Trúng thực còn được gọi khác là ngộ độc thực phẩm. Tình trạng này đa số sẽ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng không nên chủ qua khi người bệnh là người già, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Thông tin về tình trạng trúng thực sẽ được chứng tôi giải đáp chi tiết sau đây, mời các bạn theo dõi nhé.
1. Dấu hiệu bị trúng thực
Trúng thực là tên gọi khác của tình trạng ngộ độc thực phẩm. Theo các chuyên gia, thì tình trạng này sẽ gây ra những dấu hiệu dưới đây:
- Đau bụng: Trúng thực gây ra triệu chứng đau bụng đầu tiền, theo đó thì bệnh nhân có thể dùng để biện pháp chườm ấm nhằm giúp người bệnh có thể được giảm đau tạm thời. Tuy nhiên với những bệnh nhân không giảm đau hoặc đau bụng dữ dội trong vòng 24 tiếng thì hãy liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
- Buồn nôn: Buồn nôn hoặc nôn là những biểu hiện phổ biến với những bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm và kèm theo những dấu hiệu khác.
- Tiêu chảy: tình trạng này xảy ra ở hầu hết những người bệnh bị ngộ độc thực phẩm. Đây là triệu chứng khá nghiêm trọng có thể gây tử vong do mất nước nhiều hoặc kéo dài.
>> Xem thêm: Đặc điểm lá cần tây như thế nào? Là cần tây có tác dụng gì?
- Xuất hiện máu trong phân hoặc chất nôn: Biểu hiện này thường xảy ra với người bệnh bị trúng thực nghiêm trọng cần phải báo cho bác sĩ.
- Sốt: Đây là phản ứng của cơ thể với chất độc của thực phẩm, hãy báo ngay cho bác sĩ nếu người bệnh bị sốt trên 38 độ C.
- Tình trạng chán ăn: khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh luôn có cảm giác buồn nôn và không ăn được gì. Nếu tình trạng này kéo dài quá 12 tiếng thì cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gấp.
- Đau đầu: Khi cơ thể mất nước, người bệnh dễ bị đau đầu khi bị ngộ độc thực phẩm
- Triệu chứng thần kinh: những vấn đề về thần kinh bao gồm mắt mờ, yếu cơ hoặc bị tê bì ở cánh tay. Đây thường là những triệu chứng khiến cho tình trạng bệnh trở lên nghiêm trọng và cần phải được đưa đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
- Thay đổi thị lực: Nếu những triệu chứng trúng thực khiến cho mắt của người bệnh bị mờ, nhìn đôi…thì cần phải báo ngay cho nhân viên y tế. Bởi rất có thể đây là những triệu chứng ngộ độc nguy hiểm có thể gây tử vong.
- Hoàng đản: tình trạng này còn được gọi là vàng da, vàng mắt, nguyên nhân có thể do nhiễm viêm gan A từ thực phẩm. Tình trạng bệnh này tuy hiếm gặp nhưng rất dễ lây lan cho người khác nếu như ăn phải thực phẩm chứa độc.
2. Cách trị trúng thực tại nhà
Trúng thực nên làm gì? Tình trạng trúng thực có thể xảy ra với bất kỳ ai. Do vậy mà câu hỏi này đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Dù không phải là người bệnh nhưng vấn đề này cần phải được tổng hợp thành kinh nghiệm sẽ hữu ích cho cuộc sống của người bệnh.
2.1. Với người lớn:
Cách trị trúng thực tại nhà với người lớn khi gặp phải tình trạng này như sau:
- Tạo phản xạ nôn: bằng cách dùng 2 ngón tay móc họng hoặc có thể dùng tăm bông hay một loại thìa nhỏ đưa vào gốc lưỡi để tạo ra phản xạ nôn
- Khi nôn thì bạn hãy cúi đầu thấp hơn ngực nhằm tránh chất nôn bị sặc vào phổi
- Sau khi nôn xong thì người bệnh cần phải được nghỉ ngơi. Nên bổ sung nước uống oresol để bù nước và các chất điện giải nhằm trung hòa chất độc trong cơ thể của người bệnh giúp hạn chế sự hấp thu các độc tố với cơ thể.
- Sau đó hãy cho người bệnh ăn thức ăn mềm và dễ tiêu hóa và tốt nhất là không nên uống sữa
- Nhanh chóng đưa bệnh nhân đi rửa dạ dày càng sớm càng tốt.
