Lòng tự trọng là gì? Tại sao mỗi chúng ta cần phải có lòng tự trọng? Cách để nâng cao lòng tự trọng của bản thân là gì? Cùng tìm hiểu về lòng tự trọng và những khái niệm liên quan thường hay bị nhầm lẫn trong bài viết này.
Tự trọng là gì?
Tự trọng là một tính từ dùng để chỉ phẩm chất đáng quý của con người, là sự coi trọng, biết gìn giữ những phẩm giá, phẩm chất và danh dự tốt đẹp của bản thân mình. Tự trọng có cách hiểu gần tương đồng với tự tôn.
Ví dụ: Dù gia đình có hoàn cảnh hết sức khó khăn nhưng anh ấy là người có lòng tự trọng cao. Anh luôn nỗ lực phát triển bản thân, hoàn thành tốt mọi công việc bằng chính năng lực của mình mà chẳng trông cậy vào sự giúp sức từ bất kỳ ai.
=> Câu này có nghĩa là: Chàng trai này dù gia đình nghèo khó vẫn luôn coi trọng danh dự của bản thân, nỗ lực bằng chính sức lao động của bản thân để có được thành quả chứ không lợi dụng hay nhờ vả bất kỳ ai.
Lòng tự trọng luôn tồn tại trong mỗi chúng ta, có người biểu hiện lòng tự trọng ra bên ngoài nhưng có người lại không như vậy. Lòng tự trọng là một trong những yếu tố chính góp phần xây dựng hình ảnh, nhân cách của một người. Là thước đo để đánh giá sự tín nhiệm và tôn trọng của mọi người đối với một ai đó
Người có lòng tự trọng là gì?
Người có lòng tự trọng là người hiểu đúng trị giá của chính mình. Biết mình là ai, mình có những ưu, khuyết điểm gì. Mình tự hào về điều gì và không để bất kỳ ai xâm phạm đến những điều ấy.
Người có lòng tự trọng sẽ biết cách bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những điều đi ngược với lương tâm con người.
Phân loại lòng tự trọng
Lòng tự trọng được phân chia thành 2 loại là lòng tự trọng thấp và lòng tự trọng cao.
- Đối với người có lòng tự trọng thấp, đa phần họ là người khá ích kỷ, chỉ nghĩ cho lợi ích của bản thân mà có thể bất chấp nhiều thủ đoạn, miễn là đem phần lợi về cho họ. Những người này luôn nhìn nhận vấn đề với chiều hướng tiêu cực. Họ luôn nghĩ những điều đang xảy ra thực chất không liên quan tới mình, không quan trọng.
- Đối với người có lòng tự trọng cao thì khác, lòng tự trọng chính là kim chỉ nam cho mọi hành động và suy nghĩ của họ. Lòng tự trọng cao sẽ khiến bản thân cảm thấy tự tin, có động lực để phát triển sự nghiệp của mình.
Biểu hiện của lòng tự trọng là gì?
Biểu hiện của lòng tự trọng được hiểu đơn giản chính là mỗi người sẽ giữ được bản chất đáng quý của mình. Không vì bất kỳ điều gì muốn đạt được mà làm hạ thấp nhân phẩm của mình. Có thể nêu ra những biểu hiện cơ bản của lòng tự trọng như:
- Không tham lam vật chất, của cải bất chính.
- Nhặt được của rơi biết trả lại người mất.
- Lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường cần đỡ họ dậy, biết hỏi han và xin lỗi, trường hợp nặng hơn có thể đưa họ vào bệnh viện.
- Đi xe tuân thủ luật giao thông, không lạng lách, đánh võng, vượt ẩu,… để trở thành người có văn hóa khi tham gia giao thông.
- Ăn nói nhỏ nhẹ, đặc biệt tại những nơi công cộng như trường học, bệnh viện.
- Trang phục lịch sự phù hợp với hoàn cảnh, môi trường.
Ý nghĩa của lòng tự trọng là gì?
