Đặc điểm của chim sẻ thường sống ở đâu? Cách nuôi chim sẻ như nào là tốt nhất? Những câu hỏi này sẽ được chuyên gia GẠO CƯNG chia sẻ tóm tắt trong bài viết này, các bạn đừng bỏ qua nhé!
Chim sẻ là loài chim rất hòa đồng, chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới từ nông thôn đến thành thị, đây là loài chim sống hoang dã có số lượng nhiều nhất trên thế giới.
Đặc điểm của chim sẻ
Đặc điểm của chim sẻ
1. Đặc điểm ngoại hình
Chim sẻ là loài chim có thân hình mập mạp, dáng vóc lùn, với bộ lông màu nâu, đen, trắng và có đôi cánh tròn. Đầu chim chòn, đuôi ngón và sở hữu chiếc mỏ hình nón cứng cáp.
Chim sẻ đực và chim sẻ cái được phân biệt qua màu lông. Đa phần những cón chim đực có phần lông ở lưng màu đỏ, yếm màu đen, trong khi chim sẻ cái lại có phần lông màu nâu với những sọc vằn. Kích thước con cái nhỏ hơn con trống.
Trung bình một chú chim trưởng thành chỉ nặng khoảng 24 – 40 gram, nhiều trường hợp nặng đến 50 gram.
2. Đặc điểm tính cách
Chim sẻ là loài chim có khả năng bay rất nhanh để chạy trốn khỏi kẻ thù như chó, mèo, cáo, rắn. Đây là loài chim được xếp vào nhóm không chung thủy. Chim sẻ có tập tính sống theo bầy đàn và chúng rất nhanh nhẹn với tiếng kêu gọi từ đồng loại.
3. Đặc điểm sinh sản
Mùa sinh sản của chim sẻ diễn ra vào mùa xuân hè khi nắng ấm, đúng vào mùa côn trùng nở rộ. Những con chim sẻ mái đẻ từ 3 – 5 trứng mỗi lứa, trứng lúc này sẽ được ấp trong vòng từ 12 – 15 ngày.
Trong khoảng thời gian này, cả chim bố và chim mẹ sẽ cùng nhau chăm sóc trứng và chim non. Chúng sẽ đi tìm thức ăn và trực tiếp mớm cho sẻ con ăn. Sau 15 ngày sinh, chim sẻ non đã có thể rời tổ bay lượn bình thường.
🦅🦅🦅 Chim chào mào ăn gì sung nhất? Cách nuôi chào mào căng lửa
Chim sẻ thường sống ở đâu?
Chim sẻ thường sống ở đâu?
Chim sẻ là loài chim phổ biến xuất hiện ở các miền quê cho đến các thành phố lớn tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Giống chim này phân bổ chủ yếu ở Châu Âu, Địa Trung hải và hầu hết ở các quốc gia thuộc khu vực châu Á.
Chúng thường xây tổ dưới mái nhà, gầm cầu hoặc gốc cây. Lúc này, chim đực sẽ chịu trách nhiệm xây tổ và quyến rũ con cái. Chim cái sẽ giúp chim đực cùng xây tổ nếu con cái đồng ý tới việc giao phối với con đực.
🐤🐤🐤 Chim cu gáy ăn gì? Thức ăn cho chim cu gáy sinh sản, sắp nổi
Chim sẻ kiếm ăn vào ban ngày hay ban đêm?
Chim sẻ thuộc bộ sẻ lên là loài kiếm ăn vào ban ngày.
Cách nuôi chim sẻ non cho đến trưởng thành
Cách nuôi chim sẻ đúng cách
1. Chọn giống chim sẻ
Có 2 cách chọn giống chim đúng chuẩn:
- Cách 1: Bẫy chim bằng lồng: Sau khi bẫy được chim cần lọc và lựa chọn ra những chú chim to và khỏe mạnh nhất để làm con giống nuôi sinh sản.
- Cách 2: Đặt mua giống tại các trang trại uy tín: Phương pháp này sẽ tốn kém hơn nhưng đảm bảo việc lựa chọn được con giống chất lượng hơn so với cách 1.
