Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết cách làm mau lành vết thương té xe nhanh chóng và hiệu quả ngay tại nhà.
1.Xác định mức độ của vết thương té xe
Sau khi té xe bạn cần giữ bình tĩnh và xác định mức độ của vết thương để có cách xử lý vết thương trầy xước ngã xe cho phù hợp.
Phần lớn các trường hợp té xe trầy tay, chân, đầu gối nhẹ bạn có thể tự điều trị tại nhà mà không cần đến bệnh viện.
Các vết thương nhỏ như:
- Vết thương không bị rách nát, hở thịt và không chảy quá nhiều máu.
- Vết thương không quá sâu đến mức nhìn thấy mỡ, cơ hoặc xương.
- Vết thương chỉ là các vết ngã xe trầy xước nhẹ.
Nhưng nếu không may vết thương của bạn lại khá sâu, chảy nhiều máu thì bạn cần ngay các cơ sở y tế gần nhất để được kịp thời chăm sóc và điều trị.
Đặc biệt, nếu trong vòng 5 năm gần đây bạn chưa tiêm phòng uốn ván mà dị vật gây ra vết thương lại sắc nhọn và bẩn thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để tiêm phòng ngừa uốn ván.
2.Sơ cứu và xử lý vết thương té xe
Sau khi bị ngã xe trầy xước bạn cần nhanh chóng tiến hành sơ cứu và xử lý vết thương để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra như máu chảy không dừng, nhiễm trùng vết thương…
Các bước sơ cứu khi bị té xe như sau:
- Bước 1 – Cầm máu cho vết thương
-
- Sử dụng băng, gạc hoặc khăn sạch đặt lên vết thương sau đó tiến hành ấn, giữ nhẹ nhàng để cầm máu.
- Đây là bước sơ cứu cần được thực hiện đầu tiên để giảm khả năng vết thương chuyển biến xấu do mất nhiều máu.
- Nếu sau 10 phút thực hiện sơ cứu mà máu ở vết thương vẫn chảy không ngừng thì bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời.
- Bước 2 – Rửa sạch và loại bỏ mọi dị vật
-
- Khi bị té xe chảy máu cơ thể, chân tay rất có thể các vết thương của bạn sẽ bị các dị vật mắc kẹt trong vết thương. Các dị vật này có thể là đất, cát, các bụi bẩn, mảnh vụn trên mặt đường.
- Trước tiên bạn cần xả nước liên tục vào chỗ bị thương để làm sạch bụi bẩn có thể có ở xung quanh.
- Sau đó dùng nhíp nhẹ nhàng lấy các dị vật trong vết thương để tránh gây tổn thương sâu đến các mô cơ trong da.
- Lưu ý: Cần rửa sạch và sát trùng nhíp với các dung dịch cồn sát khuẩn trước khi sử dụng.
- Với trường hợp các dị vật có kích thước lớn hoặc kẹt sâu bên trong vết thương không lấy ra được bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời.
- Bước 3 – Nhẹ nhàng thấm khô vết thương
- Sau khi làm sạch, bạn nên sử dụng khăn sạch để nhẹ nhàng thấm khô vết thương. Không lau mạnh lên vết thương để tránh các tổn thương không đáng có.
- Bước 4 – Sử dụng các loại thuốc bôi vết thương
- Các loại thuốc bôi vết thương có thể giảm thiểu khả năng nhiễm trùng vết thương và giúp vết thương nhanh chóng hồi phục hơn.
- Với các loại thuốc bôi có chứa kháng sinh cần chú ý tuần theo liều lượng và cách sử dụng đi kèm với sản phẩm.
- Dừng sử dụng các loại thuốc bôi vết thương ngay khi có các dấu hiệu dị ứng như ngứa, sưng, đỏ…
- Bước 5 – Băng vết thương với băng gạc
- Trong thời gian hồi phục, vết thương nên được băng lại với các miếng vải sạch để tránh dính bụi, bị kích ứng do quần áo hoặc nặng hơn là bị nhiễm trùng.
- Bạn có thể cố định gạc bằng băng dính co giãn để tránh xô lệch vị trí được băng bó.
3.Cách giảm đau khi bị té xe
Khi bị té xe dù mức độ tổn thương nặng hay nhẹ cũng đều mang đến cảm giác đau nhức và gây bất tiện trong sinh hoạt cho người bị thương.
Vậy nên để giảm bớt những cơn đau do vết thương mang lại bạn có thể làm theo các cách sau đây:
- Sơ cứu, xử lý vết thương kịp thời, đúng cách:
Giúp cho quá trình phục hồi vết thương được diễn ra suôn sẻ hơn, giảm cảm giác đau nhức tại chỗ bị thương và hạn chế được những tổn thương không đáng có.
