Thuốc lá và nguy cơ với sức khỏe con người

I. KHÁI NIỆM:

Theo quy định của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá:

– Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác.

– Việc Sử dụng thuốc lá là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá.

II. THÀNH PHẦN VÀ ĐỘC TÍNH CỦA KHÓI THUỐC LÁ

Trong khói thuốc lá chứa hơn 7000 chất. Trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe, 70 chất gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc, chia ra làm 4 nhóm chính:

1. Nicotine: Nicotine là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi khi tiếp xúc với không khí. Nicotine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicotine mỗi điếu thuốc hút. Hút thuốc lá đưa nicotine một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào. Tác dụng gây nghiện của nicotine một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào. Tác dụng gây nghiện của nicotine chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể nicotine trên các tế bào thần kinh tại “trung tâm thưởng” ở hệ viền não bộ, các hóa chất trung gian dẫn truyền thần kinh bao gồm dopamin, serotonine, noradrenaline được phóng thích. Chúng gây ra nhiều tác động tâm thần kinh như là cảm giác sảng khoái, tâm trạng vui vẻ, tăng chú ý, tăng hoạt động nhận thức và trí nhớ ngắn hạn. Não bộ nhanh chóng nhận ra rằng có thể dùng thuốc lá để kích thích bài tiết dopamin và như vậy khởi động quá trình hút thuốc lá kéo dài nhiều năm tháng. Hiệu ứng tâm thần kinh đó”.

2. Monoxit carbon (khí CO):

Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 210 lần oxy. Khí CO đi nhanh vào máu và chiếm chỗ của oxy trên hồng cầu. Ái lực của hemoglobine hồng cầu với CO mạnh gấp 210 lần so với O2 và như thế sau hút thuốc lá, một lượng hồng cầu trong máu tạm thời mất chức năng vận chuyển O2 vì đã gắn kết với CO. Hậu quả là cơ thể không đủ oxy để sử dụng

3. Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá:

Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc.

4. Các chất gây ung thư:

Trong khói thuốc lá có khoảng 70 chất có tính chất gây ung thư, ví dụ như hợp chất thơm có vòng đóng, Benzopyrene hay các Nitrosamine. Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá.

III. TÁC HẠI CỦA VIỆC HÚT THUỐC LÁ

Thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh khác nhau cho người hút thuốc, trong dó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản

1. Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe người hút thuốc như thế nào?

Thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh khác nhau cho người hút thuốc, trong dó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản. Hút thuốc ở phụ nữ mang thai gây các ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả bà mẹ cũng như thai nhi. Các căn bệnh chính do thuốc lá gây ra như: ung thư phổi, khí phế thũng, rụng tóc, đục nhân mắt (hình minh họa). Thuốc lá còn là một trong các nguyên nhân chính gây ra các bệnh không truyền nhiễm. Cụ thể, tính chung trên thế giới thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ. Theo ước tính ở Hoa Kỳ thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 30% các trường hợp tử vong do bệnh ung thư.

2. Thế nào là hút thuốc thụ động, hút thuốc thụ động gây ra những bệnh gì?

Hút thuốc thụ động là hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra. Khói thuốc thụ động chừa hàng nghìn các hóa chất, trong đó ít nhất là 250 chất gây ung thư hay chất độc hại.

Hút thuốc thụ động có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn hút thuốc thụ động gây ung thư phổi, các bệnh về tim mạch, ung thư vú, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, gây các triệu chứng kích thích đường hô hấp, tăng nguy cơ đẻ non và trẻ nhẹ cân.

Ở trẻ em, hút thuốc thụ động có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, đột tử ở trẻ sơ sinh (SID), kém phát triển chức năng phổi và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác.

IV. MỘT SỐ BỆNH LÝ DO THUỐC LÁ GÂY RA

1. Hút thuốc lá và các bệnh về phổi

a) Ung thư phổi

Hút thuốc được biết tới là tác nhân phổ biến nhất gây ra bệnh ung thư phổi và đây cũng là một trong nhiều bệnh ung thư mà người hút thuốc mắc phải.

