Hoa hồng tỉ muội – Loài hoa hồng nhỏ bé này từ lâu đã được nhiều người yêu thích bởi tính đã dạng màu sắc, dễ trồng và dễ trang trí với nhiều loại hình khác nhau. Người ta có thể trồng chúng trong chậu, hàng rào, lối đi, hay trồng ban công, trang trí nội ngoại thất. Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng để cắm những bó hoa, lọ hoa rất bắt mắt nữa.
Đặc điểm hoa Hồng Tỉ Muội
Cây hoa hồng tỉ muội có tên khoa học là tên khoa học là: Miniature Rose, thuộc nhóm Floribunda, nguồn gốc từ giống hoa hồng cổ Trung Quốc. nhưng được đưa về việt nam từ rất lâu rồi nên có thể nói đây là giống hoa hồng cổ của việt nam.
- Tên thường gọi: Hồng tỉ muội
- Tên gọi khác: Cây hoa hồng tỉ muội, hoa hồng tiểu muội, hoa hồng nụ nhỏ
- Tên khoa học: Rosa chinensis Jacq. Var. minima Redh
- Họ: Rosaceae
Đặc điểm của cây hoa: thuộc nhóm cây thân gỗ, bụi thấp, có nhiều cành và gai, chiều cao khoảng từ 25- 40 cm. Cây hoa hồng tỉ muội có lá nhỏ nhiều lá và lá kép nhỏ mọc xen kẽ và lá có răng cưa đa số thì phầm cuối lá nhọn; hình dáng và màu sắc của lá tùy thuộc vào chủng loại mà có thể thon hoặc hơi dài, màu xanh đậm hay xanh nhạt.
Hình dáng hoa: cây hoa hồng tỷ muội là cây có hoa với nhiều màu sắc như: vàng cam, đỏ, hồng, trắng. Gần đây người ta đã trồng được những cây hồng tỉ muội có nhiều màu trên cùng một cây hoặc một hoa tạo cảm giác thích thú và đẹp mắt. Loài hoa này tuy nhỏ nhưng mỗi bông hoa có rất nhiều cánh hoa mỏng, mềm lại có mùi hương nhẹ nhàng chính vì thế khi sở hữu cho mình những cây hoa hồng tỉ muội sẽ làm cho không gian khu vườn nhà bạn tràn đầy vẻ cuốn hút. Ngoài ra bạn có thể trồng hoa ở trong chậu để trang trí ở ban công cũng rất phù hợp.
Phân loại hoa Hồng Tỉ Muội
Trên khắp nơi trên thới giới và ở nước ta. Hồng tỉ Muội có hơn 350 loài được phân bố ở khắp các bán cầu. trong đó tại Việt Nam đang trồng phổ biến khoảng 50 chủng loại theo màu sắc. Cụ thể, thuộc các nhóm sau đây:
- Nhóm hồng đỏ: Đỏ nhung, đỏ hồng ngọc, đỏ cờ, đỏ thẫm.
- Nhóm hồng trắng: Trắng trong, trắng ngà, trắng sữa.
- Nhóm hồng phấn: Màu hoa đào, màu đỏ quỳ, màu đỏ thẫm.
- Nhóm hồng vàng: Vàng nhạt, vàng cam, vàng đậu.
- Nhóm hồng sen: Màu cánh sen, màu hồng nhạt.
- Nhóm pha trộn: Màu hỗn hợp không đều với nhiều màu trung gian.
Hồng tỉ muội thuộc cây lâu năm, có thể trồng quanh năm và cho hoa thường xuyên nếu người trồng biết cách trồng và chăm sóc đúng yêu cầu sinh trưởng của cây. Đó cũng là lý do tại sao phân loại hoa hồng tiểu muội ngày càng phong phú hơn.
Công dụng của hoa Hồng Tỉ Muội
Cây hoa hồng tỉ muội được dùng trồng thành thảm hoa trang trí cảnh quan và sân vườn. Hay có thể trồng thành những chậu hoa nhỏ xinh xắn trang trí ban công, hành lang nơi có ánh nắng tự nhiên.
Cây hồng tỉ nuội phù hợp trồng trong sân vườn, khuôn viên đô thị, trồng nền. Cũng có thể trồng trong chậu cây cảnh để bàn cũng rất đẹp, đặt trong nhà trên kệ, bàn khách hay bàn ăn.