- Chăm sóc kĩ vết thương trong quá trình hồi phục:
Thường xuyên kiểm tra vết thương trong quá trình hồi phục để xử lý khi thấy có hiện tượng vết thương bị nhiễm trùng hay chuyển biến xấu.
Ngoài ra, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống kiêng khem để rút ngắn thời gian lành, giảm cảm giác đau nhức cho vết thương.
4.Cách chăm sóc vết thương để không thành sẹo
4.1 Sử dụng thuốc trị vết thương hở
Nếu các vết thương được chăm sóc đúng cách, kết hợp với việc dùng các thuốc trị vết thương hở có thành phần chống sẹo từ sớm thì sẽ giảm thiểu khả năng vết thương để lại sẹo.
Bạn nên tìm các sản phẩm thuốc bôi có thành phần lành tính từ thiên nhiên như tinh chất nghệ giúp ngừa sẹo hay tinh chất trà xanh giúp làm dịu vùng da bị tổn thương.
Lưu ý: Chú ý vệ sinh vết thương sạch sẽ trước và sau khi bôi thuốc.
4.2 Mẹo ngăn ngừa sẹo tại nhà
Các nguyên liệu đến từ thiên nhiên cũng là cách ngừa sẹo hiệu quả bên cạnh các loại thuốc trị sẹo thông thường.
Khi nhận thấy vết thương có dấu hiệu se mặt, bạn có thể sử dụng các cách cách chăm sóc vết thương bằng những nguyên liệu sau đây để ngừa sẹo:
- Lô hội (nha đam):
Dùng gel từ lô hội cho các vết thương hở mức độ nhẹ sẽ giúp loại trừ một số loại nấm và vi khuẩn, nuôi dưỡng các mô lành, chống viêm và ngăn ngừa vết thương để lại sẹo.
- Dầu dừa:
Nồng độ monolaurin, một axit béo có tác dụng kháng khuẩn, có trong dầu dừa có thể thúc đẩy quá trình hồi phục, chữa lành cho các vết thương hở.
Bạn có thể sử dụng các loại dầu dừa chất lượng cao bôi lên vết thương để giảm nguy cơ vết thương đang lành bị nhiễm trùng.
- Nghệ:
Trong nghệ tươi có chứa các vitamin E và hoạt chất curcumin giúp kích thích liền da, ngăn ngừa sẹo và ức chế các hắc tố gây sạm da.
Bạn có thể dùng trực tiếp các lát nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ để bôi lên vùng da bị thương.
4.3 Một vài lưu ý
Để vết thương được nhanh chóng phục hồi cũng như hạn chế để lại sẹo bạn cần lưu ý những điều sau:
- Ngưng sử dụng các thuốc trị vết thương hoặc các biện pháp trị sẹo từ thiên nhiên nếu có biểu hiện bị kích ứng.
- Chú ý kiểu tra các vết thương thường xuyên để phát hiện kịp thời các biểu hiệu lạ nếu có.
- Tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên gia trước khi sử dụng thuốc trị vết thương cho trẻ nhỏ, mẹ bầu hoặc những người có làn da nhạy cảm.
5.Lời khuyên khi bị té xe
5.1 Quan sát tình trạng vết thương
Sau khi bị té xe bạn cần quan sát tình trạng vết thương cẩn thận để có cách sơ cứu hợp lý, từ đó giúp việc thực hiện các cách mau lành vết thương té xe được dễ dàng hơn.
Phần lớn các vết thương do té xe chỉ là các vết trầy xước nhỏ có thể điều trị tại nhà, nhưng bạn vẫn cần kiểm tra các vết thương cẩn thận để chắc chắn.
Nếu các vết thương của bạn bị các dị vật sắc nhọn đâm vào khiến vết thương sâu đến mức có thể nhìn thấy các mô cơ hoặc xương bên trong bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để nhận được sự chăm sóc và điều trị kịp thời.
5.2 Liên hệ với bác sĩ khi vết thương có tình trạng xấu đi
Các vết thương của bạn đã được sơ cứu và xử lý đúng cách nhưng trong quá trình chăm sóc và hồi phục lại có dấu hiệu chuyển biến xấu đi thì bạn cần liên hệ ngay với các bác sĩ.
Vì rất có thể, trong quá trình chăm sóc, vết thương đã gặp phải tình trạng nhiễm trùng.
Lưu ý:
- Khi bị ngã xe, với các vết thương nhỏ bạn có thể xử lý tại nhà.
- Tuy nhiên, nếu vết thương bị rách gây xuất huyết nhiều và không thể cầm máu, hãy liên hệ với cơ sở ý tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời bạn nhé.
Vậy là từ bây giờ, bạn đã biết cách để mau lành vết thương té xe rồi. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi tham gia giao thông để không cần phải dùng đến những cách này bạn nhé!