Những người hút thuốc có nguy cơ cao mắc các bệnh khí phế thũng, viêm cuống phổi, đây là hai dạng của bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính. Hút thuốc liên quan tới 90% của tổng số các ca mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính về phổi. Bên cạnh đó, hút thuốc cũng làm suy yếu hệ miễn dịch cảu cơ thể. Nguy cơ viêm đường hô hấp như viêm phổi, bệnh cúm ở người hút thuốc cao hơn so với người không hút thuốc. Ở hầu hết các nước, thuốc lá là nguyên nhân gây hơn 90% ca tử vong vì ung thư phổi. Ung thư phổi không phổ biến ở người không hút thuốc. Thực tế ung thư phổi là căn bệnh hiếm thấy trước khi sử dụng thuốc lá trở nên phổ biến. Trong vòng 60 năm qua, tỷ lệ ung thư phổi tăng lên đáng kể cùng với số lượng người hút thuốc gia tăng. Trung bình người hút thuốc tăng nguy cơ liên quan tới ung thư phổi từ 5 đến 10 lần. Nhiều nghiên cứu đã xác định ba xu hướng quan trọng:

  1. Nguy cơ ung thư tăng với số lượng thuốc hút/số thuốc trong ngày
  2. Nguy cơ ung thư tăng với thời gian hút thuốc, đo lường theo năm
  3. Nguy cơ ung thư tăng với người bắt đầu hút thuốc khi còn trẻ.

b) Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính: Khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính

Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính là sự phân loại bệnh để chỉ sự ảnh hưởng của phổi liên quan với sự cản trở đường dẫn khí. Hai dạng chính của bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính là viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng. Hút thuốc là nguyên nhân chính gây cả hai bệnh trên. Mối liên quan giữa sử dụng thuốc và các bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính mạnh tương tự như mối liên quan giữa hút thuốc và ung thư phổi. Bởi vì người hút thuốc thường bị suy yếu chức năng niêm mạc phế quản hơn người không hút thuốc, họ bị ảnh hưởng nhiều hơn từ môi trường, lây nhiễm và các khói độc. Ước tính các bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính ở người hút thuốc cao hơn 10 lần so với người không hút thuốc và sử dụng thuốc lá có thể liên quan tới hầu hết các ca tử vong các bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính.

Khí thũng hình thành trong thời gian dài khi tiếp xúc thường xuyên với các chất độc. Khí thũng sẽ phát bệnh khi phế nang trong phổi bị phá vỡ, trở nên ít đàn hồi hơn và khả năng trao đổi ô xy kém hơn. Bởi vì những ảnh hưởng tới phổi là không thể tránh khỏi, người có bệnh khí thũng thường nhờ vào sự bổ sung ô xy từ bình chứa ô xy. Một dạng bệnh khác của các bệnh mãn tính về phổi là viêm phế quản mãn tính. Những triệu chứng đặc trưng của bệnh này là khó thở và nhiều đờm.

Trong một nghiên cứu theo dõi 40 năm của các bác sĩ nam giới ở Anh, so sánh tỷ lệ tử vong hàng năm của 100,000 nam giới về các bệnh mãn tính về phổi thì 10 người không hút thuốc, 57 người đã từng hút thuốc và 127 người hiện đang hút thuốc.

Ở người hút thuốc bệnh hen sẽ bị nặng hơn. Người mắc bệnh hen là người hút thuốc thì phải chịu như nhiều đờm, giảm hoạt động của lông mao, dễ bị nhiễm bệnh, dễ bị dị ứng và ảnh hưởng tới sự lưu thông khí ở các đường thở nhỏ. Một nghiên cứu về tỷ lệ tử vong vì bệnh hen trong số người đang hoặc đã từng hút thuốc là gấp đôi so với người không hút thuốc: 3,7 trên 100,000 so với 8,3 trên 100,000.

c) Viêm đường hô hấp

Hút thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.Nguy cơ viêm đường hô hấp như viêm phổi và bệnh cúm ở người hút thuốc cao hơn ở người không hút thuốc. Người hút thuốc không chỉ phải chịu đựng mắc bệnh tật nhiều hơn mà họ phải chịu bệnh tật ở mức độ nặng hơn. Một nghiên cứu tiến hành trong sinh viên ốm vì cảm lạnh ở các trường trung cấp thấy rằng các sinh viên hút thuốc mắc các triệu chứng ho, nhiều đờm và thở khò khè nhiều hơn sinh viên không hút thuốc.

