Giáo án môn Toán lớp 1 theo chương trình GDPT mới – HoaTieu.vn

Giáo án môn Toán lớp 1 theo chương trình GDPT mới là tài liệu vô cùng bổ ích giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

  • Giáo án Toán lớp 1 sách Cánh Diều (cả năm)
  • Giáo án Toán lớp 1 Sách kết nối tri thức với cuộc sống
  • Giáo án Toán lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
  • Giáo án Toán lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
  • Giáo án Toán lớp 1 sách Cùng học để phát triển năng lực

Các bạn bấm vào từng bộ sách mình cần để xem nhé.

1. Giáo án môn Toán theo chương trình GDPT mới sách Cùng học để phát triển năng lực

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

MÔN: TOÁN

BÀI: SỐ 1, SỐ 2, SỐ 3

I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này HS đạt các yêu cầu sau:

– Nhận biết được những nhóm có số lượng số 1, số 2, số 3

– Đọc, viết được các chữ số 1, 2, 3

– Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

II. CHUẨN BỊ

– Tranh sgk, mẫu vật

– Các số 1, 2, 3

– Bộ đồ dùng học Toán 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Khởi động

Trong 3 bài hát này những số nào được nhắc đến ?

Hôm nay chúng ta học bài: Số 1, số 2, số 3.

– GV ghi đầu bài

2. Hoạt động 2: Nhận biết số lượng 1, 2, 3, viết số 1, 2, 3 và cách đọc.( Cá nhân hoặc cặp đôi)

– Gv chiếu hoặc treo tranh phóng to trong SGK mục khám phá cho học sinh quan sát.

a, Nhận biết số lượng 1, viết số 1 và cách đọc

– Gv cho học sinh quan sát cột 1 tranh và thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi:

? Có bao nhiêu chiếc ba lô?

Có bao nhiêu chiếc hộp bút?

Có bao nhiêu hình vuông màu vàng?

– Gv giới thiệu số lượng mỗi nhóm đồ vật, đây đều là một, và đều được viết là 1, được đọc là một.

– GV hướng dẫn cách viết số 1.

Nêu quy trình viết: Số 1 gồm 1 nét hất và 1 nét sổ thẳng

– GV nhận xét, chỉnh sửa số học sinh viết.

– Khen ngợi HS viết đẹp.

b, Nhận biết số lượng 2, viết số 2 và cách đọc số 2.

– Gv cho học sinh quan sát cột 2 tranh và thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi:

? Có bao nhiêu chiếc bút chì?

Có bao nhiêu cái tẩy?

Có bao nhiêu hình vuông màu vàng?

– Gv giới thiệu số lượng mỗi nhóm đồ vật, đây đều là hai, và đều được viết là 2, được đọc là hai.

– GV hướng dẫn cách viết số 2.

Nêu quy trình viết: Số 2 gồm nét cong phải và 1 nét ngang

– GV nhận xét, chỉnh sửa số học sinh viết.

– Khen ngợi HS viết đẹp.

b, Nhận biết số lượng 3, viết số 3 và cách đọc số 3 tương tự

Cho HS viết các số 1, 2, 3 vào vở ô li.

Quan sát, nhận xét vở HS, chỉnh sửa lỗi cho HS

3. Hoạt động 3: Thực hành- Luyện tập

Bài tập1: Có bao nhiêu?

GV nêu yêu cầu.

– YC HS quan sát và đếm nhóm số lượng tương ứng trong từng hình. Cho HS làm cá nhân, cặp đôi

– Gv nhận xét, khen HS đã nắm được số lượng các số 1, số 2, số 3.

Bài tập 2: Có bao nhiêu?

GV hướng dẫn HS làm cá nhân, sau đó cho chia sẻ trong nhóm.

– Gv nhận xét, chốt kiến thức

4. Hoạt động 4: Vận dụng

( Cá nhân)

( Gv cho học sinh lấy đủ số hình vuông màu vàng theo yêu cầu của GV trong bộ đồ dùng toán 1)

– GV thực hiện trên bảng lớp.

