LTS: Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên kỳ này đăng tải bài viết cuối cùng trong chùm 3 bài viết về văn bản đa phương thức, giới thiệu về đặc điểm của “văn bản thông tin” đa phương thức – một loại văn bản đa phương thức quan trọng trong đời sống, từ đó đề xuất một số biện pháp để giáo viên có thể vận dụng trong dạy học đọc hiểu loại văn bản này.
TS. Trần Thị Ngọc
Văn bản đa phương thức được sử dụng trong nhiều loại văn bản (văn bản văn học, văn bản thông tin, văn bản nghị luận) nhưng tập trung chủ yếu ở loại văn bản thông tin. Vì vậy, bài viết này tập trung vào vấn đề dạy học đọc hiểu văn bản thông tin đa phương thức, được thể hiện chủ yếu bằng phương thức kênh chữ và hình tĩnh nhằm giúp giáo viên nâng cao trình độ dạy học Ngữ văn, học sinh biết cách đọc hiểu văn bản đa phương thức hiệu quả hơn trong học tập, đáp ứng được yêu cầu mới đối với học sinh phổ thông trong môn Ngữ văn.
Dạy học đọc hiểu văn bản thông tin đa phương thức nằm trong dạy học đọc hiểu nên cần đáp ứng các yêu cầu chung của dạy học đọc hiểu văn bản về: mục tiêu; nội dung; phương pháp và phương tiện; đánh giá kết quả đọc hiểu. Đặc biệt, quá trình dạy học đọc hiểu loại văn bản này phải đảm bảo các yêu cầu riêng sau:
Chú ý đặc điểm hình thức của văn bản thông tin
Các yếu tố hình thức tổ chức văn bản nhằm giúp các ý tưởng và thông tin chính trở nên rõ ràng dễ hiểu. Đặc điểm hình thức của văn bản thông tin thường bao gồm các yếu tố như: nhan đề, tiêu mục, tiểu mục, loại chữ đậm, các kí hiệu gạch đầu dòng và số thứ tự, các công cụ hỗ trợ đồ họa, như biểu đồ, đồ thị, hình minh họa và ảnh… Các đặc điểm này giúp người đọc tìm thông tin chính của văn bản thông tin một cách rõ ràng, sáng sủa. Chẳng hạn: Nhan đề thường giúp ta xác định chủ đề của văn bản; sapo (chapeau, tiếng Pháp) của bài viết: là đoạn tóm tắt nội dung chính của toàn bộ văn bản thường in đậm ở đầu bài viết (còn gọi là mũ); tiêu mục (heading), hoặc tiểu mục (subheading) thường bắt đầu một chủ đề hay một phần mới cũng như trọng tâm của phần ấy…
Đặc điểm nhìn từ các dạng thức (forms) của văn bản thông tin
Với các đặc điểm về cấu trúc hình thức và mô hình trình bày, văn bản thông tin được vận dụng dưới rất nhiều dạng thức:
Bài báo, tạp chí: đây là các dạng văn bản thông tin rất phổ biến, thường xuyên được mọi người đọc, xem nhanh hàng ngày cả báo giấy lẫn báo điện tử. Ở các văn bản báo chí, người viết thường sử dụng các thiết bị, công cụ để gây sự chú ý.
Tài liệu giáo khoa trong nhà trường cũng thuộc dạng thức của văn bản thông tin, một tập hợp các văn bản thông tin, có hệ thống tổ chức riêng dựa trên nội dung trong sách. Thông thường, một đơn vị giới thiệu sẽ giải thích về tổ chức cuốn sách và các tính năng đặc biệt.
Các văn bản dùng tại các cửa hàng mua bán, tiêu dùng là những văn bản tiêu dùng đi kèm với sản phẩm và dịch vụ. Các văn bản này thường cung cấp thông tin về việc sử dụng, chăm sóc, vận hành hoặc lắp ráp các sản phẩm. Một số văn bản tiêu dùng phổ biến như hợp đồng, giấy bảo hành, hướng dẫn sử dụng, tài liệu, trang web…
Các văn bản dùng nơi công cộng, công sở là các văn bản được viết cho công chúng để cung cấp thông tin được nhiều người quan tâm. Những văn bản này thường miễn phí. Chúng có thể là tài liệu của các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp. Chúng có thể là những bài diễn văn hoặc bài giới thiệu các di tích lịch sử. Chúng còn có thể là các văn bản luật, các tờ đăng cảnh báo, dấu hiệu, hoặc nêu các quy tắc và quy định.