2. Hút thuốc lá với các bệnh lý ung thư

Ở Mỹ có nhiều nghiên cứu về sự liên quan giữa sử dụng thuốc lá và ung thư đã được tiến hành, các nghiên cứu này ước tính rằng khoảng một phần ba trong tổng số người chết vì ung thư liên quan tới sử dụng thuốc lá

Thuốc lá gây ra xấp xỉ 90 % tổng số người chết vì ung thư phổi và hút thuốc lá còn gây ra ung thư ở nhiều các phần khác như họng, thanh quản, thực quản, tuyến tuỵ, tử cung, cổ tử cung, thận, bàng quang, ruột và trực tràng.

a) Ung thư phổi

Cách đây gần 50 năm Doll và Hill đã chỉ ra rằng hút thuốc lá gây ung thư phổi và tỷ lệ tử vong do ung thư phổi tăng theo số lượng thuốc hút. Trên thế giới tỉ lệ mắc ung thư phổi tăng khá nhanh trong vòng 60 năm qua, tăng hơn nhiều so với các loại ung thư chính khác và tỉ lệ này cho thấy có sự liên quan mật thiết với việc số người hút thuốc tăng lên. Tỷ lệ ung thư phổi thấp ở những quần thể dân cư không phổ biến hút thuốc lá.Hút thuốc là nguyên nhân chính gây ung thư phổi, khoảng 87% trong số 177,000 ca mới mắc ở Mỹ năm 1996 là do thuốc lá, còn lại là do các nguyên nhân khác như: ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp, ăn uống, cơ địa và các yếu tố di truyền. 90% trong số 660.000 ca được chẩn đoán ung thư phổi hàng năm trên thế giới là người hút thuốc lá. Giả định nguy cơ của những người không hút thuốc lá bị ung thư phổi là 1 thì nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao hơn gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Mức độ tăng nguy cơ khác nhau tuỳ theo loại tế bào ung thư, nguy cơ bị ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào nhỏ ở những người hút thuốc tăng 5 đến 20 lần trong khi nguy cơ bị ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào lớn tăng 2 đến 5 lần so với những người không hút thuốc.

Mức độ nguy cơ sẽ tăng lên cùng với số năm hút thuốc lá, số lượng thuốc lá tiêu thụ hàng ngày và lứa tuổi lúc bắt đầu hút thuốc lá càng sớm càng nguy hiểm. Hút bao nhiêu thuốc thì tăng nguy cơ bị ung thư phổi? Người ta thấy rằng với bất kỳ lượng thuốc hút nào cũng gây tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Nói cách khác không có giới hạn dưới của của lượng thuốc hút cần thiết để gây ung thư phổi. Thời gian hút thuốc lá cũng rất quan trọng, thời gian hút càng dài thì tác hại càng lớn. Những người không hút thuốc mà kết hôn với người hút thuốc, tỷ lệ chết vì ung thư phổi cao hơn 20% so với người kết hôn với người không hút thuốc và tỷ lệ chết vì ung thư phổi cũng tăng lên cùng với số lượng thuốc được hút bởi người vợ hoặc người chồng.

Chỉ khoảng 13% bệnh nhân ung thư phổi sống sót sau 5 năm. Tỉ lệ chết do ung thư phổi ở nam giới có hút thuốc cao gấp 22 lần so với nam giới không hút thuốc, còn ở nữ thì gấp khoảng 12 lần. Trong khi rất nhiều phụ nữ tin rằng ung thư vú là nguyên chính gây tử vong ở nữ thì đến năm 1988 ung thư phổi lại cao hơn nhiều so với ung thư vú trong các trường hợp tử vong ở phụ nữ.

Hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi với chỉ số nguy cơ tương đối khoảng từ 1,2 đến 1,5. Khi đồng thời hút thuốc và có tiếp xúc với yếu tố độc hại khác thì nguy cơ gây ung thư phổi sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