2. Chim sẻ non ăn gì?
Khi mới nuôi chim non, chim ra ràng chỉ cho chúng ăn côn trùng do chim bố mẹ mang về và chúng không uống nước. Nếu bạn cố cho chúng uống nước sẽ khiến nước tràn vào phổi và có thể bị sặc.
Chim sẻ ăn gì còn dựa vào tuổi của chim, bạn có thể bón thức ăn cho chim, nếu chúng đủ lớn có thể tư ăn, bạn chỉ cần cho thức ăn vào một cái bát nông.
Lưu ý: Chim non cần khoảng 2 tuần mới có thể tự ăn được, nếu chim chưa thay lông thì cho nó ăn 30 phút 1 lần. Khi chim thay lông cho chúng ăn từ 1 – 2 giờ một lần.
3. Chim sẻ ăn gì khi trưởng thành?
Chim sẻ trưởng thành có thể ăn được cả động vật và thực vật, một số loại thức ăn chủ yếu là: Các loại sâu bọ, bướm và một số loại côn trùng nhỏ khác.
Đối với những chú chim sẻ sống ở khu vực đồng bằng, ruộng lúa, vườn trái cây thì thức ăn của chúng có thể ăn là hoa quả, các loại hạt như thóc, ngô và lúa mạch.
Bạn cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho chim đảm bảo đầy đủ các loại thức ăn khô như mầm cây, các loại hát, thức ăn tươi như nhện, ốc sên, sâu bướm, các loại động vật không xương sống khác.
4. Chuẩn bị lồng nuôi chim
Để có thể nuôi chim sẻ bạn cần chuẩn bị lồng nuôi chim đảm bảo chúng sống thoải mái và đầy đủ vật dụng như cóng nước, máng ăn nhỏ gọn. Chọn vị trí để ở nơi khô ráo, thoáng mát và có nhiều không gian xanh.
Nếu bạn có ý định nuôi chim sẻ sinh sản thì máy ấp trứng cũng là một vật dụng cần chuẩn bị cho quá trình sinh sản được diễn ra thuận lợi hơn.
Lưu ý: Bên trong chuồng nên bố trí thêm tán cây, rơm, khung gỗ,…
🐣🐣🐣 Chim Phượng Hoàng Đất ăn gì, giá bao nhiêu?
Lưu ý để chim sẻ được khỏe mạnh
Nếu nguồn thức ăn và nước uống cho chim sẻ không đảm bảo (nước uống bị bẩn, thức ăn không an toàn) thì chim rất dễ bị đi ngoài. Do đó, thức ăn cho chúng cần phải được đảm bảo: côn trùng phải tươi, cám phải sạch không ôi thiu,… Thức ăn thừa phải được dọn sạch khỏi chuồng phòng trường hợp thức ăn bị phân hủy khiến chim sẻ dễ bị nhiễm khuẩn và mắc bệnh rồi chết. Thường xuyên cho chim sẻ tắm cũng như tắm nắng để phòng ngừa các bệnh như ghẻ, lông xù và rụng lông.
Khi chim sẻ bị yếu cần bổ sung ngay sâu tươi vào khẩu phần ăn để sẻ phục hồi nhanh rồi sau đó tách dần sâu và chuyển sang ăn cám. Để chim sẻ tiêu hóa tốt, cần chia nhỏ bữa ăn hạn chế việc chúng ăn quá no. Thời tiết lạnh mùa đông nên cho sẻ ăn nhiều mồi tươi để tăng cường sức đề kháng.
>>> Chim Yến Phụng nói được không? Mua Vẹt Yến Phụng ở Hà Nội, TPHCM
Cách huấn luyện chim sẻ
Chim sẻ khi tiếp xúc với con người quá nhiều sẽ khiến chúng nghĩ con người là bố mẹ của nó không còn sợ con người nữa. Điều này sẽ gây khó khăn khi bạn có ý định thả sẻ về môi trường tự nhiên. Với những ai nuôi chim sẻ thời gian đầu rồi sau sẽ thả chúng về môi trường tự nhiên, cần tránh việc nhấc hay chạm vào nó đặc biết khi cho chim ăn bởi nó sẽ không mất bản năng sợ con người.