Các văn bản dùng ở nơi làm việc là các văn bản được sử dụng trong các cơ sở sản xuất hoặc nơi làm việc, thường là để hỗ trợ cho hoạt động của một doanh nghiệp. Đây có thể là các văn bản do một doanh nghiệp tạo ra để tự giám sát, chẳng hạn như biên bản cuộc họp hoặc báo cáo bán hàng. Những tài liệu này cũng có thể giải thích các chính sách của công ty, cơ cấu tổ chức và quy trình vận hành. Tài liệu tại nơi làm việc bao gồm bản ghi nhớ, thư kinh doanh, đơn xin việc, sơ yếu lý lịch…
Chú ý khai thác vai trò, tác dụng các yếu tố khác với văn bản đơn phương thức (văn bản thông thường)
Văn bản thông thường được hiểu là văn bản có một phương thức cấu tạo là kênh chữ nên việc đọc hiểu loại văn bản này cần tập trung khai thác vai trò của ngôn ngữ: từ vựng, cấu trúc cú pháp, các phương tiện liên kết văn bản… Trong khi đó, văn bản đa phương thức được tạo thành nhờ sự kết hợp của nhiều phương thức thể hiện nên quá trình học sinh đọc hiểu văn bản đa phương thức là quá trình người học “giao tiếp” với các hệ thống kí hiệu khác nhau bên cạnh hệ thống kí hiệu ngôn ngữ thông thường. Vì vậy, khi dạy học sinh đọc văn bản thông tin đa phương thức có sự kết hợp giữa kênh chữ và kênh hình tĩnh, giáo viên cần hướng dẫn các em biết cách phát hiện, phân tích nghĩa của các hệ thống kí hiệu trong văn bản thông qua những dấu hiệu đặc trưng của văn bản. Ngôn ngữ gồm từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, dấu câu, cỡ chữ, kiểu chữ, nhan đề văn bản, tiêu đề các tiểu mục, lời chú thích dưới các hình ảnh… Hình ảnh gồm sự vật, đường nét, bố cục, màu sắc, kí hiệu, mũi tên, sơ đồ, bảng biểu, đồ thị, biểu đồ…
Với kênh chữ, người đọc sẽ chú ý đến nhan đề, các từ ngữ quan trọng (in đậm, in nghiêng, gạch dưới), lời chú thích dưới các hình vẽ, bảng biểu. Mỗi yếu tố của kênh chữ trong văn bản đều có vai trò nhất định. Tiêu đề giúp người đọc hiểu chủ đề của văn bản, ước đoán được nội dung chính của văn bản. Những chữ in đậm, in nghiêng, tô màu, gạch chân… hiểu đây là những từ ngữ quan trọng, cần chú ý. Lời chú thích dưới các hình vẽ, bảng biểu giúp người đọc hiểu được điều gì được trình bày trong các hình vẽ, bảng biểu. Với kênh hình, hình ảnh (ảnh chụp, ảnh vẽ) giúp hiểu chính xác sự vật, sự việc trông như thế nào? Sơ đồ giúp người đọc hiểu các thông tin đã được đơn giản hóa, hiểu các bước, quá trình cấu tạo hay hoạt động của sự vật, hiểu trình tự của sự kiện. Biểu đồ, đồ thị, bảng biểu giúp hiểu mối liên hệ giữa các yếu tố; dễ dàng tóm tắt và so sánh các thông tin. Bản đồ biết sự vật ở đâu hay sự việc diễn ra ở đâu? Các đường chỉ dẫn giúp người đọc đi đúng trình tự diễn ra của sự vật, hiện tượng. Các kí hiệu hiểu thêm tính chất của các thông tin.
Chú ý mối quan hệ giữa các kênh biểu đạt (chữ và hình).
Trong một văn bản đa phương thức hoàn chỉnh, chữ viết và hình ảnh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi yếu tố có một vị trí nthuật đọc hiểu văn bản thông tin đa phương thức hất định, nếu thiếu kênh chữ hoặc kênh hình người đọc đều không hiểu được trọn vẹn nội dung của văn bản. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các kênh biểu đạt (chữ và hình), Len Unsworth (2006) đã tổng hợp các quan niệm của nhiều nhà nghiên cứu và đưa ra kết luận: Hình ảnh và kênh chữ có ba mối quan hệ như sau: Hình ảnh và phần lời/chữ bổ sung ý nghĩa cho nhau; Hình ảnh đồng nhất với văn bản; Hình ảnh kết nối với phần lời/chữ.