b) Các loại ung thư ở các bộ phận thuộc đầu và cổ

Các loại ung thư các bộ phận thuộc đầu và cổ bao gồm ung thư thực quản, thanh quản, lưỡi, tuyến nước bọt, môi, miệng và họng. Những nguy cơ của các bệnh ung thư này sẽ tăng dần cùng với số lượng và thời gian hút thuốc. Hút thuốc lá và nghiện rượu là hai yếu tố mạnh nhất gây ung thư ở các bộ phận thuộc đầu và cổ. Nghiện rượu và các sản phẩm chế xuất từ thuốc lá cùng nhau tăng nguy cơ về lâu dài gây ung thư.- Ung thư thực quản. Nguy cơ phát bệnh ung thư thực quản của người hút thuốc lớn hơn 8 tới 10 lần người không hút thuốc. Những nguy cơ này sẽ bị tăng thêm từ 25 tới 50 phần trăm nếu người hút thuốc sử dụng nhiều rượu.- Ung thư thanh quản. Hút thuốc gây nên 80 % trong tổng số ung thư thanh quản.Người hút thuốc chịu nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản lớn hơn 12 lần so với người không hút thuốc.- Ung thư miệng. Hút thuốc là nguyên nhân chủ yếu của các bệnh ung thư lưỡi, tuyến nước bọt, miệng và vòm họng. Những người nam giới hút thuốc có nguy cơ lớn gấp 27 lần phát triển các bệnh về ung thư miệng hơn những nam giới không hút thuốc.- Ung thư mũi. Về lâu dài người hút thuốc sẽ có nguy cơ cao gấp hai lần hơn người không hút thuốc trong phát bệnh ung thư mũi.

c) Ung thư thận và bàng quang

Người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cả thận và bàng quang. Trong tổng số ca tử vong do ung thư bàng quang, thì ước tính khoảng 40 tới 70 % là vì sử dụng thuốc lá.

d) Ung thư tuyến tuỵ

Tuyến tuỵ là tuyến dễ bị ung thư vì khói thuốc vào cơ thể tới tuyến tuỵ qua máu và túi mật. Ước tính rằng thuốc lá là nguyên nhân của 30 % của tổng số ung thư tuyến tuỵ.

e) Ung thư bộ phận sinh dục

– Ung thư âm hộ: Ung thư âm hộ, là một phần của bộ phận sinh dục nữ thông thường hiếm gặp. Tuy nhiên phụ nữ mà hút thuốc có nguy cơ gấp đôi mắc ung thư âm hộ.- Ung thư tử cung: Sự liên quan giữa hút thuốc và ung thư tử cung chỉ mới được phát hiện gần đây. Có ít nhất 12 nghiên cứu đã thấy phụ nữ hút thuốc có tăng nguy cơ bị ung thư tử cung và nguy cơ tăng cùng với số lượng và thời gian sử dụng thuốc- Ung thư dương vật: Ung thư dương vật đã trở nên ngày càng phổ biến ở nam giới hút thuốc hơn là những người nam không hút thuốc.

f) Ung thư hậu môn và đại trực tràng

– Ung thư hậu môn. Bằng chứng mới đây đã phát hiện ra hút thuốc lá đóng vai trò tác nhân gây ung thư hậu môn và đại trực tràng. Cũng trong một nghiên cứu diện rộng được tiến hành ở Mỹ, đối với nam và nữ những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng từ 75 tới 100 %…so với những người cùng lứa tuổi không hút thuốc.

2. Hút thuốc lá và các bệnh về tim mạch

Trong tất cả các nguyên nhân gây bệnh về tim thì thuốc lá là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất và có thể ngăn chặn.

Bằng các cơ chế đa dạng, hút thuốc là nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim mạch. Trước tiên biểu hiện chứng xơ vữa động mạch, làm tăng sự kết dính tế bào máu, tăng chứng loạn nhịp tim; giảm sự luân chuyển ô xy, người hút thuốc gặp các nguy cơ này nhiều hơn người không hút thuốc. Trong số các bệnh về tim người hút thuốc có nguy cơ cao nhất mắc các bệnh cao huyết áp, bệnh về tim do suy yếu mạch vành, đau ngực, loạn nhịp tim và đau tim.

a) Cao huyết áp

Trong vòng vài phút hút thuốc, nhịp tim bắt đầu tăng. Nhịp tim có thể tăng cao tới 30 phần trăm và trở lại bình thường trong 10 phút hút thuốc. Để phản ứng lại sự kích thích này mạch máu co bóp lại buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để luân chuyển ô xy. Việc hút thuốc lặp lại không chỉ làm tăng huyết áp mà còn biến đổi huyết áp. Khi huyết áp tăng thì bản thân hiện tượng này đã gây bệnh tim và nguy hiểm hơn là tăng huyết áp cao dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng tới tim.