2.2. Với trẻ nhỏ:
Nếu thấy trẻ bị trúng thực sau khi ăn món nào đó thì hãy dừng ngay đồng thời thực hiện các biện pháp sau:
Cho trẻ nôn: nếu như trẻ bị nôn khi ngủ thì rất dễ bị sặc lên mũi do vậy cần phải nhanh chóng dùng miệng hút mũi để tránh nguy cơ trẻ bị khó thở có thể dẫn tới tử vong
Bổ sung oresol: bổ sung nước và điện giải cho bé bởi khi trúng thực trẻ rất dễ bị mất nước và rối loạn điện giải. Tuy nhiên cần pha nước Oresol theo đúng chỉ dẫn và cho trẻ uống từng chút một.
Nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám và điều trị cho an toàn.
Thông tin về tình trạng trúng thực trên đây hi vọng sẽ là hành trang để bạn bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Để chăm sóc người bệnh tốt nhất thì các bạn hãy đăng ký về ngành Dược, ngành học này đang được chú trọng đào tạo tại trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Năm 2021, Trường tuyển sinh Cao đẳng Dược với các ngành học khác theo hình thức xét học bạ.
3. Bị trúng thực nên làm gì an toàn nhất?
3.1. Trúng thực nên ăn gì?
Vì người bệnh khi bị trúng thực sẽ thường xuyên bị nôn và tiêu chảy và bị đi ngoài nhiều lần như vậy sẽ rất dễ khiến cho cơ thể bị mất nước, dẫn đến thiếu nước. Theo đó thì người bệnh có thể bù trừ nước và điện giải đã mất bằng cách bổ sung cho người bệnh thêm nhiều nước, nhất là nước oresol. Bên cạnh đó có thể thay thế bằng cháo muối loãng, nước cam hay nước dừa…
Bên cạnh đó có thể pha bột bù nước giúp cơ thể được bù khoáng và các chất dinh dưỡng bị mất đi do nôn mửa và tiêu chảy. Bằng cách pha bột vào nước lọc và sử dụng một số các thức uống khác. Ngoài ra người bệnh cũng có thể tự pha thức uống bù nước theo công thức: 1/2 thìa cà phê muối nở, 1/2 thìa cà phê muối chung với 4 thìa đường vào 1 lít nước lọc. Hãy khuấy đều những nguyên liệu trên cho tan rồi uống. Với bệnh nhân bị chứng khó tiêu hay giảm đau bụng và chứng khó tiêu, thì có thể sử dụng thêm nước mật ong và gừng.
Với một số trường hợp không thể nuốt nước khi bị nôn thì ngay lập tức hãy đưa người bệnh đến bệnh viện để được truyền dịch qua tĩnh mạch.
3.2. Trúng thực nên ăn gì?
Hệ tiêu hóa của người bệnh sau khi bị trúng thực vẫn còn rất yếu do vậy nên bổ sung những loại thức ăn mềm, dễ tiêu. Trong đó súp và nước hầm được xem là những món ăn bổ sung chất dinh dưỡng và cung cấp nước hiệu quả.
Khi giảm bớt cơn buồn nôn thì người bệnh có cảm giác hơi đói . lúc này có thể cho bệnh nhân ăn những món ăn nhạt như cháo muối, chuối, cơm, nhằm xoa dịu dạ dày.
Trong một vài ngày tiếp theo thì người bệnh cũng vẫn cần phải hạn chế tiêu thụ những sản phẩm từ sữa động vật. Lưu ý trong giai đoạn này chưa được ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ bởi chúng sẽ khiến dạ dày hoạt động nhiều.
Lưu ý: Tránh uống thuốc chữa tiêu chảy. Tình trạng trúng thực có thể khiến người bệnh yếu về mặt sức khỏe và gây ra nhiều bất tiện. Nhưng thực tế thì đây lại là cách giúp cơ thể đào thải độc tố nhanh chóng. Bởi vậy thay vì dùng thuốc thì người bệnh hãy thực hiện theo lời khuyên ở trên để cơ thể hồi phục nhanh hơn.
Đồng thời nên nhớ rửa tay thường xuyên nhằm ngăn chặn sự lây truyền vi khuẩn và không dùng chung khăn của người khác.
4. Khi nào cần cần tới bệnh viện?
Việc gây nôn khi bị trúng thực là việc làm rất cần thiết nhằm giúp cho các chất độc không bị ngấm sâu vào trong cơ thể. Bởi với trường hợp nặng có thể bị mất mạng hoặc để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến gan thận và việc điều trị không đơn giản. Nếu xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng thì vẫn nhất thiết phải đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế. Nhất là các trường hợp sau:
- Sốt cao trên 38 độ C
- Đau bụng dữ dội không thuyên giảm hoặc đau bụng kéo dài
- Tiêu chảy nhiều
- Mất nước nặng
- Phân có máu…
Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược TP Hồ Chí Minh thì tình trạng trên cảnh báo nguy cơ trúng thực nặng và cần có sự can thiệp của biện pháp chuyên khoa đặc hiệu, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.
Với những chia sẻ về tình trạng trúng thực và cách xử lý trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé.