Trêu và chêu được xem là một trong các cặp từ thường gây nhầm lẫn nhất với người dùng tiếng Việt. Do sự phong phú và đa dạng của ngôn ngữ Việt Nam cũng như cách phát âm khá tương đồng của cặp từ này dẫn đến mắc phải lỗi sai trong cách sử dụng. Vậy thì trêu hay chêu mới là cách viết đúng chính tả nhất. Để biết được đáp án chính xác, bạn đọc hãy cùng dịch thuật FAQTrans theo dõi bài viết dưới đây.
Trêu hay chêu? Từ nào mới đúng chính tả Tiếng Việt
Hiện tượng nhầm lẫn trêu hay chêu là do khác biệt về phương ngữ ở từng vùng miền. Ở một số nơi, đặc biệt là khu vực phía Bắc nước ta thường sử dụng từ chêu, nhưng một số địa phương khác lại sử dụng từ trêu. Nhưng dù sử dụng trong giao tiếp hay là trong văn viết thì có một và chỉ một từ đúng chính tả tiếng Việt đó chính là từ trêu.
Trêu là những hành động, cử chỉ làm cho người khác bực tức, xấu hổ hay khiến cho đối phương trở nên vui hơn. Những hành động này có thể là những trò đùa tinh nghịch hay là những lời châm chọc.
Ví dụ: Đang ngồi ung dung chơi game thì bị bạn Khánh trêu ghẹo dọa ma, bạn Danh liền giật nảy người làm Khánh cười như được mùa. Diễn tả hành động trêu đùa vui vẻ giữa hai người bạn.
Hiện nay, từ “chêu” vẫn chưa được ghi nhận trong bất kỳ cuốn từ điển tiếng Việt nào. Nó cũng hoàn toàn không mang một hàm nghĩa gì cả. Thực chất đây chỉ là một cách phát âm sai tại một vùng miền nào đó. Vì lẽ đó mới dẫn đến tình trạng nhầm lẫn trêu hay chêu.
Như vậy, chỉ có trêu mới là từ đúng chính tả tiếng Việt.
Một số trường hợp nhẫm giữa trêu và chêu thường gặp
Trêu chọc hay chêu chọc
Trêu chọc là một hành động khiêu khích khiến cho người khác tức giận.
Ví dụ: Rất may là tôi đã kiểm soát được cơn nóng giận của mình khi nhận được lời trêu chọc từ những người bạn cũ.
Đến nay, trong cuốn từ điển tiếng Việt, chêu chọc vẫn chưa được ghi nhận. Do vậy, chêu chọc là từ sai chính tả và không mang ý nghĩa gì. Còn trêu chọn là từ đúng chính tả.
Trêu đùa hay chêu đùa
Trêu đùa là hành động khiến cho người khác trở nên vui vẻ hơn hoặc có thể bực tức thêm.
Ví dụ: Tiếng trống trường vang lên, giờ giải lao đã đến, các cô cậu học sinh chạy túa ra sân, trêu đùa với nhau.
Trong trường hợp phân biệt trêu hay chêu này, trêu đùa mới là từ đúng chính tả còn chêu đùa thì không.
Trêu ghẹo hay chêu ghẹo
Trêu ghẹo là hành động trêu để đùa vui hoặc để tán tỉnh.
Ví dụ: Những đứa bạn trong xóm gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được.
Trêu ghẹo thuộc trường hợp đúng chính tả còn chêu ghẹo là sai chính tả.
Trêu ngươi và chêu ngươi
Trêu ngươi là một cách trêu tức người khác và khiến họ bực mình một cách cố ý.
Ví dụ: Bên phía đối tác chẳng thèm lịch sự mà báo thay đổi lịch hẹn trước nữa, rõ ràng là đang trêu ngươi chúng ta mà.
Trong từ điển tiếng Việt, chỉ có trêu ngươi chứ không có chêu ngươi.
Nguyên nhân vì sao dẫn đến lỗi sai trêu hay chêu
Nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn giữa trêu và chêu là do không phân biệt giữa cách phát âm “tr” và “ch”. Trong quá trình giao tiếp, nhiều người gặp nhiều khó khăn khi nói chính xác hai âm này. Do đó, họ hay nhầm lẫn, không biết chính xác chêu hay trêu mới là từ đúng chính tả.