b) Bệnh tim do suy yếu mạch vành

Các bệnh tim do suy yếu động mạch vành chiếm khoảng hơn nửa các bệnh liên quan tới tim mà nguyên nhân là do hút thuốc. Hút thuốc là nguy cơ tiềm tàng phát triển bệnh xơ vữa động mạch, dẫn tới bệnh tim. Chứng xơ vữa động mạch là do tích luỹ các chất béo trong động mạch và gây cản trở và làm hẹp các động mạch mà chính bộ phận này cung cấp máu cho hoạt động cơ tim. Các chất bám lại động mạch sẽ làm giảm lượng máu chảy và có thể tăng huyết áp. Hút thuốc tác động tới một số phần khác của bệnh tim vì vậy dù một ít thuốc lá mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh đáng kể. Một nghiên cứu trên đối tượng y tá cho thấy những người hút 4 điếu thuốc mỗi ngày tăng 2,5 nguy cơ mắc bệnh suy yếu động mạch vành. Nguy cơ mắc bệnh tim là sự kết hợp của áp huyết cao và hàm lượng cholesteron cao trong máu. Nhìn chung người hút thuốc có nguy cơ từ 2 tới 4 lần mắc các bệnh về tim và lớn hơn 70 phần trăm chết vì các căn bệnh này so với người không hút thuốc.

c) Đau thắt ngực và đau tim

Đau thắt ngực hay còn gọi là chứng thiếu máu cục bộ do giảm lượng máu cung cấp tới tim. Hút thuốc thời gian dài gây tổn thương lớp nội mạc mạch máu, dẫn tới sự co thắt mãn tính cho mạch máu. Mạch máu bị tác động sẽ dễ hình thành mảng bám. Tạo điều kiện mảng bám hình thành các cục máu và cản trở động mạch và gây ra đau tim. Nếu cơ tim không nhận đủ khí ô xy trong suốt thời gian co bóp thì một phần cơ tim có thể tê liệt, kết quả là gây”đau tim”. Người hút thuốc lâu năm sẽ phải chịu cơn đau thắt ngực và đau tim ở mức độ cao hơn người không hút thuốc. Người hút thuốc không chỉ phải chịu các cơn đau tim hơn người không hút thuốc mà họ còn phải chịu đựng các cơn đau tim xảy ra sớm và lặp lại nhiều lần trong cuộc đời. Theo ước tính hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tái phát bệnh đau tim trong một năm từ 6,3 đến 12,5 phần trăm so với người không hút thuốc. Một nghiên cứu của Trần Văn Dương tại Viện Tim Mạch Việt Nam so sánh 165 bệnh nhân hút thuốc và chỉ số mắc bệnh đau tim. Tất cả các bệnh nhân có một số triệu chứng của đau tim ở cùng thời điểm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ nhồi máu cơ tim của bệnh nhân hút thuốc cao hơn những bệnh nhân không hút thuốc(62,8 phần trăm và 18,2 phần trăm tương đương, p<0,05). Tăng nguy cơ về bệnh đái đường và huyết áp cao cũng đã phát hiện thấy trong số những người hút thuốc.

d) Chứng loạn nhịp tim và đột tử

Hút thuốc có thể tác động tới hoạt động bình thường của cơ thể bằng tăng số lượng kết-tô-la-min, các chất hoá học tự nhiên trong cơ thể như a-đờ-ren-nơ-nin. Chính sự tác động này có thể gây ra chứng loạn nhịp tim, hoặc nhịp tim không bình thường. Người hút thuốc thường có nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm loạn nhịp tim gọi là bệnh sợi tâm thất não và hoạt động não yếu. Các chứng loạn nhịp tim có thể tăng nguy cơ tử vong cho con người vì phải chịu các cơn đau tim.

e) Phình động mạch chủ

Những người hút thuốc có nguy cơ cao phát triển các mảng xơ vữa động mạch ở động mạch chủ, động mạch chủ mang máu giàu ô xy từ tim đi tới các bộ phận của cơ thể. Nếu động mạch chủ bị yếu đi do những mảng xơ vữa, tạo thành chỗ phình, và những thành mạch yếu và động mạch chủ có thể bị vỡ. Người hút thuốc có nguy cơ bị phình mạch cao hơn 8 lần so với người không hút thuốc.

f) Bệnh cơ tim

Bệnh tim xảy ra trên diện rộng, dẫn đến ảnh hưởng tới cơ tim, những người phải chịu căn bệnh này thường có biểu hiện mệt mỏi trầm trọng và hơi thở ngắn. Việc cấy tim là cần thiết cho sự sống sót vì tim bị yếu đi, làm mất đi khả năng thực hiện các chức năng. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện nguy cơ mắc các bệnh cơ tim ở người hút thuốc lớn hơn người không hút thuốc.

