Cách chữa lành vết thương đầu gối NHANH CHÓNG với 7 bước

Hiện nay, hình ảnh té xe trầy đầu gối nữ hay nam đang được chia sẻ nhiều trên các trang mạng xã hội. Như vậy có thể thấy, đầu gối là một trong số những bộ phận dễ bị chấn thương, trầy xước do tai nạn, tác động từ bên ngoài. Vết thương đầu gối sẽ có mức độ nặng nhẹ khác nhau và có những cách xử lý khác nhau.

Cách chữa lành vết thương đầu gối như thế nào mau lành là đúng và không để lại sẹo? Cùng Genie tìm hiểu cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây để nắm rõ các bước xử lý vết thương đầu gối đúng cách.

cách chữa lành vết thương đầu gối

Cách chữa lành vết thương ở đầu gối mau lành với 7 bước

Bước 1: Kiểm tra vết thương

Đầu gối là một trong những vị trí dễ bị dính tai nạn gây tổn thương nhất trên cơ thể chúng ta, nhất là đối với những bạn hay chơi thể thao, thích các trò chơi mạo hiểm cho đến các bạn nhỏ hiếu động ưa chạy nhảy .v..v. Chớ nên xem thường những vết thương đầu gối dù lớn hay nhỏ vì chúng vẫn có khả năng gây ra những bệnh như nhiễm trùng, uốn ván hay chấn thương ẩn. Kiểm tra vết thương là một trong số những khâu quan trọng đầu tiên để xác định mức độ nặng nhẹ mà đưa ra các giải pháp xử lý vết thương đầu gối tối ưu nhất.

Phần lớn trường hợp xây xát đầu gối chỉ là tình trạng nhẹ, vết thương đầu gối có thể tự điều trị tại gia mà không cần đến các cơ sở y tế. Tuy nhiên vẫn phải dành chút thời gian để xác định nắm rõ tình trạng vết thương để xác định cách chữa vết thương ở đầu gối phù hợp.

Tổn thương được coi là nhẹ và bệnh nhân có thể tự băng bó vết thương ở đầu gối cũng như tự điều trị tại nhà mà không cần chăm sóc y tế đặc biệt nếu:

  • Vết thương không sâu đến mức nhìn thấy mỡ, cơ, gân hoặc xương.
  • Vết thương đầu gối không chảy nhiều máu.
  • Mép vết thương không rách nát và hở thịt.

Ngoài ra các vết thương ở bất kì vị trí nào, dù lớn hay nhỏ luôn tiềm tàng nguy cơ nhiễm trùng hoặc đem đến bệnh uốn ván – bạn phải nhớ tiêm phòng uốn ván và tiêm nhắc lại trong vòng 5 đến 10 năm nhé!

Bệnh uốn ván khi trở nặng cho đến nay vẫn chưa có cách để chữa trị và chỉ có một kết quả chính là tử vong. Nếu bạn chưa tiêm phòng uốn ván trong vòng 5 năm trở lại đây trong khi thứ gây ra vết thương đầu gối có dấu hiệu rỉ sét – hãy gặp bác sĩ để tiêm nhắc lại uốn ván để phòng ngừa nhiễm trùng uốn ván.

Tùy vào tình trạng nhẹ, trung bình hay nặng của vết thương và vị trí mà có cách điều trị chấn thương ở đầu gối phù hợp.

Bước 2: Rửa tay sạch trước khi xử lý vết thương đầu gối

Bạn bắt buộc phải làm sạch tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng trước khi thực hiện sơ cứu xử lý vết thương đầu gối. Việc này có mục đích tránh nhiễm trùng và khi tay bạn nhiễm khuẩn, nếu vô tình chạm vào vùng bị thương sẽ gây rát da nhiều hơn so với khi dùng tay sạch hoặc bao tay y tế sử dụng một lần.

Rửa tay sạch trước khi xử lý vết thương đầu gối

Bước 3: Cầm máu

Có những tai nạn hay chấn thương khiến cho vết thương đầu gối bị chảy máu. Bạn trước tiên cần cầm máu vết thương đầu gối bằng cách dùng vải hoặc gạc sạch ép lên vết thương vài phút và thay gạc thường xuyên.