Không chỉ là một phẩm chất tốt cần được phát huy mà lòng tự trọng còn mang lại ý nghĩa tích cực cho cuộc sống của mỗi chúng ta:
- Lòng tự trọng là thước đo của sự tôn trọng: nhìn vào lòng tự trọng để người khác thể hiện sự tôn trọng với người đó, người có lòng tự trọng ao sẽ nhận được sự tôn trọng và nể phục của mọi người.
- Lòng tự trọng giúp ta có động lực vượt qua những khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
- Lòng tự trọng giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân.
- Có được lòng tự trọng bạn sẽ nhận được sự yêu thương, quý trọng của mọi người.
Vì sao mỗi chúng ta đều nên có lòng tự trọng?
Lý do đầu tiên, có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng và yêu thương chính bản thân mình từ đó tôn trọng mọi người. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mối quan hệ ngày nay. Được thiết lập trên nền móng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ trở nên bền vững hơn. Bạn không thể sống trong sự cô lập với xã hội cho nên nếu không có các mối quan hê, bạn sẽ không thể tồn tại được. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có được những mối liên kết lâu dài và bền chặt.
Lý do thứ hai, lòng tự trọng còn là nội tâm, là lý trí mách bảo, để ngăn cản bạn làm những điều sai trái, những hành vi đi ngược lại đạo đức và lương tâm con người. Bởi nếu có lòng tự trọng, bạn sẽ biết cách để bảo vệ lương tâm của chính mình. Để bảo vệ lương tâm và đạo đức của bản thân, bạn sẽ không để mình hành động theo bản năng mà luôn suy xét kỹ lợi, hại cũng giống như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ sẽ là một kim chỉ nam để bạn giảm đi những sai lầm không đáng có.
Hậu quả của đánh mất lòng tự trọng là gì?
Một người thiếu đi lòng tự trọng rất khó có thể thành công. Họ luôn cảm thấy bản thân không đủ giỏi, không đủ tài năng, không đủ bản lĩnh. Và như vậy, họ thường có khuynh hướng bộc lộ rõ những hành vi xấu. Họ không dám đặt ra bất kỳ mục tiêu nào cho bản thân. Họ không tin rằng mình xứng đáng hay có được thành công. Họ thu mình vào trong chiếc bao của sự nông cạn, không dám tham gia vào bất cứ việc gì. Vì họ sợ thất bại, họ sợ phạm sai lầm và sợ bị người khác từ chối. Dễ chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Dễ tự ái, dễ bị tổn thương và tỏ thái độ bất cần đời.
Bởi vì hơn ai hết, họ cảm thấy mình vô dụng và bất lực không thể thay đổi được điều gì. Chính cái cảm giác không thể quản lý cuộc đời mình đã khiến họ có thái độ chối bỏ tất cả. Có khuynh hướng thích lăng mạ và coi thường người khác.
Làm gì để nâng cao lòng tự trọng?
Học cách nâng cao lòng tự trọng chính là con đường ngắn nhất giúp bạn nâng cao giá trị bản thân. Sau đây là một số cách đơn giản giúp bạn nâng cao lòng tự trọng:
Suy nghĩ chín chắn, dám tin tưởng bản thân
- Những suy nghĩ tích cực luôn là phương pháp hiệu quả giúp bạn nhanh chóng thoát ra khỏi sự u mê.
- Bạn cần lạc quan, yêu đời và luôn có thái độ sống tích cực. Điều xấu xa chỉ xuất hiện khi bạn cho phép bản thân có những suy nghĩ thiếu tích cực.
- Bạn hãy chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho bản thân chứ không phải nhờ cậy bất kỳ ai khác. Tự động viên và an ủi tinh thần sẽ giúp bạn có những suy nghĩ tích cực hơn và có thêm động lực cố gắng mỗi ngày.
Hiện thực hoá niềm tin với mọi mong muốn của bản thân
Hãy ghi tất cả những điều mà bạn thực sự muốn làm ra một tờ giấy. Chỉ khi bạn xác định được mục tiêu của bản thân thì bạn mới có phương hướng cho những hành động tiếp theo. Những mục tiêu đơn giản sẽ làm cho bạn dễ dàng có nó, đây chính là sự khích lệ bản thân cực kỳ hiệu quả.