Bạn cậu lưu ý:
- Không để chim sẻ quen với bạn, quen với con người
- Không giao tiếp với chim
🐦🐦🐦 Chim Két (Vẹt) ăn gì? Cách nuôi Két mỏ đen, mỏ đỏ biết nói
Cách bẫy chim sẻ
Có 2 cách bẫy chim sẻ khá hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
1. Dùng lồng bẫy
Lồng bẫy là phương pháp truyền thông dùng để bẫy chim sẻ. Thường sử dụng gạo hay thóc để làm mồi bẫy. Khi chim chui vào bên trong lồng để ăn mồi thì cửa lồng sẽ tự động sập xuống.
Ưu điểm: dễ làm, khá hiệu quả
Nhược điểm: số lượng chim sẻ bắt được không cao
2. Dùng keo bẫy
Đây là cách bẫy chim sẻ được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Việc bạn cần làm là dùng keo bẫy chim chuyên dụng bôi lên thân cây, chỗ chim hay đậu.
Đây là cách đơn giản và rất hiệu quả trong việc bẫy chim.
Chim sẻ làm món gì ngon?
1. Chim sẻ rô ti
– Chim sẻ làm sạch ướp cùng gia vị trong 30 phút
– Đỗ lạc rang tách vỏ
– Xào chim bằng chảo với dầu ăn, tỏi trong 10 phút, cho thêm nước dừa và khi cạn nước cho đỗ lạc vào
– Ăn với cơm nóng kèm muối tiêu chanh ớt
2. Chim sẻ chiên lá móc mật
– Làm sạch chim và ướp gia vị
– Thái nhỏ lá móc mật rồi nhồi vào bụng chim
– Chiên nhập dầu đến khi chín vàng
3. Chim sẻ rán giòn
– Làm sạch, hơ qua lửa cho thơm
– Ướp gia vị
– Rán giòn chim cho đến khi chín
– Chấm tương ớt và ăn nóng ngay
Chim sẻ mua ở đâu Hà Nội, Hồ Chí Minh
Chim sẻ sinh sản vào tháng máy
Ngày nay, chim sẻ ngoài việc làm chim cảnh còn được con người sử dụng làm thực phẩm chế biến ra những món ăn gon, bên cạnh đó còn dùng để phóng sinh trong ngày rằm tháng 7 hay các dịp lễ khác.
Nếu bạn muốn mua chim sẻ thì có thể đến các cửa hàng chim để chọn giống tốt nhất nhé. Theo khảo sát của Gạo Cưng thì giá chim sẻ như sau:
- Chim sẻ thith: 5.000 – 8.000 đồng/con
- Chim sẻ phóng sinh: 20.000 – 30.000 đồng/con
Những thông tin thú vị khác về chim sẻ
- Thức ăn chính của chim sẻ bố mẹ là hạt thóc, ngô nhưng chúng lại mớm mồi cho sẻ con bằng sâu hoặc côn trùng
- Ngày 23/10 hàng năm là Ngày chim sẻ thế giới – The world sparrow day
- Vận tốc tối đa chim sẻ có thể đạt được vào khoảng gần 50km/h khi chúng chạy trốn kẻ thù.
- Chim sẻ trống và mái sẽ có kích thước chênh lệch khá nhiều khi thời tiết vào mùa đông hoặc mùa sinh sản. Mùa đông, chim sẻ trống sẽ lớn hơn, mùa sinh sản sẻ mái sẽ có cơ thể lớn hơn.
Hy vọng rằng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm của chim sẻ cũng như vấn đề chim sẻ thường sống ở đâu. Hãy theo dõi Gạo Cưng để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tìm kiếm liên quan:
- Tiếng sẻ gọi bầy mp3 download
- Cách đủ chim sẻ làm tổ
- Tại tiếng chim sẻ nón mp3
- Tiếng sẻ bẫy keo mp3