Ý nghĩa hoa Hồng Tỉ Muội
Nói đến loài hoa hồng thì không thể quên được dòng hoa hồng tỉ muội. Chúng có cái tên thật dễ thương, bởi lẽ chúng thể hiện cho tình chị em, anh em trong gia đình hay muốn coi ai đó như người thân trong nhà. Là loại hoa đẹp, ý nghĩa đẹp, chúng được rất nhiều người ưa chuộng và trồng trong thời gian gần đây. Loại hoa hồng tỉ muội này chúng không kiêu sa như những bông hoa hồng khác nhưng chúng rất rực rỡ rất ưa nhìn. Không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp kiêu sa, rực rỡ mà loài hoa hồng tỉ muội còn được ưa chuộng làm cảnh, làm quà tặng bởi những ý nghĩa đặc biệt mang lại. Ngay cái tên gọi của loài hoa đã đem đến cảm giác về tình thân và tình thân gắn kết.
Loài hoa mang danh tỉ muội này mang ý nghĩa về sự thắm thiết của tình chị em trong gia đình, luôn san sẻ và đùm bọc cho nhau trong mọi sóng gió. Do đó, trồng cây hồng tỉ muội trong vườn nhà cũng là mong muốn về sự hòa hợp và những điều tốt đẹp cho các mối quan hệ trong gia đình. Mỗi màu hoa là biểu trưng cho một ý nghĩa khác nhau. Ngoài ra, loài hoa hồng còn là biểu tượng cho sự mong manh, dịu dàng và tâm hồn dễ vỡ của phái nữ. Những cánh hoa nhỏ xinh, mềm mại nhưng vô cùng thanh cao luôn thu hút người ngắm.
Cách trồng và chăm sóc hoa Hồng Tỉ Muội
Chọn đất và làm đất
Đất thích hợp để trồng hoa hồng là đất thịt, hoặc đất thịt nhẹ, nên chọn những nơi đất cao không bị ngập úng, đất bằng phẳng, tơi xốp thông thoáng, có độ pH = 6,0 – 6,5, có đầy đủ ánh sáng. Nếu trồng hồng ở chậu thì lưu ý chọn chậu đất nung hoặc chậu gốm nhằm mục đích không bị tăng nhiệt đất trồng trong mùa hè.
Nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm
Ánh sáng là nhân tố quan trọng nhất đối với sự sinh trưởng và ra hoa của hoa hồng tỉ muội do đó người trồng cây nên chú ý đến yếu tố này trong kỹ thuật trồng hoa hồng tỉ muội. Ánh sáng không những có tác động trực tiếp đến cây mà còn làm thay đổi một loạt các nhân tố ngoại cảnh khác như nhiệt độ, thoát hơi nước. Người trồng hoa nên chọn hướng nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, do nhà phố ở đô thị thường bị che khuất thiếu ánh sáng mặt trời cây hoa hồng không đủ điều kiện ra hoa.
Nhiệt độ thích hợp cũng là một yếu tố quan trọng trong kỹ thuật trồng hoa hồng tỉ muội. Nhiệt độ tối thích cho hoa hồng tuỳ theo giống, nhìn chung là từ 23 – 250 độ C. Nhiệt độ đêm quan trọng hơn nhiệt độ ngày, đa số các giống thích hợp với nhiệt độ đêm là 160 độ C. Thấp hơn nhiệt độ này, cây sinh trưởng chậm, sản lượng thấp nhưng chất lượng hoa cao và ngược lại.
Độ ẩm phụ thuộc vào nhiệt độ, ánh sáng và chế độ nước. Độ ẩm thích hợp cho cây hoa hồng từ 70 – 80%.
Kỹ thuật trồng hoa
Khi trồng tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, trồng xong tưới thật đẫm nước. Tùy vào kích thước bồn hay chậu mà chọn khoảng cách trồng phù hợp đảm bảo lá cây nhận đầy đủ ánh sáng, tránh trồng quá gần nhau cây sẽ mọc vống cao do phải cạnh tranh ánh sáng.
