JPEG là gì? JPEG khác gì JPG và PNG? Định dạng hình ảnh nào tốt nhất?

Khi sử dụng các thiết bị như máy tính, laptop, smartphone… chắc hẳn các bạn đều biết đến các định dạng ảnh phổ biến hiện nay như JPEG, JPG và PNG nhưng tất cả đều không giống nhau. Vậy JPEG là gì? JPEG khác gì JPG? JPEG khác gì PNG? Định dạng hình ảnh nào là tốt nhất? Cùng mình đi tìm câu trả lời thông qua bài viết bên dưới nhé!

Bài viết được tham khảo từ các chuyên trang công nghệ: Makeuseof, PetaPixel và Thrive Themes.

Xem thêm: File ZIP là gì? File ZIP và file RAR khác gì nhau?

JPEG là gì?

JPEG là viết tắt của Joint Photographic Experts Group, tên của tổ chức đã phát triển nên định dạng ảnh. Tiêu chuẩn JPEG đầu tiên được ban hành vào năm 1992 bởi ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế). ISO đã đặt ra nhiều tiêu chuẩn bao gồm cả hình ảnh kỹ thuật số, với nỗ lực cung cấp cho người dùng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao nhất.

JPEG là một loại định dạng hình ảnh được lưu bằng phương pháp nén mất dữ liệu. Trong đó, hình ảnh đầu ra là kết quả của quá trình nén, là sự cân bằng giữa kích thước lưu trữ và chất lượng hình ảnh. Người dùng có thể điều chỉnh tỷ lệ nén để đạt được mức chất lượng mong muốn đồng thời giảm dung lượng lưu trữ. Chất lượng hình ảnh sẽ bị ảnh hưởng đáng kể nếu áp dụng nén với tỷ lệ 10:1.

Mặt khác, JPEG có thể hỗ trợ 16.777.216 màu, được tạo ra bằng cách sử dụng 8 bit của mỗi màu trong mô hình màu RGB. Định dạng này cũng có thể hiển thị hơn 16 triệu màu cùng một lúc, giúp phối màu và độ phân giải tương phản gần như hoàn hảo. Tuy nhiên, JPEG không hoạt động tốt đối với các hình ảnh có cạnh sắc nét vì thế có thể sẽ khiến hình ảnh trở nên mờ hoặc vỡ ảnh. Bạn cũng không nên chỉnh sửa và lưu tệp dưới dạng JPEG nhiều lần, vì chất lượng của hình ảnh sẽ bị giảm mỗi khi bạn lưu.

Các định dạng hình ảnh khác dựa trên JPEG

  • JIF là gì?

File JIF là viết tắt của JPEG Interchange Format và cũng được phát triển bởi Joint Photographic Experts Group. Loại file này không còn được sử dụng rộng rãi vì khó mã hóa và giải mã, gặp các lỗi về định dạng không gian màu và pixel. Mặc dù thực tế file JIF không bị giới hạn ở một số màu nhất định và dựa trên bảng màu 24 bit nhưng một phần dữ liệu cũng sẽ bị mất trong quá trình nén.

Song những hạn chế của file JIF đã nhanh chóng được cải thiện với file JFIF, định dạng Exif và color profile ICC. JFIF là viết tắt của JPEG File Interchange Format, được xây dựng trên định dạng JIF bằng cách giảm độ phức tạp và khắc phục những hạn chế của JIF.

Sau đó, định dạng Exif (Exchangeable image file format) cũng đã được phát triển và trở thành một tiêu chuẩn để lưu trữ thông tin, trao đổi trong file hình ảnh, đặc biệt là những file sử dụng nén JPEG. Hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số hiện nay đều sử dụng định dạng Exif và JPEG/JFIF là định dạng phổ biến nhất hiện nay để lưu trữ, truyền ảnh, chụp ảnh trên Internet.

  • JPG2 hay JPF là gì?

Vào năm 2000, một định dạng hình ảnh khác đã được Joint Photographic Experts Group cho ra mắt có tên là JPEG 2000 (phần mở rộng file của JPEG 2000 là JPG2 và JPF). JPEG 2000 đã được cải tiến hơn rất nhiều so với bản gốc JPEG, định dạng này sử dụng một mã hóa phức tạp, có thể giảm khả năng mất dữ liệu khi nén file, ít bị lỗi bit và các lỗi hệ thống file khác do cấu trúc mã hóa hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, với JPEG 2000 bạn cũng có thể chọn giữa sử dụng nén hoặc lưu file dưới dạng không mất dữ liệu để giữ lại chi tiết gốc, dải động cao hơn cũng được hỗ trợ bởi định dạng không giới hạn độ sâu bit của hình ảnh.

