Bài tập tính khối lượng riêng của một chất đã không còn là xa lạ với môn hóa học, vật lý. Vậy khối lượng riêng là gì? Công thức tính khối lượng riêng của một chất như thế nào và các phương pháp xác định khối ra sao? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
1. Khối lượng riêng là gì?
Khối lượng riêng (mật độ khối lượng) là một thuật ngữ chỉ đại lượng thể hiện đặc tính về mật độ khối lượng trên một đơn vị thể tích của vật chất đó. Nó được tính bằng thương số của khối lượng – m – của vật làm bằng chất đó (ở dạng nguyên chất) và thể tích – V – của vật.
Khối lượng riêng là gì?
>>>> Tham khao thêm: Hóa chất công nghiệp
2. Công thức tính khối lượng riêng
Khối lượng riêng của một chất trong vật được xác định bằng khối lượng của một thể tích vô cùng nhỏ nằm tại vị trí đó và chia cho thể tích vô cùng nhỏ này.
Đơn vị của khối lượng riêng là kilogam trên mét khối (kg/m3) (theo hệ đo lường chuẩn của quốc tế). Ngoài ra còn có đơn vị là gam trên centinmet khối (g/cm3).
Người ta tính khối lượng riêng của một vật nhằm xác định các chất cấu tạo nên vật đó, bằng cách đối chiếu kết quả của các chất đã được tính trước đó với bảng khối lượng riêng.
-
Công thức tính khối lượng riêng
D = m/V
Trong đó: D là khối lượng riêng (kg/cm3), m là khối lượng của vật (kg) và V là thể tích (m3).
Trong trường hợp chất đó là đồng chất thì khối lượng riêng tại mọi vị trí đều giống nhau và tính bằng khối lượng riêng trung bình.
-
Công thức tính khối lượng riêng trung bình
Khối lượng riêng trung bình của một vật thể bất kỳ được tính bằng khối lượng chia cho thể tích của nó, thường kí hiệu là ρ
ρ = m/V
3. Bảng khối lượng riêng của một chất
-
Khối lượng riêng của chất lỏng nước , mật ong , xăng , dầu hỏa …
Khối lượng riêng của nước được tính toán trong một môi trường nhất định. Cụ thể giá trị này được tính với điều kiện nước nguyên chất ở trong nhiệt độ 4 độ C và hiện nay, người ta quy định khối lượng riêng của nước là Dnước = 1000kg/m3.
Thông thường, các loại vật chất rắn sẽ xảy ra hiện tượng giãn nở thể tích ở nhiệt độ cao, còn nhiệt độ giảm thì thể tích thu lại. Thế nhưng, đối với nước, khi ở dưới nhiệt độ 0 độ C, nước sẽ bị đóng băng/đông đá khiến thể tích tăng lên và khối lượng riêng của nước giảm. Cụ thể, khối lượng riêng của nước đá là Dnước = 920kg/m3.
Theo nhiệt độ, ta sẽ có bảng khối lượng riêng của nước cụ thể như sau:
Nhiệt độ
Mật độ (tại 1 atm)
°C
°F
kg/m³
0.0
32.0
999.8425
4.0
39.2
999.9750
10.0
50.0
999.7026
15.0
59.0
999.1026
17.0
62.6
998.7779
20.0
68.0
998.2071
25.0
77.0
997.0479
37.0
98.6
993.3316
100
212.0
958.3665
Khối lượng riêng của một số chất lỏng khác
Loại chất lỏng
Khối lượng riêng
Mật ong
1,36 kg/ lít
Xăng
700 kg/m3
Dầu hỏa
800 kg/m3
Rượu
790 kg/m3
Nước biển
1030 kg/m3
Dầu ăn
800 kg/m3
-
Khối lượng riêng không khí
Mật độ của không khí
Khối lượng riêng của không khí ở 0 độ C là 1,29 kg/m3.
Khối lượng riêng của không khí ở 100 độ C là 1,85 kg/m3.
