NHỮNG KỸ THUẬT KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI HỌC VẼ CƠ BẢN

Môn vẽ – học vẽ cơ bản là môn năng khiếu được rất nhiều người quan tâm và có nhu cầu học. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng có tư duy trừu tượng và có khả năng vẽ đẹp. Vì vậy, để có thể bắt đầu cho quá trình học vẽ chuyên nghiệp, chúng ta nên lựa chọn học tập ở một trung tâm hay một lớp dạy vẽ để trau dồi kiến thức và thực hành vẽ. Những kiến thức cơ bản ban đầu của quá trình là cần thiết, không thể bỏ qua. Một số điều cần biết khi học vẽ cơ bản sẽ được chúng tôi đề cập dưới đây. Các bạn có thể tham khảo và vận dụng thêm cùng những kiến thức được học nhé.

Những kỹ thuật không thể bỏ qua khi học vẽ cơ bản
Những kỹ thuật không thể bỏ qua khi học vẽ cơ bản

Một số trường phái chính trong hội họa

Trường phái ấn tượng

Là một trào lưu nghệ thuật được bắt đầu ở Pháp, đánh dấu một bước tiến quan trọng của hội họa.

Hậu ấn tượng

Sau ấn tượng, nhiều nghệ sỹ bắt đầu có những tìm tòi, sáng tạo và đi theo những hướng riêng. Tuy không có phong cách giống nhau, nhưng đều được gọi chung là hậu ấn tượng.

Lập thể

Trong các tác phẩm của họa sỹ lập thể, các đối tượng đều được mổ xẻ, phân tích và kết hợp theo một hình thức trừu tượng.

Lập thể phân tích

Ra đời sau chủ nghĩa lập thể, vào thời kỳ này hội họa là nhiều bề mặt gần như đơn sắc, những đường thẳng không hoàn thiện, các khối hình đan xen lẫn nhau.

Lập thể tổng hợp

Bố cục của bức tranh trong lập thể tổng hợp gồm các chi tiết chồng lên nhau, những chi tiết này có màu sắc sặc sỡ.

Trừu tượng

Trừu tượng không thể hiện đối tượng một cách hiện thực mà biểu thị những ý nghĩ và cảm xúc của nghệ sĩ về nét nào đó của đối tượng. Trừu tượng tồn tại nhiều dạng khác nhau như là trừu tượng sáng tạo, trừu tượng hình học,…

Chủ nghĩa biểu hiện

Đây là một trào lưu nghệ thuật xuất hiện, phát triển ở châu Âu vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, thể hiện trong nhiều dạng nghệ thuật như hội họa, kiến trúc,…

Phục hưng

Đây là một phong trào văn hóa trải dài từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17.

Dù là lĩnh vực hội họa hay kiến trúc đều có những trường phái riêng, bài viết này đề cập một số thông tin giúp bạn hiểu tổng quát về một số trường phái hội họa cơ bản.

Học vẽ cơ bản
Học vẽ cơ bản

Kỹ năng học vẽ cơ bản cho người mới học

Để có thể học vẽ cơ bản, bạn cần nắm được những kỹ năng cơ bản cho người mới bắt đầu học vẽ dưới đây.

Gọt bút chì

Thông thường chúng ta hay chuốt bút chì thật dài và nhọn, tuy nhiên điều đó làm cho bút chì dễ gãy hơn, dễ mài tròn đầu bút chì khi vẽ, dẫn đến các nét vẽ không có độ đậm nhạt rõ ràng.

Nếu chuốt ruột bút chì thành hình chữ nhật thì có thể đảm bảo ruột bút chì không dễ gãy và vẫn có độ nhọn nhất định.

Tư thế ngồi vẽ

Hoàn thành bài vẽ thường mất khoảng 4-5 giờ, vậy nên tư thế ngồi vẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình vẽ.

Cách ngồi vẽ đúng như sau: lưng thẳng, hai chân rộng bằng vai, tay trái giữ chắc bảng, tay phải cầm bút chì. Lưu ý là bảng dựa trên hai đùi phải cân xứng.

Cách cầm bút vẽ

Cánh tay và các đầu ngón tay thả lỏng, không được gò bó. Nên cầm bút với tư thế dựng hình, nên cầm bút ngang nhẹ nhàng, không nên theo tư thế cầm bút viết.