Mục đích bạn đầu khi ra mắt JPEG 2000 là để dần thay thế JPEG, tuy nhiên định dạng này đã không được phổ biến như mong đợi. Mặt hạn chế đầu tiên là vì JPEG 2000 dựa trên một mã mới vì thế định dạng này không tương thích ngược. Tiếp đó, việc xử lý các file JPEG 2000 phức tạp hơn nhiều và yêu cầu máy phải có nhiều bộ nhớ hơn để xử lý (vào thời điểm đó máy tính trung bình chỉ có bộ nhớ khoảng 64 MB).

JPEG khác gì so với JPG?

Trên thực tế, JPEG và JPG không có sự khác biệt. Sự khác biệt duy nhất là số lượng ký tự được sử dụng giữa hai định dạng. JPG được sử dụng vì trong các phiên bản trước của Windows (hệ thống file MS-DOS 8.3 và FAT-16) yêu cầu phần mở rộng file là ba chữ cái nên .jpeg đã được rút ngắn thành .jpg.

Song Linux lại không có giới hạn này thế nên người dùng Linux và máy MAC vẫn được tiếp tục sử dụng .jpeg. Mặc dù hiện nay các phiên bản Windows mới hơn đã cho phép nhiều ký tự hơn trong phần mở rộng file, tuy nhiên .jpg đã được sử dụng khá lâu cũng giống như một thói quen vậy nên cũng trở thành phần mở rộng phổ biến nhất.

JPEG và PNG: Định dạng nào tốt hơn?

Định dạng PNG là viết tắt của Portable Graphics Format, là một định dạng file nén không mất dữ liệu, nhờ vậy mà PNG trở thành lựa chọn phổ biến để sử dụng trên Web. PNG là một lựa chọn tốt để lưu trữ các bản vẽ đường thẳng, văn bản và đồ họa mang tính biểu tượng ở kích thước file nhỏ.

Nếu phân vân lựa chọn giữa hai định dạng thì hãy cân nhắc một mẹo nho nhỏ đó là ‘JPEG cho ảnh, PNG cho đồ họa”. Nếu ảnh có nhiều màu sắc, độ sâu màu và kết cấu khác nhau, thì JPEG là định dạng phù hợp. Nhưng nếu ảnh có các đường nét, các vùng màu phẳng và văn bản được phân tách rõ ràng, thì PNG sẽ là lựa chọn tối ưu nhất.

JPEG sử dụng phương pháp nén nhóm nhiều pixel giống nhau lại với nhau và làm mờ đường viền. Điều này khá ổn đối với các bức ảnh, nhưng sẽ trông rất tệ đối với đồ họa và ảnh chụp màn hình. Song ngược lại, nếu bạn lưu bức ảnh dưới dạng PNG, ảnh cho ra sẽ rất đẹp và chi tiết. Tuy nhiên, một bức ảnh JPEG có thể được nén thành một kích thước file nhỏ mà không bị giảm chất lượng nhiều, trong khi PNG không thể bị thu nhỏ nhiều như vậy.

Tổng kết

Nhìn chung, việc lựa chọn định dạng phù hợp cũng là yếu tố quan trọng không kém, JPEG/ JPG và PNG đều có những lợi ích riêng, giải quyết, khắc phục những vấn đề của hình ảnh kỹ thuật số mà lĩnh vực công nghệ phải đối mặt vào thời điểm đó. Việc lựa chọn định dạng nào đều phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn. Bạn nghĩ thế nào về JPEG? Hãy để lại cảm nghĩ của bạn ở bên dưới phần bình luận nhé! Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết.

Nguồn: Makeuseof, PetaPixel và Thrive Themes.

Xem thêm: PCIe 5.0 là gì? Tốc độ PCIe 5.0 và PCIe 4.0 có khác gì nhau không?

Biên tập bởi Quốc Huy Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc): Gửi góp ýCam kết bảo mật thông tin cá nhân

Bài viết liên quan
  • Cảnh giác trước khi tải về bất kỳ file Office nào vì tin tặc có thể xâm nhập vào máy tính

    4 ngày trước

  • Google Drive vừa bổ sung tính năng quen thuộc, cải thiện đáng kể tốc độ quản lý

    1 tuần trước

  • ASUS ROG Swift ra mắt: Màn hình gaming tần số quét 500Hz đầu tiên trên thế giới

    25/05

  • Lenovo ThinkPad Neo 14 ra mắt: Màn hình 2K, card đồ họa rời RTX 2050

    03/05

  • Công nghệ bản lề ErgoLift trên laptop là gì? Công dụng của bản lề ErgoLift là gì?

    26/04

  • Windows Recovery Environment (WinRE) là gì? Windows Recovery Environment hoạt động như thế nào?

    24/04