3. Hút thuốc lá với các bệnh lý về sinh sản

a) Hút thuốc làm giảm khả năng sinh sản và rối loạn tình dục ở nam giới

Hút thuốc làm giảm sản xuất tinh trùng, làm dị dạng tinh trùng, giảm khả năng di chuyển của tinh trùng và nguy hiểm hơn là hút thuốc làm giảm nghiêm trọng dòng máu đến dương vật, một số trường hợp gây liệt dương.

Hút thuốc ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản ở nam giới như thế nào?

– Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất chuyển hoá chính của khói thuốc (là những chất trong khói thuốc được hít vào rồi chuyển hoá trong cơ thể) được tìm thấy trong tinh dịch. Thậm chí một số chất còn tập trung tại đây (cotinine, trans 3 hydroxycotinin).

– Các thành phần của thuốc lá tìm thấy trong tinh dịch có những chất có thể kìm hãm sự hoạt động của hệ thống enzym choline acetyltransferase, enzym này cần thiết cho tinh trùng có thể hoạt động được.

– Nam giới hút thuốc so với những người không hút thuốc thì có nồng độ testosterone thấp (hormon này cần thiết cho việc sản xuất tinh trùng) và làm tăng nồng độ horrmon kích thích nang (hormon nữ hoá).

– Hút thuốc làm giảm số lượng tinh dịch: tuỳ thuộc vào lượng thuốc hút mà những ngưòi hút thuốc số lượng tinh trùng giảm nhiều hay ít (với những người nghiện thuốc càng nặng thì điều này càng rõ). hút thuốc gây nên viêm hệ thống sinh dục làm tinh trùng khó xâm nhập vào trứng.

– Hút thuốc làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng, giảm số lượng tinh trùng, giảm chất lượng của tinh trùng, giảm khả năng di chuyển của tinh trùng gây vô sinh. Hút thuốc làm thay đổi hình dạng của tinh trùng: không phải có nhiều bằng chứng cho thấy hút thuốc làm tăng tỉ lệ phần trăm số tinh trùng bị thay đổi hình dạng. Điều này có thể liên quan đến tỉ lệ cao bị sảy thai, dị tật bẩm sinh.

– Hút thuốc gây liệt dương: Những người hút thuốc có nguy cơ bị liệt dương cao gấp 2 lần, do gây xơ vữa động mạch ở dương vật làm giảm tưới máu mà chúng ta gọi là liệt dương do mạch máu. 82% – 97% nam giới có liệt dương do mạch máu có hút thuốc. ở những nam giới hút thuốc lâu thì nguy cơ bị liệt dương do mạch máu cao hơn, ở những người nghiện thuốc nặng thì nguy cơ đó còn cao hơn nữa. – Ngoài liệt dương do xơ vữa mạch, hút thuốc còn dẫn đến liệt dương do co mạch (làm giảm dòng chảy do động mạch bị co hẹp lại), chỉ cần hút 2 điếu thuốc có thể gây ra co thắt động mạch dương vật cấp.

– Hút thuốc không chỉ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, sinh dục ở nam giới mà nó còn gây ung thư bàng quang. Người ta không xác định được hút thuốc gây ung thư tiền liệt tuyến nhưng người ta thấy ở người ung thư tiền liệt tuyến mà hút thuốc thì sự xâm nhập và di căn của nó tăng lên

b) Tác hại của thuốc lá đối với khả năng sinh sản ở nữ giới

Phụ nữ hút thuốc trên 15 điếu thuốc một ngày sẽ tăng thời gian để thụ thai. Nhưng phụ nữ hút thuốc không chỉ gặp khó khăn khi thụ thai mà còn phải chịu một số khó khăn về nuôi dưỡng thai nhi.

Khả năng thụ thai

Phụ nữ hút thuốc trên 15 điếu thuốc một ngày sẽ tăng thời gian để thụ thai. Nhưng phụ nữ hút thuốc không chỉ gặp khó khăn khi thụ thai mà còn phải chịu một số khó khăn về nuôi dưỡng thai nhi. Phụ nữ hút thuốc nhiều càng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Có nhiều lý do giải thích tại sao tỷ lệ khả năng sinh sản của phụ nữ hút thuốc có xu hướng thấp hơn phụ nữ không hút thuốc.

