Nuôi thú cưng là một thú vui tao nhã của rất nhiều người hiện nay, đặc biệt là các bạn trẻ. Sự phổ biến của thú vui này đã kéo theo sự phát triển của một số dịch vụ hỗ trợ như chăm sóc thú cưng, spa – làm đẹp cho chó mèo, bác sĩ thú cưng,..Nhanh chóng nắm bắt được xu hướng này, nhiều bạn đã khởi nghiệp và kiếm được bộn tiền với nghề chăm sóc thú cưng.
Bài viết hôm nay hãy cùng Chợ Tốt Việc Làm tìm hiểu kỹ hơn về ngành nghề thú vị này nhé.
Tìm hiểu về nghề chăm sóc thú cưng
Tại Việt Nam, chăm sóc thú cưng là một nghề mới và chỉ phổ biến trong vài năm trở lại đây. Nhưng ở nước ngoài, mà cụ thể là các nước phát triển, nghề này đã có từ rất lâu với tên gọi Grooming.
Hiểu nôm na thì chăm sóc thú cưng là dịch vụ làm đẹp, cắt tỉa, cạo lông, nhuộm lông và tắm, vệ sinh để thú cưng trông đẹp và “ngầu” hơn. Đôi khi dịch vụ này còn bao gồm cả trông giữ thú cưng vào những dịp người chủ của nó bận rộn không dành thời gian chăm sóc được như lễ, tết, du lịch,…
Ngành chăm sóc thú cưng rất đặc biệt và chỉ có những người yêu thích động vật thì mới có thể được làm cái nghề này mà thôi.
Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…không khó để tìm ra các spa, thẩm mỹ viện cho chó mèo. Có đất sống nên các dịch vụ này ngày càng phát triển, đem lại doanh thu cao.
Tùy thuộc vào dịch vụ sử dụng mà các những người chủ phải trả từ 100 – 700.000 đồng khi đi chăm sóc thú cưng TPHCM hay Hà Nội.
Chợ Tốt Việc Làm đang đăng tải nhiều thông tin tuyển dụng nhân viên chăm sóc thú cưng!
Nhân viên chăm sóc thú cưng là làm gì?
Nhân viên chăm sóc thú cưng hay groomer là những người trực tiếp thực hiện các công việc cắt tỉa, tắm rửa, cạo lông, nhuộm lông, cắt móng,…cho thú cưng. Để làm việc ở vị trí này, các bạn phải trải qua một khóa đào tạo tại các học viện dạy cắt tỉa lông chó hoặc tích lũy kinh nghiệm qua chính quãng thời gian mà các bạn nuôi thú cưng.
Cụ thể các công việc của một nhân viên chăm sóc thú cưng bao gồm:
- Chăm sóc và dọn dẹp các phòng khách sạn của thú cưng.
- Làm đẹp cho thú cưng theo yêu cầu của khách như tắm rửa, sấy lông và các dịch vụ khác như nhuộm lông, cắt móng, tỉa lông (nếu có kinh nghiệm).
- Cho thú cưng ăn, chơi với thú cưng, dắt thú cưng đi dạo,…
- Trang điểm cho thú cưng (nếu có kinh nghiệm).
Các yêu cầu của nhân viên chăm sóc thú cưng
Gần như tất cả các spa – làm đẹp cho thú cưng hiện nay khi tuyển nhân viên đều không yêu cầu bằng cấp. Các bạn sinh viên cũng có thể xem đây là việc làm part time vừa được chơi với những con vật đáng yêu, vừa kiếm thêm thu nhập.
Tuy nhiên các bạn muốn làm nghề này cần phải đáp ứng một số yêu cầu đặc biệt sau đây:
- Là người yêu quý và thích nâng niu, chăm sóc thú cưng. Nếu bạn không yêu thích thú cưng thì gần như không thể làm việc trong nghề này.
- Không bị dị ứng với lông chó, mèo và lông các động vật khác có trong danh mục dịch vụ của spa.
- Biết cách chăm sóc thú cưng.
- Không ngại bẩn.
- Khéo léo, tỉ mỉ, nhẹ nhàng, có ý thức trong công việc.
- Đặc biệt, tất cả các nhân viên chăm sóc thú cưng cần phải thực sự kiên trì, nhất là với những “khách hàng” khó tính. Các bạn sẽ phải làm quen và với thú cưng trước khi bắt đầu thực hiện các dịch vụ.
- Với những dịch vụ chuyên biệt như tỉa lông, trang điểm thú cưng, nhuộm lông thì họ cần phải có kinh nghiệm làm việc hoặc sẽ được đào tạo trong quá trình làm việc.
Những lưu ý khi làm việc trong ngành chăm sóc thú cưng
Để đảm bảo an toàn và tránh những tình huống không mong muốn xảy ra, các bạn làm việc trong ngành chăm sóc thú cưng bao gồm cả thợ cắt tỉa, bác sĩ thú y cần chú ý một số điều sau:
- Luôn đề phòng và cảnh giác trước những tình huống bất ngờ từ thú cưng nếu thú cưng quá dữ để tránh bị cắn hoặc cào xước gây thương tích. Tốt nhất là các bạn nên làm quen, thân thiện với thú cưng trước khi tắm hay tỉa lông để tránh bị tấn công.
- Trường hợp bị thú cưng cào xước hoặc cắn cần phải theo dõi vết thương và hỏi thăm người chủ thường xuyên để tránh nhiễm bệnh dại, hoặc các bệnh khác từ thú cưng.
- Sử dụng găng tay nếu cần thiết và luôn rửa tay thật kỹ sau khi chăm sóc thú cưng.
- Đeo khẩu trang thường xuyên để tránh bị những sợi lông, bụi lông xâm nhập vào đường hô hấp.
- Dọn dẹp, vệ sinh không gian chăm sóc thú cưng một cách thường xuyên.
Trên đây là một số thông tin về nghề chăm sóc thú cưng. Bây giờ thì các bạn đã biết những đặc thù của công việc này rồi phải không nào. Tuy có khó khăn, nguy hiểm nhưng với những người làm trong nghề, công việc này không chỉ cho họ những khoản thu nhập cao mà mang đến niềm vui mỗi ngày.