Sự nhầm lẫn này thường xảy ra ở các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc Việt Nam. Thay vì sử dụng từ “trêu”, người dân nơi đây chuộng sử dụng từ “chêu” hơn.
Ngoài ra, con người chúng ta khi học ngôn ngữ đều sẽ nghe nói trước mà ít tiếp xúc với mặt chữ. Nên việc phát âm thường xuyên từ “chêu” mà không đọc viết cũng là một trong các nguyên nhân khiến việc sửa sai trở nên khó nhằn. Vì lúc này nó đã trở thành một thói quen khó sửa.
Cách khắc phục lỗi chính tả chêu hay trêu
Khắc phục lỗi sai chính tả trêu hay chêu là một việc khá khó khăn với nhiều người. Vì thói quen sử dụng ngôn ngữ này đã hình thành từ lâu. Nhưng vẫn có giải pháp sửa sai nếu thật sự kiên trì.
Khi gặp bất kỳ băn khoăn nào về từ trêu hay chêu, bạn đọc nên xem lại ngay từ điển tiếng Việt. Sau khi xác định kết quả chính xác, hãy lưu ý ghi nhớ mặt chữ và luyện cách phát âm sao cho chuẩn nhất. Cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, sau này sẽ không còn lặp lại lỗi sai này nữa.
Thêm vào đó, bạn nên rèn luyện thói quen đọc (đọc sách, đọc báo, tài liệu,…) để trau dồi vốn từ vựng tiếng Việt của mình nhiều hơn nữa. Khi gặp bất kỳ tình huống giao tiếp hay là đọc viết, bạn sẽ tự tin sử dụng đúng từ “trêu” hơn và không còn sợ sai chính tả với từ “chêu” nữa.
Quy tắc chính tả với âm “tr” và “ch”
Để khắc phục tình trạng viết sai chính tả giữa từ trêu hay chêu, bạn đọc nên nắm chắc quy tắc chính tả của 2 âm “tr” và “ch”.
– Thứ nhất, với các nguyên âm như “oa, oă, oe, uê”, âm “ch” thường đứng trước.
Ví dụ: chóa đèn, choáng ngợp, dế choắt, chích chòe,…
– Thứ hai, các từ Hán Việt mang thanh nặng hay thanh huyền thường có âm đầu là “tr”.
Ví dụ: tình trạng, trình tự, trường học, trừng phạt, trạm xá,…
– Thứ ba, các đại từ chỉ quan hệ giữa người thân trong gia đình có âm đầu là “ch”.
Ví dụ: cha, chú, chị, cháu, chắt,..
– Thứ tư, các danh từ chỉ đồ vật trong nhà, các loại hoa quả trái cây hay món ăn sẽ bắt đầu bằng “ch”.
Ví dụ: chén, chổi, chum, chạn, chuối, chanh, chôm chôm, cháo, chè,…
– Thứ năm, các động từ chỉ hoạt động chỉ đi với âm “ch”.
Ví dụ: chặt, chẻ, chà, chạy,..
– Thứ năm, các từ mang ý nghĩa phủ định có âm đầu là “ch”.
Ví dụ: chưa, chẳng, chả phải..
– Thứ sáu, trong trường hợp cả “tr” và “ch” đều có từ láy âm. Do đó nếu láy âm đầu thì ta có thể chọn cùng âm đầu “tr” hoặc “ch” cho cả 2 tiếng. Còn nếu lấy vần thì chỉ có tiếng bắt đầu bằng “ch”.
Ví dụ: chông chênh, chen chúc, chăm chỉ, trăn trở, trơ tráo, trập trùng, chơi vơi, lưng chừng,…
Như vậy qua bài viết trên, công ty dịch thuật FAQTrans đã giúp quý độc giả phân biệt giữa trêu hay chêu, đâu mới là cách dùng đúng với chính tả tiếng Việt. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay ý kiến đóng góp, vui lòng liên hệ hotline 0963.029.396.