Cố gắng lấy hết bụi đất và mảnh vụn to có trên vết thương trước khi cầm máu xử lý vết thương đầu gối. Các mảnh bụi, vụn nhỏ và sâu còn lại bạn có thể tiếp tục xử lý sau khi vết thương đầu gối đã được cầm máu.

Hãy liên lạc ngay với bác sĩ hay trạm y tế gần nhất nếu máu vẫn không ngừng chảy sau 10 phút. Có thể vết thương cần được khâu hoặc do bệnh nhân có những bệnh lý khác khiến vết thương đầu gối khó cầm máu.

Bước 4: Rửa sạch vết thương đầu gối

Khi chưa thể về nhà hay vào cơ sở y tế để sát khuẩn vết thương, bạn có thể dùng nước rửa qua vết thương trước khi băng bó đầu gối. Để vết thương đầu gối dưới dòng nước chảy nhẹ trong thời gian đủ lâu, để nước chảy lên toàn bộ vùng da bị tổn thương, rửa trôi bụi đất và mảnh vụn còn lại.

Nếu bụi đất hoặc các vật chất khác kẹt sâu bên trong vết thương đầu gối mà tự bạn không lấy ra được, bạn hãy liên lạc với bác sĩ hoặc đến trạm ý tế gần nhất để được xử lý đúng cách.

trị sẹo đầu gối

Bước 5: Sử dụng thuốc bôi vết thương hở

Sau khi đã về nhà hoặc vào được trung tâm y tế, bạn hãy lưu ý dùng nước muối sinh lý, thuốc đỏ Povidine hay các loại dung dịch sát trùng mua được tại tiệm thuốc để sát khuẩn vết thương đầu gối kỹ hơn. Mục đích là thực sự rửa sạch vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng và xử lý vết thương đầu gối mau lành hơn.

Theo như các cách truyền thống thì người bị tai nạn chấn thương, có vết thương đầu gối sẽ dùng nước oxy già hay cồn để sát trùng nhưng thực ra những dung dịch này sẽ gây tổn thương cho các tế bào sống. Vì vậy, hiện nay đã có các phương pháp cũng như cách chữa lành vết thương đầu gối khác tốt hơn rồi, bạn nên cân nhắc chúng tay vì sử dụng oxy già nhé!

Đối với vùng da xung quanh vết thương đầu gối, hãy dùng xà phòng diệt khuẩn và nước để rửa sạch và lau khô. Không để xà phòng dính vào vết thương đầu gối vì có thể gây xót, bị dính hóa chất không dùng cho vết thương.

Bước 6: Băng bó vết thương ở đầu gối

Vết thương đầu gối ở mức độ nặng sẽ bao gồm các triệu chứng:

  • Mảng rách lớn hoặc sâu
  • Chảy máu nhiều, khó cầm máu
  • Có phù nề xung quanh
  • Có dấu hiệu mưng mủ sau 1 thời gian

Sau các bước sơ cứu chữa chấn thương đầu gối gây ra vết thương đã nên trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc kỹ hơn ở giai đoạn đầu. Một số vết thương đầu gối mức nặng cần được may lại trước tiên rồi mới có thể tự chăm sóc tại nhà.

Ở các vết thương đầu gối do tai nạn quá nặng, nếu bạn không chắc về kỹ thuật của mình thì đừng thực hiện sơ cứu. Điều này có thể gây ra các biến chứng lở loét, nát vết thương đầu gối hoặc mưng mủ nặng hơn.

Mỗi ngày bạn cần phải chú ý thay băng vết thương đầu gối, vệ sinh vết thương bằng dung dịch diệt khuẩn và bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc kháng sinh đi kèm thuốc giảm đau như cách chữa lành vết thương đầu gối mức độ nặng nhanh hơn và giảm đau đớn.

Băng bó vết thương ở đầu gối

Bước 7: Chăm sóc vết thương đúng cách

Bước cuối cùng trong cách chữa vết thương ở đầu gối để vết thương mau lành hơn và trị sẹo đầu gối đó chính là việc chăm sóc vết thương đúng cách.