Trên cơ sở đặc điểm của văn bản thông tin đa phương thức, giáo viên có thể vận dụng một số biện pháp sau trong dạy học đọc hiểu loại văn bản này:
Hướng dẫn học sinh sử dụng các chiến thuật đọc hiểu văn bản thông tin đa phương thức
Tác giả Serafini nhận xét “các văn bản của thế kỷ XXI sẽ đòi hỏi giáo viên phải áp dụng những kĩ năng, chiến lược mới để hỗ trợ sự giao tiếp của học sinh với các văn bản đa phương thức”. Theo đó, giáo viên cần lựa chọn các chiến thuật phù hợp để hướng dẫn học sinh đọc hiểu loại văn bản này.
Văn bản đa phương thức thuộc lĩnh vực thông tin sẽ có dấu hiệu hình thức của văn bản thông tin kết hợp với các phương thức phi ngôn ngữ. Vì vậy, giáo viên có thể sử dụng các chiến thuật như: đánh dấu và ghi chú bên lề, tổng quan về văn bản trong giai đoạn trước khi đọc để học sinh nhận biết được các ý chính và quan trọng của văn bản. Trong văn bản thông tin, nhan đề thường giúp ta xác định chủ đề của văn bản; sapo (chapeau, tiếng Pháp) của bài viết: là đoạn tóm tắt nội dung chính của toàn bộ văn bản thường in đậm ở đầu bài; các gạch đầu dòng dùng chỉ các mục nội dung có tầm quan trọng như nhau. Muốn vậy, giáo viên cần có những câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh quan sát văn bản. Đọc nhan đề của văn bản và cho biết văn bản đề cập đến vấn đề gì? Nhan đề cho thấy đánh giá của người viết như thế nào? Em có nhận xét gì về các kiểu chữ được sử dụng trong văn bản. Nêu mục đích của việc sử dụng các kiểu chữ đó?…
Để khai thác các kênh biểu đạt trong văn bản đa phương thức, giáo viên có thể sử dụng chiến thuật Cộng tác ghi chú (Thảo luận) và Câu hỏi kết nối tổng hợp. Mục tiêu của chiến thuật Cộng tác ghi chú (Thảo luận) là khuyến khích độc giả tham gia tích cực vào quá trình cảm nhận, suy luận,… để kiến tạo ý nghĩa của văn bản; tạo ra và thúc đẩy môi trường học tập hợp tác trong quá trình đọc hiểu văn bản; tạo cơ sở để xây dựng các cuộc thảo luận khi đọc hiểu văn bản. Mục tiêu của chiến thuật Câu hỏi kết nối tổng hợp là độc giả biết cách đặt câu hỏi (và tìm kiếm câu trả lời) của cá nhân mình về văn bản; xây dựng mối liên hệ giữa những thông tin mới và thông tin đã được đọc trước đó hoặc những trải nghiệm cá nhân bằng cách tạo kết nối liên văn bản, văn bản với hiện thực đời sống, văn bản với độc giả và kết nối nội tại; cắt nghĩa và tổng hợp thông điệp của văn bản trong quá trình đọc hiểu. Hai chiến thuật này được sử dụng ở giai đoạn trong và sau của quá trình đọc văn bản. Theo đó, những câu hỏi/bài tập được giáo viên sử dụng cần chỉ ra được nội dung thông tin mà mỗi kênh thể hiện và vai trò của các phương thức cấu tạo trong việc tạo ra tính chỉnh thể cho văn bản. Trong khi dạy, giáo viên cần tổ chức cho học sinh thảo luận một cách linh hoạt, có thể yêu cầu học sinh khai thác thông tin từ kênh chữ hoặc từ kênh hình trước/sau. Ví dụ: Kênh chữ trong văn bản cung cấp những thông tin gì cho người đọc? Em có nhận xét gì về cách trình bày của kênh chữ trong văn bản? Kênh chữ có vai trò như thế nào trong việc thể hiện nội dung thông tin của văn bản? Ngoài kênh chữ, người viết đã sử dụng những hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ… nào trong văn bản? Những hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ đó cung cấp thông tin gì cho người đọc? Với mỗi nội dung trong văn bản, người viết sử dụng bao nhiêu hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ? Trên hoặc dưới mỗi hình ảnh, sơ đồ là một chú thích. Nội dung của các chú thích là gì? Có chính xác không? Chỉ ra vai trò, tác dụng của các yếu tố đa phương thức: hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ trong việc giúp người đọc hiểu sâu văn bản. Để tìm hiểu mối quan hệ giữa kênh chữ và kênh hình, giáo viên cần sử dụng những câu hỏi làm rõ được vai trò của mỗi kênh biểu đạt trong việc phản ánh thông tin chung của cả văn bản như: giả sử nếu không có kênh chữ hoặc không có kênh hình, khi đọc văn bản đa phương thức, học sinh sẽ không hiểu chỗ nào? Hay các em sẽ mất đi kiến thức gì? Đánh giá về mối quan hệ giữa kênh chữ và kênh hình trong việc tạo ra thông tin tổng thể của văn bản?
