Câu hỏi tự luận có những dạng nào? Đặc điểm của mỗi dạng đó?

Câu hỏi tự luận có những dạng nào? Đặc điểm của mỗi dạng đó? Phương pháp kiểm tra tự luận là gì?

Việc xây dựng chương trình môn toán phổ thông 2018 nhấn mạnh những quan điểm nào?

1. Câu hỏi tự luận có những dạng nào? Đặc điểm của mỗi dạng đó?

Câu hỏi tự luận có các dạng:

  • Câu hỏi tự luận hạn chế:

Là dạng câu hỏi học sinh có xác suất dự đoán câu trả lời cao với tỉ lệ 50-50

Dạng tự luận hạn chế cung cấp thông tin giới hạn câu trả lời trong phạm vi nhỏ hơn, người trả lời có thể ước lượng được độ dài của câu trả lời, Với loại bài kiểm tra này việc chấm điểm dễ dàng hơn và độ tin cậy cao hơn.

  • Câu hỏi tự luận mở rộng:

Là dạng câu hỏi mà số lượng đáp án nhiều hơn số lượng câu dẫn.

Dạng tự luận này bao gồm các loại câu hỏi có phạm vi trả lời mở rộng, khái quát. Học sinh tự do biểu đạt tư tưởng và kiến thức. Loại câu này có thể phát huy khả năng phân tích, tổng hợp, óc sáng tạo… nhưng khó chấm điểm và độ tin cậy không cao.

Câu hỏi tự luận có những dạng nào? Đặc điểm của mỗi dạng đó?

2. Kiểm tra tự luận là gì?

Tự luận là dạng kiểm tra quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong nhà trường. Nó cho phép học sinh ưả lời bằng cách tự lựa chọn, tổng hợp và trình bày những tri thức phù hợp nhất, với một giới hạn tương đối rộng về nội dung. Do vậy, trắc nghiệm tự luận có thể đánh giá được khả năng phân tích, tổng hợp và sự sáng tạo trong trình bày-một bài luận của học sinh.

Bài kiểm tra dạng tự luận thường có ít câu hỏi và câu hỏi ngắn nhưng yêu cầu học sinh phải trả lời dài và học sinh có tương đối nhiều thời gian để trả lời một câu hỏi.

Thuận lợi, khó khăn khi dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3. Ưu nhược điểm của câu hỏi tự luận

3.1 Ưu điểm

  • Có khả năng đo lường kết quả học tập của học sinh ở mức độ phân tích, tổng hợp và đánh giá. Nó tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ khả năng suy luận, phê phán, trình bày những ý kiến dựa ưên những trải nghiệm của cá nhân.
  • Đề kiểm tra viết dạng tự luận thường dễ chuẩn bị, tốn ít thời gian và công sức.

3.2 Nhược điểm

  • Bài tự luận thường có số câu hỏi ít nên khỏ đại diện đầy đủ cho nội dung cần đánh giá
  • Việc chấm điểm thường khó khăn và tốn nhiều thời gian.
  • Các tiêu chí đánh giá thường không thống nhất do vậy điểm số bị ảnh hưởng nhiều từ yếu tố chủ quan của người chấm.

4. Yêu cầu đối với kiểm tra viết dạng tự luận

  • Nghiên cứu mục đích và nội dung vấn đề cần kiểm tra. Xác định được trọng tâm của vấn đề cần kiểm tra và tìm ra một sổ câu hỏi xác đáng bao quát được nội dung vấn đề.
  • Ra đề chính xác, dễ hiểu, sát với trình độ các em, phù hợp với thời gian làm bài, phát huy trí tuệ ở các em.
  • Tổ chức cho học sinh làm bài thực sự nghiêm túc, tránh mọi tiêu cực trong khi làm bài, Thu bài đúng giờ
  • Tạo điều kiện cho học sinh làm bài đầy đủ, không gây phân tán chú ý.
  • Giao bài cho hai người chấm độc lập và nhóm trưởng làm trọng tài quyết định điểm sổ cuối cùng nếu có sự chênh lệch thái quá. Chấm bài cẩn thận, có nhận xét về nội dung, hình thức trình bày và thái độ khi lảm bài…

Trên đây Hoatieu đã trả lời câu hỏi Thầy/cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào? Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

  • Hai hình thức đánh giá chính trong phương pháp kiểm tra viết là gì?
  • Thuận lợi, khó khăn khi dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
  • Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín?
  • Quan điểm của thầy cô về thuật ngữ kiểm tra và đánh giá là gì?
  • Năng lực học sinh được thể hiện như thế nào?
  • Thầy/cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào?
  • Câu hỏi tự luận có những dạng nào? Đặc điểm của mỗi dạng đó?
  • Thế nào là đánh giá định kỳ?