Thay băng vết thương ở đầu gối thường xuyên

Bệnh nhân cần chú ý thay gạc băng bó vết thương ở đầu gối thường xuyên, ít nhất một lần một ngày hoặc bất cứ khi nào gạc bị dính ẩm ướt hay dính bẩn. Trong quá trình thay gạc chú ý rửa sạch vệ sinh vết thương đầu gối như các bước đã nêu.

Mỗi lần gỡ lớp băng bó đầu gối ra, ở thời gian đầu khi vết thương đầu gối chưa lên mài chắc chắn bạn nào cũng sẽ trải qua đau đớn vì các mô dịch vàng làm gạc dính chặt vào vết thương. Bạn có thể thử xoa dầu vào hai đầu băng và đợi một lúc có thể giúp việc tháo băng đỡ đau hơn. Ngoài ra bạn hãy cố tháo băng vết thương ở đầu gối nhanh một chút để giảm đau đớn kéo dài.

Bôi lại kem kháng sinh mỗi ngày giúp mau lành vết thương đầu gối

Mục đích của bôi kem kháng sinh từ một đến hai lần mỗi ngày không phải là để đẩy nhanh quá trình mau lành vết thương đầu gối, nhưng đây cũng là một trong những bước cần làm trong list những cách chữa vết thương ở đầu gối. Kem bôi kháng sinh sẽ chống nhiễm trùng và giữ ẩm cho vết thương trong thời gian vết thương lành lại, ngăn ngừa hình thành sẹo đầu gối và tạo điều kiện cho các tế bào mô mới được sinh ra.

Chú ý xem quá trình vết thương đầu gối lành lại diễn ra như thế nào

Khả năng cơ thể tự chữa mau lành vết thương đầu gối còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như độ tuổi, bệnh nền, chế độ dinh dưỡng, sức khỏe tinh thần.v..v. Xem chi tiết những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chữa lành vết thương để chú ý hơn về tình trạng sức khỏe.

Bạn sẽ cần chăm sóc chuyên môn từ chuyên viên y tế nếu vết thương chậm lành một cách bất thường hoặc có các dấu hiệu sau bởi đó có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nặng hơn:

  • Khớp đầu gối ngừng hoạt động.
  • Đầu gối có cảm giác tê.
  • Vết thương chảy máu không ngừng.
  • Chỗ bị thương bị viêm hoặc sưng.
  • Có những vệt đỏ tỏa ra từ vết thương.
  • Vết thương đầu gối lở loét, chảy mủ.
  • Sốt trên 38° C

cách mau lành vết thương té xe ở đầu gối

Vết thương ở đầu gối bao lâu thì khỏi

Đối với các vết thương hở đầu gối khi bị chấn thương do hoạt động thể thao, té xe… với các mức độ nghiêm trọng khác nhau thì thời gian khỏi cũng sẽ khác nhau. Thông thường, đối với các vết thương đầu gối ở mức độ nhẹ, không tổn thương vào sâu và chỉ trầy xước bên ngoài da thì mất khoảng 5-15 ngày để vết thương lành lại. Ngoài ra, khoảng thời gian phục hồi sẽ còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống và cách chăm sóc vết thương cũng như cơ địa của từng người.

Đối với các vết thương sâu do bị tai nạn cần đến sự khâu vá cố định vết thương của các bác sĩ chuyên khoa. Thì sau khi xử lý, vết thương sẽ mất từ 7-10 ngày thì sẽ bắt đầu khô và liền miệng. Và bạn sẽ phải mất thêm một khoảng thời gian khá dài cho việc trị sẹo đầu gối, có thể mất thời gian từ 1 đến vài tháng để vết sẹo đầu gối khỏi hẳn.

Vết thương ở đầu gối bao lâu thì khỏi

Có nên bịt kín vết thương hở ở đầu gối không

Đối với các vết thương hở ngoài da như ở tay chân, đầu gối… thì vết thương sẽ dễ tiếp xúc với các vi khuẩn từ môi trường. Chính vì vậy nhiều người cho rằng đối với vết thương hở thì cần phải nên bịt kín lại. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần bịt kín. Nó còn xem xét tùy thuộc vào mức độ của vết thương là nặng hay nhẹ.

