Soạn bài Từ ghép
I. Các loại từ ghép
1.
Từ Tiếng chính Tiếng phụ Bà ngoại Bà Ngoại Thơm phức Thơm phức
→ Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính
2. Các tiếng “quần áo” và “trầm bổng” không phân ra từ chính, từ phụ vì nghĩa của các tiếng tương đương nhau về mặt nghĩa.
II. Nghĩa của từ ghép
1. Nghĩa của từ “bà” rộng hơn nghĩa của từ “bà ngoại”
Nghĩa của từ “thơm” rộng hơn nghĩa của từ “thơm phức”
→ Từ ghép chính phụ có tính phân nghĩa
2. Nghĩa của từ “quần” hẹp hơn nghĩa của từ “quần áo”
Nghĩa của từ “trầm” hẹp hơn nghĩa của từ “trầm bổng”
→ Từ ghép tổng hợp có tính chất hợp nghĩa
III. Luyện tập
Bài 1 (trang 15 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Từ ghép chính phụ Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ Từ ghép đẳng lập Suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi, chài lưới
Bài 2 (Trang 15 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Tiếng Từ ghép chính phụ Bút Bút bi, bút mực, bút chì, bút màu, bút điện… Thước Thước kẻ, thước vuông, thước đo độ Mưa Mưa rào, mưa ngâu, mưa phùn Làm Làm lụng, làm việc, làm nhà, làm tin Ăn Ăn chay, ăn mảnh, ăn kiêng… Trắng Trắng tinh, trắng muốt, trắng xóa Vui Vui thú, vui vẻ, vui tính, vui miệng Nhát Nhát chết, nhát ma, nhút nhát…
Bài 3 (trang 15 sgk ngữ văn 7 tập 1)
– núi: núi rừng, núi sông
– mặt: mặt mũi, mặt mày
– ham: ham mê, ham muốn, ham thích
– học: học hành, học hỏi
– xinh: xinh tươi, xinh đẹp
– tươi: tươi đẹp, tươi tốt
Bài 4 (Trang 15 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Chỉ có thể nói “một cuốn sách”, “một cuốn vở” mà không thể nói “một cuốn sách vở” vì:
– Trong tiếng Việt khi danh từ mang nghĩa cá thể mới có khả năng kết hợp với những từ chỉ số lượng cụ thể đứng trước.
– Từ “sách vở” mang nghĩa tổng hợp nên không thể kết hợp với từ “cuốn” mang nghĩa cá thể được
Bài 5 (trang 15 sgk ngữ văn 7 tập 1)
a, Không thể gọi mọi thứ là “hoa hồng” vì “hoa hồng” là tên một loại hoa để phân biệt với các loại hoa khác, đây không phải từ gọi lên dựa theo màu sắc
b, Nam nói đúng vì áo dài là tên một loại áo, không phải chỉ cái áo may bị dài quá
c, Cà chua là tên gọi một loại quả dù nó ngọt, chua, chát. Vì thế có thể nói “quả cà chua này ngọt quá”
d, Không phải mọi loại cá màu vàng đều gọi là cá vàng. Cá vàng tên gọi một loại cá làm cảnh.
Bài 6 (trang 15 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Hai từ ghép chính phụ: mát tay, nóng lòng
Một từ ghép đẳng lập: gang thép
Mát tay: mát ( cảm giác mát mẻ, dễ chịu) và tay (bộ phận trên cơ thể con người)
– Nóng lòng: nóng (có nhiệt độ cao hơn so với mức trung bình) và lòng ( được chuyển nghĩa nói về tâm lý, tình cảm của con người)
– gang thép: chỉ sự cứng cỏi, vững vàng tới mức không lay chuyển được
→ Các từ trên khi ghép lại đã trải qua quá trình biến đổi nghĩa, mang một nghĩa mới chỉ con người.
Bài 7 (trang 16 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Máy hơi nước: máy là tiếng chính, tiếng hơi nước phụ tiếng máy, tiếng nước phụ cho tiếng hơi
Than tổ ong: tiếng than là tiếng chính, tổ ong phụ cho tiếng than, trong đó tiếng ong phụ cho tiếng tổ.
Bánh đa nem: tiếng Bánh là tiếng chính, tiếng đa nem phụ cho tiếng bánh, tiếng nem phụ tiếng đa.
Bài giảng: Từ ghép – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn, hay khác:
- Liên kết trong văn bản
- Cuộc chia tay của những con búp bê
- Bố cục trong văn bản
- Mạch lạc trong văn bản
- Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:
- Soạn Văn 7 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 7 (siêu ngắn)
- Soạn Văn 7 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 7
- Tác giả – Tác phẩm Văn 7
- Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt – Tập làm văn 7
- 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 7 có đáp án
- Giải vở bài tập Ngữ văn 7
- Top 48 Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- (mới) Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- (mới) Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- (mới) Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 7 tại khoahoc.vietjack.com
- Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án