3 + … = 7
6 + … = 9
Chia sẻ về dạng toán này, cô Lương Ngọc Anh, giáo viên tiểu học tại Hà Nội cho biết: “Là một cô giáo dạy lớp 1, mình thấy dạy học sinh không khó về kiến thức mà khó về phương pháp. Đặc biệt là môn Toán vì phải làm sao để diễn giải cho trẻ con hiểu được đề bài, từ đó có cách tư duy đúng.
Trong một cuộc khảo sát nhỏ, mình nhận thấy các bố mẹ quan tâm rất nhiều đến dạng toán điền số còn thiếu vào phép tính. Đây không còn là dạng toán đơn thuần tính ra kết quả phép tính cộng. Ở dạng này, các con phải điền được số còn thiếu để có phép tính đúng. Bố mẹ rất căng thẳng không biết giảng giải thế nào để con hiểu được.
Mình hướng dẫn bố mẹ hãy cho con hiểu và ghi nhớ cấu tạo các số, hiểu một số được gộp lại từ những số nào. Đó là tiền đề cho việc thực hiện phép cộng, phép trừ sau này”.
Với cô Lương Ngọc Anh, dạy học sinh lớp 1 không khó về kỹ năng và kiến thức mà khó về chiêu thức
Tuy nhiên, có những học sinh chưa thể áp dụng kiến thức cấu tạo số để làm những bài toán điền số. Vậy nên cô Ngọc Anh đã nghĩ ra cách sử dụng tia số trên thước kẻ để giúp con làm bài toán trong thời gian đầu chưa thuộc các phép tính cộng.
Theo đó, cô Ngọc Anh sử dụng chiếc thước kẻ có chia sẵn các tia số. Ví dụ bài toán 3 + … = 7. Đầu tiên cha mẹ xác lập cho số lượng 3 và số 7 trên thước .Cha mẹ đưa ra bài toán, con thỏ đang ở vạch sẵn số 3, muốn đến vạch đích số 7 thì con thỏ phải nhảy thêm mấy bước nữa ? Sau đó cha mẹ hướng dẫn cho con mỗi 1 bước con thỏ nhảy tương ứng với 1 vạch trên tia số .Như vậy, sau khi nhảy đến vạch đích thì cha mẹ cùng con đếm số bước con thỏ nhảy được. Vậy ô trống điền vào là số 4 .
Cô Ngọc Anh đã nghĩ ra cách sử dụng tia số trên thước kẻ để giúp con làm bài toán trong thời gian đầu chưa thuộc các phép tính cộng
Cô Ngọc Anh lý giải: “Theo kinh nghiệm của mình, trẻ con sẽ học Toán dễ dàng hơn khi được ‘vừa học vừa chơi’, sẽ tưởng tượng và tư duy nhanh hơn với các ví dụ sinh động, cụ thể. Thế nên mình đã lồng ghép câu chuyện ‘Bước nhảy của chú thỏ’ để làm bài toán thêm sinh động, dễ nhớ với trẻ con.
Tuy nhiên, đây chỉ là một mẹo tính trong thời gian đầu khi các con chưa thuộc các phép tính cộng. Còn mình vẫn khuyến khích bố mẹ giảng cho con hiểu và thuộc cấu tạo từng số để thực hiện phép tính nhanh và chính xác nhất.
Để con thích học toán, tư duy nhanh hơn, bố mẹ cũng hãy nghĩ ra những ví dụ sinh động, cùng con ‘học mà chơi’. Chắc chắn môn Toán sẽ không còn khô khan và nhàm chán với các con nữa”.
Source: https://futurelink.edu.vn
Category: Giảng dạy