Đối với các vết thương trầy xước nhỏ ở đầu gối thì cách mau lành vết thương té xe, trầy xước ở đầu gối chính là giữ cho vết thương được sạch sẽ không thoáng mà không cần phải bịt kín.

Ngược lại, đối với các vết thương nghiêm trọng hơn do tai nạn hay các vật sắc nhọn gây ra, máu chảy nhiều thì cần phải băng bó vết thương ở đầu gối sau khi đã xử lý vết thương nhằm tránh để vết thương bị nhiễm trùng và tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Việc băng vết thương lúc này còn có tác dụng giảm sự tác động lực, chà xát làm ảnh hưởng vết thương từ bên ngoài.

Có nên bịt kín vết thương hở ở đầu gối không

Lưu ý điều trị chấn thương và sẹo đầu gối đúng cách

Ngoài giữ vệ sinh thường xuyên vết thương đầu gối và cả những vùng xung quanh, bạn cũng nên cân nhắc thực hiện theo những hướng dẫn sau đây:

  • Chỉ nên vận động nhẹ nhàng và thường xuyên để tránh tê cứng. Điều này giúp hạn chế khả năng bị sẹo lồi ở đầu gối, kết hợp với bôi kem kháng sinh và kem trị sẹo.
  • Tránh mặc quần chật hay bó sát, tránh mặc quần gây ma sát nhiều vào vết thương đầu gối nếu không dùng gạc bảo vệ.
  • Tuyệt đối hạn chế gãi, cào và đặc biệt là không tự cạy vảy vết thương đầu gối. Hành động này dễ khiến bệnh nhân bị sẹo lồi ở đầu gối hoặc nhiễm khuẩn từ móng tay, bị thâm sẹo.

Chú ý chế độ dinh dưỡng phù hợp

Trong quá trình hồi phục sau khi đã xử lý vết thương đầu gối, bạn nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng của mình. Từ đó giúp cho vết thương mau lành cũng như không để lại sẹo.

>>> Một cách xử lý vết thương đúng, kết hợp với một chết độ dinh dưỡng hợp lý và thuốc uống mau lành vết thương sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng kem trị sẹo đầu gối khi vết thương lên da non

Ngoài ra, khi vết thương đã bắt đầu khô và lên da non, bạn có thể sử dụng sản phẩm trị sẹo đầu gối để đảm bảo tính thẩm mỹ sau chữa chấn thương đầu gối ổn thỏa. Tuyệt đối không sử dụng kem trị sẹo đầu gối trong quá trình điều trị mà phải đợi sau khi vết thương khép miệng và kéo da non. Nếu sử dụng quá sớm sẽ khiến thuốc xâm nhập vào phần mô mềm còn bị tổn thương, có thể khiến vết thương lâu lành.

cách chữa vết thương ở đầu gối

Những vết thương đầu gối thường khá khó giữ gìn bởi đây là vị trí khớp xương chuyển động, dễ khiến vết thương bị bong ra và lâu lành hơn cũng như dễ để lại sẹo đầu gối nữa. Do đó, bạn sẽ cần chú ý chữa chấn thương đầu gối nhiều hơn các vị trí khác một chút. Áp dụng theo đúng hướng dẫn trong bài để xử lý vết thương đầu gối thật tốt nhé!

Trên đây là các bước thực hiện cũng như thông tin liên quan đến cách chữa lành vết thương đầu gối. Mong rằng nội dung bài viết sẽ hữu ích cho bạn trong việc xử lý cũng như điều trị các chấn thương do té xe, tai nạn gây ra. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số nguyên liệu thiên nhiên cho việc điều trị vết thương ngoài da. Tham khảo chúng qua nôi dung bài viết cách chữa lành vết thương ngoài da nhanh nhất để bổ sung vào bộ sưu tập kiến thức hữu ích cho mình.