Bên cạnh đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xem xét, đánh giá tác động của văn bản thông tin đa phương thức trong mối quan hệ với các yếu tố ngoài văn bản như: quan hệ với người đọc, bối cảnh văn hóa, lịch sử; liên hệ, so sánh, kết nối với những vấn đề liên quan… Chẳng hạn: Nêu được tác động của văn bản đến bản thân người đọc, những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp các em hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong văn bản; liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại; liên hệ, vận dụng được những điều đã đọc từ văn bản để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống; đánh giá được hiệu quả biểu đạt của yếu tố ngoài kênh chữ như: hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, đồ thị… đến cảm xúc của người đọc. Ví dụ: người đọc có hứng thú khi đọc văn bản này không? Việc tiếp nhận thông tin có nhanh và hiệu quả hơn không? So sánh cách trình bày của văn bản này với văn bản khác cùng chủ đề để thấy được sự hợp lý và tối ưu trong cách thức trình bày của văn bản …
Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản thông tin đa phương thứcChỉ ra văn bản đa phương thức trong các văn bản sau:
Luyện tập bằng hệ thống bài tập Ngữ văn có vai trò và tác dụng rất lớn trong việc giáo dục, rèn luyện và phát triển năng lực học sinh. Đó cũng là thước đo trình độ nắm vững kiến thức và phát triển năng lực học sinh. Vì vậy, để có kĩ năng đọc hiểu văn bản đa phương thức thuộc lĩnh vực thông tin, người giáo viên cần xây dựng hệ thống bài tập luyện tập cho học sinh. Hệ thống bài tập được xây dựng cần được biên soạn theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Trong quá trình xây dựng các bài tập, giáo viên cần xây dựng bài tập đọc hiểu tích hợp với kĩ năng viết. Bởi, khi học sinh đọc hiểu văn bản đa phương thức thuộc lĩnh vực thông tin, các em đã nắm được đặc điểm, cấu trúc của văn bản để học cách tạo lập văn bản khác tương tự. Ví dụ:
1. Bài tập nhận biết: Chỉ ra văn bản đa phương thức trong các văn bản sau:
VB 1: Quá trình hình thành mưa axit
VB 2:Cảnh khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Bạn đang đọc: Dạy học đọc hiểu văn bản thông tin đa phương thức ở trường phổ thông | Tạp chí Văn Nghệ Thái Nguyên điện tử
( Hồ Chí Minh )
2. Bài tập thông hiểu: Phân tích vai trò của các yếu tố tạo thành văn bản đa phương thức ở trên (bài tập nhận diện)
3. Bài tập vận dụng: Từ những hình ảnh gợi ý dưới đây, em hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề hút thuốc lá (xem hình 1 và hình 2).
***
Giao tiếp bằng văn bản thông tin đa phương thức đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong học tập và đời sống. Vì vậy, để giúp học sinh nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản, đáp ứng được yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới, mỗi thầy cô giáo cần nghiên cứu, nắm vững yêu cầu của dạy học đọc hiểu văn bản thông tin đa phương thức, từ đó vận dụng một cách hiệu quả các biện pháp dạy học đọc hiểu loại văn bản này vào thực tiễn giảng dạy.
Source: https://futurelink.edu.vn
Category: Giảng dạy