GV nói: Đây là một mô hình của ba số 1,2,3.

– Gv nhận xét, chốt kiến thức

– Ban văn nghệ cho lớp hát Liên khúc “Một con vịt, Hai con thằn lằn con, Ba thương con”

– HS trả lời: Số 1, 2, 3

– HS nêu nối tiếp đầu bài

– HS quan sát và thảo luận.

– HSTL có 1 chiếc ba lô

1 hộp bút

1 hình vuông màu vàng.

– HS đọc đồng thanh Một chiếc ba lô, một hộp bút, một hình vuông, một hay số một

– HS quan sát và viết vào bảng con số 1.

– HS chỉnh sửa.

– HS quan sát và thảo luận.

– HSTL có 2 chiếc bút chì.

2 cái tẩy.

2 hình vuông màu vàng.

– HS đọc đồng thanh hai chiếc bút chì, hai cái tẩy, hai hình vuông, hai hay số hai.

– HS quan sát và viết vào bảng con số 1

– HS chỉnh sửa

– HS viết số vào vở ô li

– (HS làm bài cá nhân)

– Hs quan sát đếm và nêu miệng chia sẻ cặp đôi với bạn.

– Hs quan sát và làm bài nói số cần điền vào ô trống

– Hs nêu kết quả

– HS làm cá nhân

– HS thảo luận nhóm 4 nêu kết quả

– Hs lấy lần lượt lấy 1, 2,3 hình vuông

– xếp vào bảng con theo cột

Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh:

– Thông qua thao tác với các ô hình vuông, HS có cơ hội phát triển NL sử dụng công cụ và học toán.

– Thông qua việc thực hành giải quyết các bài tập đếm nhóm số lượng vật, học sinh có cơ hội phát triển NL giao tiếp toán học, có cơ hội phát triển NL tư duy và lập luận toán học.

2. Giáo án môn Toán theo chương trình GDPT mới chung

THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN TOÁN LỚP 1

BÀI: So sánh các số có hai chữ số

I. MỤC TIÊU:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

– MT1: So sánh các số có hai chữ số.

– MT2: Sắp xếp số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.

2. Phẩm chất, năng lực:

2.1. Phẩm chất:

– MT3: Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.

2.2. Năng lực:

– MT4: Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học.

– MT5: Học sinh sử dụng được que tính để hỗ trợ hoạt động học tập.

– MT6: Học sinh nghe hiểu và trình bày được vấn đề toán học do giáo viên đưa ra.

3. Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

– Giáo án.

– Que tính: Dùng trong hoạt động 2

– Phiếu học tập: Dùng trong hoạt động thực hành luyện tập.

– Bảng nhóm: Dùng trong hoạt động thực hành luyện tập.

2. Học sinh:

– Que tính, vở, SGK

– Ôn lại cách so sánh các số trong phạm vi 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Đánh giá

YC cần đạt về KT,KN

– Biểu hiện PC, NL

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu:

– Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh.

– Giới thiệu vấn đề cần học.

Nội dung: “hát múa”

Tổ chức hoạt động:

– Hiểu mục tiêu của hoạt động 1.

– HĐTQ điều khiển cả lớp hát bài: “Năm ngón tay ngoan”

– Hát hay, đều, hứng thú.

– Nhận xét.

– Có hứng thú, thoải mái

– Nhận xét, chốt, chuyển

– Giới thiệu bài học. YC HS đọc mục tiêu

– Nghe, viết mục bài vào vở

– Làm việc cá nhân, cặp đôi, trình bày trước nhóm

– Chia sẻ được mục tiêu bài học

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Mục tiêu:

– Biết so sánh các số có hai chữ số.

– Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học.

– Học sinh sử dụng được que tính để hỗ trợ hoạt động học tập.

– Học sinh nghe hiểu và trình bày được vấn đề.

Nội dung:

– So sánh số có hai chữ số.

Phương pháp:

– Quan sát

– Thực hành.

– Trình bày vấn đề

Tổ chức hoạt động:

– Yêu cầu HS lấy que tính

– Gọi HS nêu cách so sánh số có hai chữ số.

