Có rất nhiều bạn nhầm lẫn từ Kìm Chế và Kiềm Chế, không biết viết như thế nào mới đúng chính tả ngữ pháp Tiếng Việt để không gây ra những nhầm lẫn không đáng có. Để giải đáp được Kìm Chế hay Kiềm chế thì cùng tham khảo ngay bài viết sau.
Kiềm chế cảm xúc là giúp ổn định tâm trạng, không cho vượt quá mức
1. Kìm chế hay kiềm chế?
Câu trả lời: Kiềm chế là từ đúng chính tả. Kìm chế là từ sai chính tả.
Nhiều người cho rằng kìm và kiềm chế đều giống nhau. Nhưng trên thực tế, hai từ này hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều người tưởng giống như kìm nén, kìm giữ đều dùng từ kìm nên họ cho rằng kiềm chế là dùng bằng từ kìm thay vì từ kiềm.
Kìm là động từ, có nghĩa là tác động nhằm làm tốc độ của vật nào đó chậm lại, cường độ hoạt động yếu đi hay làm cho phải ngưng lại, không được diễn ra tiếp. Còn về danh từ, kìm là một dụng cụ làm từ kim loại, có hai mỏ và hai càng bắt chéo vối nhau để kẹp chặt.
Ví dụ:- Kìm hãm con ngựa đó lại.- Kìm chiếc xe đó lại, cho nó đi thật chậm.- Lấy cái kìm để nhổ đinh vít.
Khi tìm trong từ điển thì từ Kìm chế không xuất hiện. Thay vào đó là từ Kiềm chế.
Ví dụ:- Giận quá, không kiềm chế được bản thân.- Cần phải kiềm chế tính nóng của bạn lại.
2. Kiềm chế là gì? Ví dụ
Theo tìm hiểu khái niệm kiềm chế thì từ này được hiểu là giữ ở một chừng mực nhất định không cho tự do hoạt động và phát triển. Từ kiềm chế đồng nghĩa với từ như kiềm chế, khiên chế, kìm nén, kìm giữ.
Khái niệm về kiềm chế
Ví dụ:- Kiềm chế lại đi bạn, đừng để giận mất khôn.- Kiềm chế lưỡi khi bạn đang giận giữ.- Thả lỏng, hít hơi thật mạnh là cách giúp kiềm chế cảm xúc.- Làm cách nào để có thể kiềm chế được cảm xúc của mình?- Kiềm chế cơn giận là cách bạn chiến thắng kẻ thù.- Bạn nên học cách kiềm chế bản thân.- Nếu như bạn kiềm chế được tính nóng giận của bạn, bạn có thể sẽ thành công.- Đôi lúc, tôi đã không kiềm chế được bản thân.
Như vậy, với lời giải đáp trên đây của Taimienphi.vn về Kìm chế hay Kiềm Chế, hy vọng các bạn đã có được thông tin hữu ích nhất, sử dụng từ đúng chuẩn trong văn nói cũng như trong văn viết.
Xem thêm: Lãng mạn hay lãng mạng