CÁCH VẼ TRANH TĨNH VẬT LỌ HOA VÀ QUẢ
1. Vẽ tĩnh vật là gì ?
Trong mỹ thuật, thuật ngữ “tĩnh vật” dùng để nói đến một loại vẽ tranh, thường là sự sắp xếp các đối tượng (theo truyền thống có thể là hoa hoặc đồ dùng nhà bếp, nhưng hầu như bất kỳ vật thể trong nhà nào cũng có thể được vẽ) trên một chiếc bàn. Thuật ngữ này được dịch trực tiếp từ một từ trong tiếng Hà Lan “Stilleven”, được sử dụng từ năm 1656 để mô tả những bức tranh trước đây được gọi đơn giản là “trái cây”, “hoa”, “bữa ăn sáng”, “bữa tiệc” hoặc nếu có ngụ ý tôn giáo thì gọi là “Vanitas”…
Đối với người mới bắt đầu học cách vẽ tranh tĩnh vật có vẽ sẽ nhàm chán so với các tranh phong cảnh, tranh lịch sử. Nhưng nếu chúng ta dành thời gian nghiên cứu về thể loại tranh này, ta sẽ thấy được sự độc đáo cũng như hàm ý nội dung của một vài bức tranh tĩnh vật qua cách sắp xếp bố cục của các vật thể.
2. Phương pháp vẽ tĩnh vật
Quan sát hình thể
Trong quá trình quan sát vẽ vật thực, để có bức vẽ tranh tĩnh vật đẹp, đầu tiên bạn phải chú ý đến mối quan hệ giữa cục bộ và chỉnh thể, cục bộ phải phục tùng chỉnh thể. Bất luận là tĩnh vật đơn thể hay đa thể đều có chung một nguyên tắc biểu hiện là có độ dài, độ rộng và độ sâu, đối tượng quan sát cần phải có sự kết hợp giữa độ dài, độ rộng và độ sâu.
Kết cấu của hình thể
Kết cấu là chỉ sự cấu tạo và kết hợp giữa các bộ phận của vật thể với nhau. Các vật thể tĩnh vật đều được cấu tạo bởi hình dạng bên ngoài và các bộ phận bên trong. Để có được kỹ thuật vẽ tranh tĩnh vật, người vẽ cần phải chú ý đến sự biến hóa của hình dạng bên ngoài chứ không cần phải hiểu nhiều kết cấu của các bộ phận bên trong.
Tuy nhiên, các bạn cần phải nắm rõ một điều là: Kết cấu bên trong quyết định hình dáng bên ngoài của hình thể. Bất luận ở hoàn cảnh nào, đường sáng biến hóa ra sao thì chỉ có thể dẫn đến việc giới tuyến của bộ phận tối và sáng cùng với sắc điệu bị biến hóa, còn kết cấu nội tại vẫn không hề thay đổi. Chỉ khi nào hiểu rõ quan hệ kết cấu và hình thể của đối tượng vẽ tĩnh vật, bạn mới có thể tạo hình chuẩn xác cho bức vẽ tranh tĩnh vật được.
Quan hệ không gian hư thực của hình thể
Không gian là chỉ không gian trước và sau của tranh tĩnh vật, cũng như độ dài, độ rộng và độ sâu của vật thể. Hư thực là chỉ sự biểu hiện của các mối quan hệ khác nhau như thấu thị, quan hệ xa gần, trước sau…
Nói một cách khái quát, mặt trước sẽ tương đối mạnh còn mặt sau tương đối yếu, mặt trước là thực, mặt sau là hư. Quan hệ này cũng giống như những tiết tấu trong âm nhạc, quan hệ hư thực có chính xác thì bản vẽ tranh tĩnh vật sinh động hơn và có âm vị và hiệu quả cao.
3. Phương pháp vẽ tranh tĩnh vật lọ hoa và quả
Bước 1: Sắp xếp bố cục giữa lọ hoa và quả một cách hợp lý, có chiều sâu (*)
Bước 2: Lựa chọn góc ngồi vẽ (chính diện, góc nghiêng,…) với khoảng cách mà bạn cảm thấy dễ quan sát nhất
Bước 3: Phác họa tĩnh vật
Bước 4: Lên sắc độ cho bài vẽ ( vật thể, không gian,…). Để kiểm tra sắc độ bạn có thể để bài vẽ ở xa và nheo mắt lại để kiểm tra sắc độ
Bước 5: Hoàn thiện
4. Các ví dụ
Bài Viết Liên Quan:
Nguồn: Youtube
Source: https://futurelink.edu.vn
Category: Tin tổng hợp