Soạn bài Cô Tô | Hay nhất Soạn văn 6 Kết nối tri thức

Soạn bài Cô Tô – Kết nối tri thức

Với soạn bài Cô Tô (Trích, Nguyễn Tuân) Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 6.

Tóm tắt

Xem thêm Tóm tắt Cô Tô

Bố cục

Xem thêm Bố cục Cô Tô

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Cô Tô

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 109 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

– Những nơi em đã từng được đến tham quan: Cô Tô, Động Phong Nha, …

Câu 2 (trang 109 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

– Quần đảo Cô Tô thuộc tỉnh Quảng Ninh, gồm hơn 50 đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long (thuộc Vịnh Bắc Bộ), …

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Hình dung: Từ “trận địa” khiến em hình dung cơn bão biển như thế nào?

– Cơn bão biển giống như một trận chiến: mạnh, dữ dội, khủng khiếp,…

2. Theo dõi: Tác giả quan sát và cảm nhận trận bão bằng những giác quan nào?

– Cảm nhận bằng các giác quan:

+ Thị giác (mắt): kính bị gió vây và dồn bung hết; ép, vỡ tung,…

+ Thính giác (tai) : rít lên, rú lên, …

+ Xúc giác (tay): vuốt qua những gờ kính nhọn, …

3. Theo dõi: Chú ý những từ ngữ miêu tả cảnh biển Cô Tô sau bão.

+ trong trẻo sáng sủa,

+ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy,

+ cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa,

+ lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi,…

4. Hình dung: Cảnh bình minh trên biển.

+ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi.

+ Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh…

+ Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén.

+ Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh.

5. Theo dõi: Chú ý nơi đông vui và gợi sức sống nhất trên đảo.

+ Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu người đến gánh và múc.

+ Múc nước vào thùng gỗ, cong, ang,…

+ bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào,

+ 18 thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng,

+ thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.

* Sau khi đọc

Nội dung chính:

Bài văn thể hiện vẻ đẹp của cảnh và người Cô Tô. Vẻ đẹp đặc biệt của cảnh Cô Tô: tinh khôi mà dữ dội, đa dạng mà khác biệt. Vẻ đẹp của con người Cô Tô: sống cùng sự kì vĩ mà khắc nghiệt của thiên nhiên, bền bỉ và lặng lẽ bám biển để lao động sản xuất và giữ gìn biển đảo quê hương.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

– Qua bài kí “Cô Tô”, nhà văn đã đưa người đọc đến những nơi và gặp gỡ những người là:

+ Địa điểm: đảo Cô Tô, đồn Cô Tô, đảo Thanh Luân, cái giếng nước ngọt ở đảo Thanh Luân,…

+ Người: anh em bộ binh và hải quân, người dân đến gánh nước ngọt, anh hùng Châu Hòa Mãn cùng 4 bạn xã viên, chị Châu Hòa Mãn,…

Câu 2 (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

– Những từ ngữ miêu tả sự dữ dội của trận bão:

+ cát bắn vào má vào gáy,

+ gió bắn rát từng chập,

+ gió liên thanh quạt lia lịa …, đẩy cả người…,

+ sóng cát đánh ra khơi, bể đánh bọt sóng vào, trời đất trắng mù mù toàn bãi

+ sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ âm âm rền rền,

+ cửa kính bị gió vây và dồn, bung hết,

+ kính bị gió cấp 11 ép vỡ tung,

+ tiếng gió càng ghê rợn mỗi khi nó thốc vào, vuốt qua những gờ kính nhọn,

+ rít lên, rú lên, …

→ Trận bão dữ dội giống như một trận chiến. Qua đó thấy được cái nhìn độc đáo của tác giả về trận bão biển. Tập hợp các từ ngữ trong trường nghĩa chiến trận được sử dụng để diễn tả sự đe dọa và sức mạnh hủy diệt của cơn bão. Ngoài ra tác giả còn dùng các từ Hán Việt làm tăng màu sắc kì quái cho cơn bão.

Câu 3 (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

– Biển sau bão hiện lên:

+ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi.

+ Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh…

+ Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén.

+ Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh.

→ Các hình ảnh giàu màu sắc, gợi không khí yên ả và vẻ đẹp tinh khôi của Cô Tô.