Quan tâm và giúp đỡ mọi người
- Nếu bạn thường xuyên giúp đỡ mọi người thì tự trong lòng bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.
- Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bạn muốn hài lòng với chính bản thân mình thì hãy đi giúp đỡ người khác.
Thay đổi nếp suy nghĩ về sự hoàn hảo
- Trên đời này sẽ chẳng có điều gì là hoàn hảo. Độ hoàn hảo phụ thuộc vào cách suy nghĩ và nhìn nhận của mỗi người.
- Người ta vẫn luôn hy vọng và nghĩ rằng hoàn hảo là đích đến, là động lực cố gắng cho những việc làm của mình.
- Hãy tập trung và nỗ lực không ngừng nghỉ thay vì hướng tới những ước mơ và hoài bão viển vông.
Phân biệt tự trọng, tự tôn và tự ái
Tự ái khác tự trọng ở điểm nào?
Tự trọng là một đức tính tốt cần phát huy của con người. Tự trọng nghĩa là tự bản thân coi trọng chính mình, biết đánh giá điều đúng sai để tiếp thu nhận xét góp ý tích cực từ mọi người
Người tự ái có cái “tôi” cao, không chịu tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người và luôn cảm thấy bản thân không được tôn trọng. Những người này thường khó phát triển bản thân.
Vậy bạn là người tự trọng hay tự ái? Vì sao người tự trọng được đánh giá cao còn người tự ái lại bị coi thường?
Người tự trọng họ biết đánh giá cao các giá trị nhân cách chuẩn mực đạo đức mà mình. Do có, người có lòng tự trọng sẽ khéo giữ được phẩm chất và danh dự bản thân trước những cám dỗ của cuộc đời.
Tự ái và tự trọng luôn tồn tại bên trong mỗi con người chúng ta. Chỉ có điều nó sẽ bộc phát tùy vào hoàn cảnh mà thôi. Nếu như nhầm lẫn giữa tự trọng và tự ái thì sẽ suy nghĩ của bạn sẽ bị lệch lạc, làm cho quan hệ giữa con người với nhau trở nên rạn nứt.
Vậy nên, mọi người hãy biết tự điều chỉnh và phân biệt rạch ròi tự trọng và tự ái để có những mối quan hệ tốt đẹp nhất.
Tự trọng khác gì tự tôn?
Tự tôn với ý nghĩa là bản tính của con người, chỉ những người luôn tôn trọng giá trị bản thân mình, làm tất cả mọi việc trong vòng pháp luật để người khác không coi thường.
Tự trọng và tự tôn đều có nghĩa là coi trọng bản thân mình, không cho phép người khác chà đạp phẩm giá của chính mình. Tuy nhiên, nếu như người tự trọng khiêm tốn, khoan nhường và dùng năng lực bản thân để thể hiện lòng tự trọng với mong muốn nhận được sự công nhận và tôn trọng của mọi người thì người tự tôn đôi khi lại quá vì cái “tôi” của bản thân mà khá bảo thủ, ít chịu tiếp thu ý kiến của mọi người, hay tự cho mình là đúng,…Lòng tự tôn thì ai cũng phải có, tuy nhiên, tự tôn sao cho đủ là cái mà mọi người cần học hỏi và biết tiết chế để bản thật được phát triển bằng cách thu nạp nhiều kiến thức góp ý tích cực từ mọi người.
>>> Bài viết tham khảo: Điệp ngữ là gì? Tác dụng của điệp ngữ là ngữ là gì? Lấy ví dụ
Vậy là bài viết đã giúp các bạn hiểu được tự trọng là gì? Lòng tự trọng không phải là điều gì quá khó tìm. Có được lòng tự trọng không khó nhưng giữ gìn và nâng cao thì mới là điều khó. Hãy cố gắng lắng nghe, học hỏi từng ngày để nâng cao lòng tự trọng của bản thân, mở rộng các mối quan hệ xã hội để cuộc sống của bản thân ngày một tốt hơn.