Nếu trong trường hợp người trồng muốn giâm cành thay vì trồng cây có rễ sẵn thì có thể chọn cành bánh tẻ (cành không quá già không quá non), rồi dùng dao sắc cắt thành từng đoạn khoang 8-10cm và ngâm ngay vào chậu nước sạch. Sau đó dùng dao sắc cắt đoạn gốc lại một lần nữa, lần này nên cắt hơi vát một chút. Cắm cành cắt vào nền giâm (cát sạch) và dùng bình xịt tưới phun sương khoảng 4 tiếng 1 lần, sau khoảng chục ngày cành sẽ bắt đầu ra rễ. Lúc này nhẹ nhàng rút cành có rễ ra và trồng vào đất như bước trên.
Cách tưới
Đây là công đoạn không thể thiếu trong kỹ thuật trồng hoa hồng tỉ muội. Tưới cây bằng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng, nếu vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm cho cây không bị héo, lưu ý tưới lúc chiều mát nhưng không quá trể để nước không còn ướt lá và nụ hoa qua đêm dễ tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển. Nếu cây trồng chậu nên tưới ngày 2 lần.
Bón phân
Hồng tỉ muội cũng giống như hoa hồng đồi hỏi chế độ dinh dưỡng phải được chăm bón đầy đủ, nhất là vào mùa xuân và thu cần bổ xung thêm phân bón có thể dùng phân chuồng hoặc phân NPK đầu trâu riêng cho hoa hồng. Mùa hè cây cần dinh dưỡng nhiều nhưng bón phân vào thời kỳ nóng nực lượng phân cho vào với số lượng thấp, nhiều lần vào buổi chiều tối.
Sau khi trồng từ 3-5 ngày phun phân bón lá như: Atonik. B1, ba lá xanh 16.16.8, HPV 30.10.10, rong biển …để giúp cây phát triển bộ rễ tốt hoa ra có màu sắc rực rỡ. Chú ý không tưới phân lên hoa sẽ làm hoa mau tàn.
Từ 10-15 ngày khi cây ra rễ phát ra lá non thì bón bổ sung phân hạt như : Dynamic, phân dơi, phân NPK hay DAP… bón xung quanh gốc cây bón xong lấp đất lại, sử dụng muỗng cà phê để dịnh lượng phân bón cho an toàn.Tránh làm ảnh hưởng đến rể cây hoa Hồng và phân không được gần gốc cây. Sau đó tưới lại nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng. Định kỳ bón hàng tháng 1 lần phun bón lá và 1 lần bón gốc xen kẽ. Nếu ngâm phân với nước để tưới thì sử dụng 1 muỗng cà phê/ 4 lít nước, tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc…
Cách cắt tỉa
Sau khi đã thực hiện đúng kỹ thuật trồng hoa hồng tỉ muội người trồng cũng nên thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư và hoa đã nở, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa hồng tỉ muội có sức đâm nhánh mới, từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới. Quan sát nếu cây cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp báo hiệu cây được cung cấp đủ dinh dưỡng. Ngược lại cây hoa Hồng cho nhánh ốm yếu vống cao thì cần tăng cường chăm sóc cho kỳ cắt tỉa nhánh lần sau.
Nếu người trồng muốn cắt hoa để cắm thì nên cắt hoa hồng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo. trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa (vì sau khi cắt hoa hồng sẽ bốc hơi mất nước).
Chú ý, sau khi cắt xong phải cắm cây hoa hồng vào nước sạch, dấu cắt phải chéo để nước dễ thấm vào thân cây. Trước khi cắm vào bình phải cắt thêm một nhát nữa. Dùng dao sắc để cắt hoặc dùng kéo cắt cây, không được làm dập thân cây. Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ đầu cành lên sao cho để lại khoảng 3 lá để nhánh hồng còn lại sẽ ra 3 chồi mới. Người trồng cũng nên tỉa bớt 1 nhánh xấu và để lại 2 nhánh khỏe, bên cạnh đó cũng cần tỉa luôn những nhánh bị hỏng hoặc xấu.
Một loài hoa không quá kiêu sa nhưng cũng để lại thương nhớ cho con người. Một loại hoa hồng tuy đơn giản nhưng để lại cho không gian sống của bạn trở nên tràn ngập sắc hương và tươi mát. Vậy thì hãy nhanh tay sắm cho mình cũng như bạn bè người thân những cây hoa hồng tỉ muội dầy các màu sắc khác nhau cho không gian sống thêm tươi đẹp ngay thôi nào.