  • Tổn thương tới noãn bào. Hút thuốc có thể gây ảnh hưởng hoặc thậm trí huỷ diệt noãn bào (trứng) do vậy dẫn tới làm giảm khả năng sinh sản.
  • Bất thường về hóc môn. Hút thuốc thay đổi mật độ của một số hóc môn, bao gồm estrogen và nang kích thích hóc môn. Vì vậy sự rụng trứng có thể không xảy ra bình thường đối với người hút thuốc.
  • Rối loạn chức năng vòi trứng. Một số nghiên cứu đã phát hiện rối loạn trong chức năng vòi trứng ở người phụ nữ hút thuốc. Sự gia tăng mức độ hóc môn dẫn tới thay đổi hoạt động bình thường của trứng qua vòi trứng. Ở một số trường hợp, sự thay đổi mức hóc môn có thể làm tăng quá trình phôi thai vào trong tử cung. Vì thời gian rất quan trọng để tạo môi trường tốt để giữ được phôi bên trong tử cung, nếu phôi sớm vào tử cung có thể dẫn tới hỏng vì chưa bám chặt và dễ dẫn tới xảy thai tự phát. Thật nghịch lý đối với một số người hút thuốc mức hóc môn có thể làm giảm hoạt động của trứng qua vòi trứng. Điều này có thể dẫn tới mang thai dị dạng. Trong một nghiên cứu thấy nguy cơ mang thai dị dạng ở người hút thuốc cao hơn 2,2 tới 4 lần người không hút thuốc.
  • Sẩy thai tự phát. Trong các nghiên cứu thấy người hút thuốc có nguy cơ sẩy thai tự phát cao hơn từ 1,5 tới 3,2 lần ở người không hút thuốc. Phụ nữ hút thuốc có thể bị suy yếu khả năng duy trì thai nhi.

Mãn kinh sớm:

Hút thuốc có xu hướng dẫn tới mãn kinh sớm. Lý do cơ bản dẫn tới mãn kinh sớm là do hút thuốc giảm mức estrogen trong cơ thể người phụ nữ. Dẫu cho tất cả phụ nữ lớn tuổi đều giảm dần lượng estrogen ở qua tuổi 40, nhưng đối với phụ nữ hút thuốc thường có xu hướng bắt đầu vào giai đoạn mãn kinh sớm hơn 2 đến 3 năm so với người không hút thuốc.

Chất nicôtin được cho là có một phần liên quan đến quá trình này nhưng ảnh hưởng của hormon vẫn được coi là liên quan tới hiện tượng mãn kinh sớm. Mãn kinh sớm cũng liên quan tới nguy cơ sớm của các bệnh tim và chứng loãng xương vì estrogen có tác dụng bảo vệ chống lại cả hai căn bệnh về tim và chứng loãng xương.

4. Thuốc lá và các biến chứng đối với trẻ sơ sinh

Hút thuốc có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bào thai. Hút thuốc gây cản trở sự phát triển của bào thai bằng một số cơ chế sau:

Giảm ô xy huyết trong bào thai vì khí các-bon mô-nô-xít và ảnh hưởng co giãn mạch của ni-cô-tin, thiếu khí ô-xy, giảm lượng máu tới tử cung, giảm a xít a-min qua nhau thai tới bào thai và gây ra sự không bình thường ở màng của nhau thai và giảm lượng kẽm sẵn có(khoáng chất cần thiết để phát triển).

Phụ nữ càng hút thuốc nhiều trong thời gian mang thai, thì cân nặng của trẻ khi sinh càng thấp. Trẻ có mẹ hút thuốc trong suốt thời gian mang thai có cân nặng thấp hơn mức trung bình xấp xỉ 200 – 250g so với trẻ mới sinh của phụ nữ không hút thuốc. Hút thuốc tăng nguy cơ(hơn 50 phần trăm ở người hút thuốc ít và trên 100 phần trăm ở người nghiện thuốc) cân nặng của trẻ sẽ ít hơn 2,500 g. Chẳng hạn những trẻ em được gọi “nhẹ cân khi sinh” có thể phải chịu các ảnh hưởng xấu, bao gồm các vấn đề sức khoẻ lúc mới sinh, đẻ non, và chết khi nhỏ. Mối tương quan cũng thấy rõ giữa trọng lượng trung bình giảm khi lượng tiêu dùng thuốc lá tăng trong thời gian mang thai. Thậm trí tiêu dùng ít thuốc lá, ít hơn 5 điếu một ngày vẫn có thể giảm cân nặng của trẻ xấp xỉ 100g.