Kỹ thuật học vẽ cơ bản_ cách cầm bút vẽ (nguồn internet)
Kỹ thuật học vẽ cơ bản_ cách cầm bút vẽ (nguồn internet)

Đánh bóng

Theo quy tắc đậm ở giữa và nhạt dần về hai đầu. Bạn nên tập các nét thật dài và song song.

  • HƯỚNG DẪN VẼ KHỐI CƠ BẢN – VẼ KHỐI LẬP PHƯƠNG – ĐÁNH BÓNG KHỐI HỘP
Kỹ thuật học vẽ cơ bản_Nguồn Trung tâm đào tạo Mỹ thuật Art Land
Kỹ thuật học vẽ cơ bản_Nguồn Trung tâm đào tạo Mỹ thuật Art Land

LIÊN HỆ VỚI ART LAND ĐỂ HIỂU SÂU VỀ NGÀNH

Cách gióng đúng

Tư thế đúng khi gióng đó là tay giơ thẳng và nhắm mắt trái hoặc mắt phải lại.

  • Gióng dọc: dựng thẳng đứng bút chì
  • Gióng ngang: bút chì song song với mặt sàn
  • Gióng nghiêng: gióng độ nghiêng của mẫu và tinh tiến bút chì trong bài vẽ thì bạn sẽ có được độ nghiêng chính xác (điều này rất hữu dụng trong việc phác thảo nhanh).
  • Phương pháp so sánh (đo)

Tay thẳng, lưng thẳng, nhắm một mắt lại.

Một số phương pháp khác

  • Phương pháp quan sát: luôn luôn quan sát mẫu vật dưới con mắt tổng quát. Xem hình dáng vật thể. Không chú ý kỹ các chi tiết nhỏ hay các chi tiết bề mặt của vật thể.
  • Nhìn nhận bài vẽ: để bài vẽ cách bạn tầm 2 mét, gần với mẫu vật. Nheo mắt để so sánh với mẫu vật và bài vẽ về tỉ lệ, màu sắc.

Nhiều người chưa có khả năng bẩm sinh về môn nghệ thuật này. Hoàn toàn có thể học và áp dụng những kiến thức về học vẽ cơ bản để hỗ trợ mình trong quá trình tiếp cận và học vẽ.

Kỹ thuật học vẽ cơ bản
Kỹ thuật học vẽ cơ bản

Bắt đầu học vẽ cơ bản với tranh tĩnh vật

Khi bắt đầu học vẽ, vẽ tĩnh vật là lựa chọn hợp lý. Tĩnh vật là những đồ vật xung quanh chúng ta như cái thìa, cái lọ, quả cam,…

  • 4 BƯỚC HƯỚNG DẪN VẼ TĨNH VẬT TRÁI TÁO
Tranh tĩnh vật quả táo
Tranh tĩnh vật quả táo

Hướng dẫn vẽ tĩnh vật quả lê

Vậy bạn có biết tại sao cần bắt đầu từ tĩnh vật không? Bởi vì quả cam tương tự như hình cầu, thân của lọ hoa thì giống hình trụ, quyển sách giống khối lập phương,… Khi bạn phân tích được những vật thể thành các khối cơ bản đã có những quy tắc vẽ. Thì bạn sẽ vẽ chuẩn được bố cục tỉ lệ vẽ. Giúp ích cho bạn khi thực hành vẽ những bức hình khó hơn.

Ta nên tránh chọn những bức hình chân dung hay phong cảnh, bởi đây là những chủ đề khó hơn nhiều. Bạn cần trải qua quá trình rèn luyện khá dài và thực hành thường xuyên để có những bức tranh đẹp.

Nếu như bạn cảm thấy khó khăn với việc bắt đầu học vẽ. Hãy liên hệ với trung tâm mỹ thuật Art Land của chúng tôi. Để được tư vấn và tham gia những lớp học vẽ cơ bản chất lượng nhất.

Bài Viết Liên Quan:

  • Một số hướng dẫn kĩ thuật vẽ đẹp và đơn giản
  • Vẽ tay_hướng dẫn nhập môn thần tốc.

Tag: kĩ thuật cơ bản cho người mới bắt đầu, vẽ tay, bài tập căn bản cho người mới bắt đầu, kĩ thuật vẽ chân dung cơ bản, học vẽ cơ bản cho bé,