-
Khối lượng riêng của chất rắn
STT
Chất rắn
Khối lượng riêng (kg/m3)
1
Chì
11300
2
Sắt
7800
3
Nhôm
2700
4
Đá
(Khoảng) 2600
5
Gạo
(Khoảng) 1200
6
Gỗ
Gỗ xẻ nhóm II, III
1000
Gỗ xẻ nhóm IV
910
Gỗ xẻ nhóm V
770
Gỗ xẻ nhóm VI
710
Gỗ xẻ nhóm VII
670
Gỗ xẻ nhóm VIII
550
Gỗ sến xẻ mới
770-1280
Gỗ sến xẻ khô
690-1030
Gỗ dán
600
Gỗ thông xẻ khô
480
7
Sứ
2300
8
Bạc
10500
9
Vàng
19031
10
Kẽm
6999
11
Đồng
8900
12
Inox
Inox 309S/310S/316(L)/347
7980
Inox 201 /202/301/302/303/304(L)/305/321
7930
Inox 405/410/420
7750
Inox 409/430/434
7750
13
Thiếc
7100
4. Trọng lượng riêng là gì?
Trọng lượng của một mét khối của một chất nào đó được gọi là trọng lượng riêng của chất đó. Đơn vị đo trọng lượng riêng: N/m3(Niutơn trên mét khối).
Trọng lượng riêng của vật thể được tính bằng công thức như sau: d= P/V
Trong đó: d là trọng lượng riêng (N/m³), P là trọng lượng (N) và V là thể tích (m³).
5. Sự khác nhau giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng
Trọng lượng riêng là trọng lượng của một mét khối vật chất. Trọng lượng riêng KHÁC khối lượng riêng.
Sự khác nhau thể hiện bởi công thức:
Trọng lượng riêng = Khối lượng riêng x 9,81 (Đơn vị đo trọng lượng riêng là N/m³).
6. Các phương pháp xác định khối lượng riêng của một chất là gì
-
Sử dụng tỷ trọng kế
Để xác định khối lượng riêng của một chất là gì, người ta sử dụng tỷ trọng kế.
Tỷ trọng kế là dụng cụ thí nghiệm được làm bằng thủy tinh, hình trụ, một đầu có gắng quả bóng, bên trong chứa thủy ngân hoặc kim loại nặng để giúp tỷ trọng kế đứng thẳng. Nó chỉ có thể đo chất làm mát, chất chống đông cho Ethylene Glycol. Đối với Propylene Glycol nồng độ lớn hơn 70 %, không thể dùng tỷ trọng kế để đo do trên 70 %, trọng lượng riêng giảm. Nhiệt độ chuẩn của tỷ trọng kế là 20 o C.
-
Sử dụng lực kế
– Tiến hành đo trọng lượng của vật bằng lực kế.
– Xác định thể tích của vật bằng bình chia độ hoặc các vật dụng tương đương.
– Sử dụng công thức tính tổng quát để tính khối lượng riêng của vật đó. Nếu vật đó là đồng chất và tinh khiết thì khối lượng riêng chính là khối lượng riêng của chất đó.
Hình ảnh lực kế
7. Ứng dụng của khối lượng riêng trong thực tiễn
Khối lượng riêng được ứng dụng phổ biến trong thực tiễn như sau:
– Trong công nghiệp cơ khí: Khối lượng riêng được xem là các yếu tố cần xét để chọn vật liệu cần lưu ý về yếu tố khối lượng riêng.
– Trong vận tải đường thuỷ, nó được dùng để tính tỷ trọng dầu, nhớt, nước để phân bổ vào các két sao cho phù hợp để tàu được cân bằng.
8. Bài tập áp dụng công thức tính khối lượng riêng
Bài 1: Một hộp sữa ông thọ có khối lượng 0.397 kg, thể tích 0.32 m3. Xác định khối lượng riêng của sữa chứa trong hộp.
Lời giải:
Ta có m = 0.397 kg, V = 0.00032 m3
=> Khối lượng riêng của sữa là D = m/V = 0.397/0.00032 = ≈ 1240.6 (kg/m3)
Bài 2: Biết 10 lít cát có khối lượng 15 kg
1. Tính thể tích của 1 tấn cát
2. Tính trọng lượng của 1 đống cát 3m3
Lời giải:
1. Khối lượng riêng của cát: D=m/V=15/0.01=1500 (kg/m3)
Thể tích 1 tấn cát : V=m/V=1000/1500=0.667 (m3)
2. Trọng lượng 1 đống cát 3m3: P=d x V = 10 x 1500 x 3 = 45000 N
Hy vọng với những chia sẻ từ VIETCHEM về khối lượng riêng là gì? Cách tính khối lượng riêng của một chất ở trên, các bạn đã phần nào có thêm những kiến thức hữu ích để học môn hóa học, vật lý tốt hơn.
XEM THÊM:
>>> Định luật bảo toàn khối lượng là gì? Công thức tính và ý nghĩa
>>> Công thức tính nồng độ phần trăm, ví dụ minh họa