Câu 4 (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

* Những thời điểm quan sát và vị trí quan sát của người viết khi miêu tả Cô Tô:

– Vị trí quan sát:

+ Cảnh và người Cô Tô được nhìn từ trên cao (nóc đồn khố xanh), từ đầu mũi đảo (bờ đá đầu sư).

+ Được quan sát từ các vị trí khác nhau, Cô Tô khi thì hiện lên toàn cảnh, bốn phương tám hướng, toát lên vẻ đẹp bao la, kì vĩ; khi thì cận cảnh từng hoạt động cụ thể của con người (quanh giếng nước ngọt), toát lên vẻ đẹp đời thường sôi động mà bình dị.

– Dòng thời gian vận động thể hiện trình tự các thời điểm quan sát của người viết:

+ bão lúc chiều, lúc đêm;

+ trước bão, trong bão, sau bão;

+ ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu;

+ lúc mặt trời chưa mọc, mặt trời mọc, mặt trời cao bằng con sào, ….

→ Thời điểm quan sát cho thấy cách kể theo trình tự thời gian của kí.

Câu 5 (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

– Câu văn thể hiện sự yêu mến đặc biệt của tác giả đối với Cô Tô trong đoạn văn từ “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô … theo mùa sóng ở đây” là:

“Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”.

→ trực tiếp thể hiện lòng yêu mến, sự gắn bó của mình với đảo.

Câu 6 (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

– Phần sau của đoạn trích tập trung miêu tả giếng nước ngọt trên đảo giữa biển khơi cùng hoạt động của con người quanh giếng.

+ Giếng nước ngọt là dấu hiệu của sự sống con người trên đảo. Nó vừa là nguồn sống cho dân đảo, vừa ghi dấu sự sống của họ.

+ Những chiếc lá cam, lá quýt vương lại trong lòng giếng sau bão là minh chứng cho việc họ đã bám đảo lâu năm, đã canh tác những loại cây trồng của đất liền ở đây.

+ Hoạt động hối hả lấy nước sinh hoạt, trữ nước cho tàu bè ra khơi phản chiếu cuộc sống thường ngày và công việc lao động trên biển của dân đảo.

→ Khung cảnh Cô Tô sẽ thiếu đi hơi ấm của sự sống con người nếu không có chi tiết miêu tả giếng nước ngọt và hoạt động của con người quanh giếng.

Câu 7 (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

– Hình ảnh chị Châu Hòa Mãn ở kết thúc bài kí: “Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành”.

+ Đây là một hình ảnh so sánh nhiều tầng bậc với các cặp so sánh:

biển cả – người mẹ hiền;

biển cho tôm cá – mẹ mớm thức ăn cho con;

người dân trên đảo – lũ con lành của biển.

→ Cách kết thúc này cho thấy tình yêu của tác giả với biển đảo quê hương và sự tôn vinh những người lao động trên đảo. Nó tạo cho người đọc ấn tượng khó quên về khung cảnh, tiềm năng của biển Cô Tô cũng như cuộc sống lao động của những con người mới đang từng ngày từng giờ cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước.

* Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

Trong “Cô Tô”, mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của các hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)

Đoạn văn tham khảo:

Trong văn bản “Cô Tô”, tác giả Nguyễn Tuân đã sử dụng rất thành công nhiều hình ảnh so sánh để khắc họa mặt trời lúc bình binh. Mặt trời được so sánh như “quả trừng thiên nhiên đầy đặn”. Đó là một hình ảnh so sánh hết sức tinh tế làm ta cảm thấy thiên nhiên vừa gần gũi, phúc hậu, vừa thiêng liêng. Một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, rực rỡ và tráng lệ. một không gian rộng lớn, bao la, trong trẻo và tinh khôi mở ra trước mắt người đọc. Nhờ biện pháp tu từ so sánh mà thiên nhiên trở nên gần gũi với con người hơn.

Bài giảng: Cô Tô – Kết nối tri thức – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác:

  • Tri thức ngữ văn trang 109

  • Thực hành tiếng Việt trang 113

  • Hang Én

  • Thực hành tiếng Việt trang 118

  • Cửu Long Giang ta ơi

  • Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

  • Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến

  • Củng cố và mở rộng trang 127

  • Thực hành đọc: Nghìn năm tháp Khương Mỹ trang 128

  • Ôn tập học kì 1

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại khoahoc.vietjack.com

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án