X + 27) x 7 = 300 – 48
d) (13 + X) x 9 = 213 + 165
2.5.3. Bài giải
Bài 1
a) (x – 3) : 5 = 34
(x – 3) = 34 x 5
x – 3 = 170
x = 170 + 3
x = 173
b) (x + 23) : 8 = 22
x + 23 = 22 x 8
x + 23 = 176
x = 176 – 23
x = 153
c) (45 – x) : 3 = 15
45 – x = 15 x 3
45 – x = 45
x = 45 – 45
x = 0
d) (75 + x) : 4 = 56
75 + x = 56 x 4
75 + x = 224
x = 224 – 75
x = 149
Bài 2
a) (X – 5) x 6 = 24 x 2
(X – 5) x 6 = 48
(X – 5) = 48 : 6
X – 5 = 8
X = 8 + 5
X = 13
b) (47 – X) x 4 = 248 : 2
(47 – X) x 4 = 124
47 – X = 124 : 4
47 – X = 31
X = 47 – 31
X = 16
c) (X + 27) x 7 = 300 – 48
(X + 27) x 7 = 252
X + 27 = 252 : 7
X + 27 = 36
X = 36 – 27
X = 9
d) (13 + X) x 9 = 213 + 165
(13 + X) x 9 = 378
13 + X = 378 : 9
13 + X = 42
X = 42 – 13
X = 29
Học tốt toán lớp 3 tìm x sẽ giúp các em có khả năng tư duy tốt. Là nền tảng quan trọng giúp các em học toán ở những bậc học cao hơn. Ngoài ra phụ huynh, học sinh có thể tham khảo thêm các khóa học toán tại vuhoc.vn để nắm chắc kiến thức, hiểu bài và nhớ lâu hơn đối với các dạng toán.