– Chốt nội dung.

– Hiểu mục tiêu cần đạt trong hoạt động 2.

– Lấy, đếm que tính để so sánh số có hai chữ số.

– Nêu cách so sánh số có hai chữ số.

Hoạt động 3: Thực hành luyện tập

3.1. Bài tập 1:

Mục tiêu:

– So sánh các số có hai chữ số.

Nội dung: >, <, =

34……..38 55……..57

36……..30 55……..55

37……..37 55……..51

25……..30 85……..95

90……..90 97……..92

48……..42 92……..97

Phương pháp:

Hoạt động cá nhân

Tổ chức hoạt động:

Phát phiếu học tập

– Nhận xét.

3.2. Bài tập 2:

Mục tiêu:

– Tìm được số lớn nhất trong dãy số có hai chữ số.

Nội dung: Khoanh vào số lớn nhất

a) 72, 68, 80, 83

b) 97, 94, 92, 89

Phương pháp:

Hoạt động nhóm

Tổ chức hoạt động:

Phát bảng nhóm

– Nhận xét

3.3. Bài tập 3:

Mục tiêu:

– Tìm được số bé nhất trong dãy số có hai chữ số.

Nội dung: Khoanh vào số bé nhất

a) 76, 78, 75, 79

b) 38, 48, 18, 61

Phương pháp:

Hoạt động nhóm

Tổ chức hoạt động:

Phát bảng nhóm

– Nhận xét

3.4. Bài tập 4:

Mục tiêu:

– Biết sắp xếp thứ tự các số từ bé đến lớn và ngược lại.

Nội dung: Viết các số 72, 38, 64

a) Theo thứ tự từ bé đến lớn

b) Theo thứ tự từ lớn đến bé

Phương pháp:

Trò chơi

Tổ chức hoạt động:

Phát bông hoa cho 2 nhóm

Yêu cầu mỗi em 1 bông hoa có ghi số.

– Nêu tên trò chơi (Ai nhanh, ai đúng?) cách chơi, luật chơi. Hình thức khen thưởng.

– Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng

– Làm bài trên phiếu học tập

– Trình bày kết quả

34 < 38 55 < 57

36 > 30 55 = 55

37 = 37 55 > 51

25 < 30 85 < 95

90 = 90 97 > 92

48 > 42 92 > 97

– Thảo luận nhóm đôi để làm bài tập

– Làm bảng nhóm

– Trình bày kết quả

a) 83

b) 97

– Thảo luận nhóm 4 để làm bài tập

– Làm bảng nhóm

– Trình bày kết quả

a) 76, 78, 75, 79

b) 38, 48, 18, 61

– 2 nhóm (mỗi nhóm 1 bộ gồm 3 bông hoa, mỗi em nhận 1 bông hoa ghi số tương ứng)

-Nghe GV phổ biến luật chơi

-Tham gia chơi.(2 phút)

a) 38, 64, 72

b) 72, 64, 38

– Thông qua bài tập 1 để quan sát, đánh giá HS về mục tiêu 1.

– Thông qua bài tập 2 để quan sát, đánh giá HS về mục tiêu 1.

– Thông qua bài tập 3 để quan sát, đánh giá HS về mục tiêu 2.

– Thông qua bài tập 3 để quan sát, đánh giá HS về mục tiêu 2.

Hoạt động 4: Vận dụng sáng tạo

3.4. Bài tập 4:

Mục tiêu:

– Học sinh biết vận dụng bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn

Nội dung: So sánh số bạn nam và bạn nữ trong lớp.

Phương pháp:

Vấn đáp

Tổ chức hoạt động:

Nêu câu hỏi để học sinh trả lời

– Đếm và so sánh theo yêu cầu

– Thông qua bài tập 4 để quan sát, đánh giá HS về mục tiêu 1 và 2.

2. Củng số, dặn dò:

– GV tổng kết bài học.

– Nhận xét, dặn dò.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

  • Giáo án hoạt động trải nghiệm chủ đề cảm xúc của em lớp 1