1. Sự ra đời của chính kịch
Chính kịch ra đời khá muộn, là loại hình thứ 3 ra đời sau bi kịch và hài kịch. Từ cổ đại Hy Lạp đến thời kỳ chủ nghĩa cổ điển, giữa hài kịch và bi kịch có ranh giới vô cùng nghiệm ngặt, không thể trộn lẫn. Bi kịch là dành cho giới quý tộc, hài kịch thuộc về tầng lớp bình dân. Chính kịch ra đời trên nền tảng có thể bao gồm cả 2 nguyên tố bi & hài, nhưng không bị những nguyên tắc của 2 thể loại này ràng buộc.
Chính kịch manh nha xuất hiện từ thế kỷ 16, do nhà làm phim người ý Badi Long Fairy Rini nỗ lực khởi xướng. Ban đầu, chính kịch bị chủ nghĩa cổ điển phủ nhận. Nhưng đến thế kỷ 18, xuất hiện một số bộ phim, điển hình là bộ “Huyền thoại của Shakespeare”, rất khó quy về 1 trong 2 thể loại là hài kịch hay bi kịch.
Đến thế kỷ 18, thời kỳ của phong trào Khải Mông, nhà triết học, mỹ thuật người Pháp De der Rohe viết kịch bản phim “Đứa con riêng”, bày tỏ chủ trương thành lập thể loại phim nghiêm túc, một loại hình “nằm giữa hai cực đối lập bi kịch à hài kịch”. Trong đó nêu rõ thể loại này “Đề tài phim là rất quan trọng, nội dung bộ phim(vở kịch) phải đơn giản và bao gồm tính chất gia đình, hơn thế phải tiếp cận được với hiện thực cuộc sống”. Những điều mà ông nói chính là một “loại hình phim nghiêm túc”, sau này phát triển trở thành “chính kịch”. Cũng vì thế, nhắc đến chính kịch, có thể định nghĩa nó là “phim nghiêm túc”.
2. Đặc điểm của chính kịch
(a) – Nhân vật trong phim chính kịch: kết hợp đặc điểm của cả nhân vật trong bi kịch và nhân vật trong hài kịch.
Tuy chính kịch được gọi là “thể loại nằm giữa bi kịch và hài kịch”, nhưng nó không có ý nghĩa là đem 2 yếu tố bi và hài kết hợp vào một bộ phim.
Trong phim chính kịch, phương diện tích cực và tiêu cực của cuộc sống đều có thể trở thành đối tượng phản ánh. Nhân vật chính trong phim chính kịch có thể giống như nhân vật trong phim bi kịch, đem yêu cầu tất yếu của lịch sự trở thành mục đích cá nhân, có ý thức tự giác, dùng hành động của mình biến mục tiêu trở thành hiện thực; cũng có thể giống như nhân vật trong phim hài kịch, mất đi lý tính và theo đuổi những mục tiêu không có ý nghĩa hoặc khả năng thực hiện. Nhân vật trong phim chính kịch vừa có ý nghĩ nghiêm túc, niềm tin chân thành, tư tưởng tình cảm phức tạp như trong phim bi kịch, vừa có sự tự tin phóng khoáng của những nhân vật trong phim hài kịch; nhân vật chính kịch sẽ có khuyết điểm, hạn chế của mình song họ không phải kẻ ngốc không biết gì như phim hài kịch.
Nhân vật trong phim chính kịch tự tạo lập cuộc sống cá nhân, đi theo ý chí bản thân, nó không chỉ biểu hiện bằng việc nỗ lực hành động để đạt được mục đích của bản thân, mà còn trải qua đấu tranh nội tâm, có ý thức tự giác, phản tư, thế giới tinh thần phong phú. Chính vì vậy, cuộc đời của nhân vật, kết cục của câu chuyện trong phim chính kịch có tính toàn vẹn hơn.
(b) – Các đặc trưng nổi bật khác
+ Chính kịch là loại hình nghệ thuật tiếp cận gần gũi hơn với đời sống nhân dân, trong lịch sử bi kịch thường chỉ dành cho tầng lớp quý tộc, hài kịch thuộc về dân thường thấp kém, do yếu tố dung hòa giữa 2 thể loại nên phạm vi, đối tượng mà chính kịch hướng tới cũng rộng lớn hơn, đồng thời phản ánh được những câu chuyện, tính cách, tình cảm phức tạp và phong phú hơn.
+ Chính kịch luôn cần có mục đích đạo đức, nhưng không thể chỉ thuyết giáo suông mà phải lấy tình cảm con người để cảm động khán giả.
+ Phim chính kịch có nhiều phim chuyển thể từ các tiểu thuyết văn hóa lịch sử nổi tiếng. Khi làm phim về lịch sử, cần phải đứng trên góc độ lịch sử, bày tỏ thái độ đối với chủ nghĩa lịch sử, các chi tiêt và nhân vật có thể gia công thêm một chút hư cấu song cần đáp ứng yêu cầu tất yêu của lịch sử. Tình tiết phim chính kịch phải hợp tình hợp lý, đảm bảo các nguyên tắc đạo đức.
3. Các thể loại của chính kịch
(1) – Chính kịch truyền kỳ (chính kịch lịch sử): cũng là thể loại khởi nguồn của chính kịch, “The Tempest”, “Ăn miếng trả miếng” của Shakespeare có thể được phân vào thể loại này.
(2) – Chính kịch xã hội: Phim về các đề tài lớn nhỏ trong xã hội. Những bộ phim của Ibsen được coi là thể loại chính kịch xã hội quan trọng. “Nhà của một búp bê”, “Kẻ thù của nhân dân”, “Ghosts” và “Cột trụ xã hội” là đại diện.
Ngoài ra, một số vụ án nổi tiếng trong xã hội cũ cũng tạo nên những bộ phim chính kịch kinh điển.
(3) – Chính kịch anh hùng: chỉ những tác phẩm lấy đề tài của đấu tranh chính trị, đấu tranh nhân dân làm nổi bật phẩm chất các nhân vật anh hùng làm chủ yếu.
>>> Những phim chính kịch lịch sử nổi bật Trung Quốc:
Vương Triều Ung Chính (1999), Vương Triều Khang Hy (2001), Hán Vũ Đại Đế (2005) từng được gọi là những tác phẩm được nhân dân say sưa nói chuyện. Rating lần đầu phát sóng của những bộ phim này từng đạt mức kỷ lục 20%, tại Cảng Đài cũng tạo nên kỷ lục phim đại lục phát sóng tại nơi đây. Cùng thời kỳ có Hí thuyết Càn Long, Tể Tướng Lưu Gù, tuy cười nhạo quan niệm lịch sử truyền thống mà nhận nhiều phê bình, nhưng cũng tạo nên mối quan tâm lớn. Qua đó cho thấy những bộ phim chính kịch lịch sử dường như chính là pháp bảo rating.
Một số bộ phim chính kịch kinh điển khác phải kể tới Tam Quốc Diễn Nghĩa 1994, Tùy Đường Anh Hùng 1993 (Hổ tướng Tùy Đường), Tàn Đường Ngũ Đại Sử Truyện, Hoàng Minh Anh Liệt Truyện, Đông Chu Liệt Quốc…