Chó Bị Chảy Máu Mũi: Giật Mình Với Sự Thật | PetHealth

Chó bị chảy máu mũi không phải là 1 biểu hiện bất thường như căng thẳng, mệt mỏi mà nó là 1 dấu hiệu báo trước rằng chó của bạn đang gặp 1 bệnh lý nguy hiểm nào đó. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết này của đội ngũ PetHealth.

Chó bị chảy máu mũi là bệnh gì?

Đây chính là bệnh máu khó đông ở chó. Bệnh thường có tính di truyền từ chó bố mẹ sang con cái và không phân biệt đực cái. Tuy nhiên, bệnh chỉ xảy ra với 1 vài giống chó nhất định. Những người nuôi chó mới lần đầu gặp hiện tượng này sẽ không khỏi sửng sốt và ngạc nhiên khi thấy 1 lượng máu lớn chảy ra đột ngột từ 1 hay cả 2 lỗ mũi của chó. Chó sẽ rất mệt mỏi do bị mất máu và tụt huyết áp. Nếu không được cứu chữa kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất cao. Bệnh này tuy có thể chữa khỏi, nhưng sau 1 thời gian lại tái phát và lặp đi lặp lại nhiều lần.

Mời bạn tham khảo: lịch tiêm phòng cho chó

Nguyên nhân khiến chó bị chảy máu mũi

Có khá nhiều nguyên nhân khiến cho chó bị chảy máu mũi. Nhưng có thể kể đến 1 vài nguyên nhân như;

  • Do di truyền, nhân tố đông máu thứ 8 bị khiếm khuyết, khiến chức năng tạo sợi Fibrin giúp gắn kết hồng màu bị ảnh hưởng. Máu của chó không thể đông lại được và tuôn chảy liên tục khi có vết thương hở.
  • Chấn thương do va đập mạnh
  • Do một số các dị vật, các loại côn trùng ký sinh gây ra hiện tượng dị ứng trên chó khiến chúng hắt hơi nhiều, vỡ niêm mạc mũi.
  • Chó bị nhiễm nấm
  • Chó đã ăn phải thuốc diệt chuột khiến sự đông máu bị vô hiệu quá.
  • Chó có các khối u trong xoang mũi
  • Chó bị sốc nhiệt hoặc say nắng

Các giống chó hay bị chảy máu mũi nhất

  • Tại Việt Nam đã xác định được 2 giống chó bị chảy máu mũi nhiều nhất là Rottweiler và German Shepherd
  • Đặc biệt chó nhập về sẽ thường bị mắc bệnh nhiều hơn

Cách điều trị khi chó bị chảy máu mũi

Cách tốt nhất đó chính là đưa chó tới gặp bác sĩ thú y để khám chữa. Tuy nhiên trước khi đưa chó đến các bệnh viện thú y uy tín, bạn nên sơ cứu cho chó:

  • Đặt chó ở nơi có địa hình bằng phẳng, tránh cho chó cử động mạnh hoặc kích động
  • Nên vuốt ve, âu yếm chó để chó được bình tĩnh và có cảm giác được chăm sóc
  • Lấy đá khăn lạnh chườm lên mũi ngay sau khi máu bắt đầu chảy
  • Nếu không có khăn lạnh, bạn có thể dùng đá đập nhỏ để chườm lên. Hơi lạnh sẽ làm các mạch máu ở mũi co lại, góp phần làm giảm lượng chảy máu ra.

Cách phòng bệnh cho chó

Bệnh máu khó đông nếu xảy ra thường xuyên sẽ có ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe của chó. Vì vậy bạn cần phải nắm vững các phương pháp để phòng bệnh cho chó;

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết hàng ngày cho chó. Đặc biệt là vitamin C
  • Nắm được những loại thực phẩm nên và không nên cho chó ăn
  • Tránh cho chó va chạm, xảy ra xô xát với các con vật khác
  • Khám sức khỏe định kỳ cho chó tại các phòng khám, bệnh viện thú y uy tín
  • Vệ sinh chuồng trại, vật dụng sạch sẽ

Bạn có thể tham khảo: cách chăm sóc chó con để chú chó của bạn được phát triển toàn diện.

Trên đây là những kinh nghiệm thực tế được PetHealth chia sẻ. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nuôi dạy chó cưng.

> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh viện thú y PetHealth