Hội chứng trẻ chết đột tử

Hội chứng trẻ chết đột tử cũng được biết như cái chết khi đang ngủ, được định nghĩa như cái chết bất ngờ của trẻ nhỏ mà không có bằng chứng về bất cứ sự ốm yếu của bào thai khi khám nghiệm tử thi. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ hội chứng trẻ chết đột tử ở người mẹ hút thuốc cao hơn so với trẻ có mẹ không hút thuốc. Nguy cơ hội chứng chết đột tử ở trẻ em mới sinh có mẹ nghiện thuốc cao hơn xấp xỉ hai tới ba lần so với trẻ mới sinh có mẹ không hút thuốc. Tỷ lệ tử vong do hội trứng chết đột tử cao ở New Zealand đã thúc đẩy sự phát triển các nghiên cứu về vấn đề này. Các nhà nghiên cứu tiến hành trên 128 trường hợp chết đột tử so sánh với 503 trường hợp đối chứng. Trường hợp tiếp xúc với khói thuốc thụ động được đánh giá qua bảng hỏi cha mẹ về thực trạng sử dụng thuốc lá. Một sự liên quan đáng kể được chỉ ra giữa hút thuốc của người mẹ và hội chứng trẻ chết đột tử. Khi quan sát giữa lượng hút thuốc của người mẹ mang thai và hội chứng trẻ chết đột tử thì thấy mối tương quan: càng sử dụng nhiểu thuốc mỗi ngày thì nguy cơ hội chứng trẻ chết đột tử càng cao.

Dị ứng ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ mà có mẹ hút thuốc trong suốt thời gian mang thai tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng. Mức độ cao không bình thường của kháng thể IgE đã được phát hiện ở trẻ mà có mẹ hút thuốc trong suốt thời gian mang thai. Tăng kháng thể IgE liên quan tới tăng nguy cơ các bệnh dị ứng và dị ứng ngoài da.

Giảm khả năng trí tuệ của trẻ

Trẻ mà có bố mẹ hút thuốc thì người nhỏ hơn và bị giảm kết qủa trong học tập ở cả thời điểm khởi đầu và cả cuộc đời sau này. Một số nghiên cứu đã chỉ ra các khó khăn trong học tập đối với trẻ có bố mẹ hút thuốc. Lý do tại sao trẻ em có bố mẹ hút thuốc phải chịu ảnh hưởng này thì vẫn chưa được rõ ràng, nhưng các nghiên cứu này đã gợi ý quá trình luân chuyển của thuốc lá vào các động mạch chính có thể là nguyên nhân tác động tới hệ thống thần kinh trung ương và hút thuốc gây giảm ô-xy huyết có thể là nguyên nhân chính.

5. Thuốc lá với các biến chứng khi mang thai và sinh nở

Những người hút thuốc có thể đẻ non do “vỡ ối sớm”. Điều này gây nguy hiểm và đe doạ sự sống còn của thai nhi nếu thai nhi chưa đủ tháng sinh.

Vỡ ối sớm

Những người hút thuốc có thể đẻ non do “vỡ ối sớm”. Điều này gây nguy hiểm và đe doạ sự sống còn của thai nhi nếu thai nhi chưa đủ tháng sinh. Vì hiện tượng vỡ ối sớm không phải luôn dẫn tới sinh, mà có thể ảnh hưởng tới môi trường sinh nở của bào thai tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nguy hiểm xâm nhập vào bên trong. Điều này tiềm tàng có thể gây ra nhiễm trùng đe doạ mạng sống của thai nhi.

Đẻ non

Phụ nữ hút thuốc trên 20 điếu thuốc một ngày có nguy cơ sinh sớm (mang thai dưới 37 tuần) hơn 20 phần trăm so với người không hút thuốc. Nếu trẻ bị sinh quá sớm phải đương đầu nhiều hơn với các nguy cơ rắc rối và tử vong.

Trẻ chết ngay khi sinh

Trẻ chết ngay khi sinh ở phụ nữ hút thuốc phổ biến hơn so với phụ nữ không hút thuốc. Sở dĩ nguy cơ này cao vì hút thuốc làm gây ra biến chứng ở nhau thai và làm trậm sự phát triển của trẻ trong tử cung

(Sưu tầm và biên soạn)