TRÌNH BÀY NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
1.
Bạn đang đọc: PHÂN TÍCH Nguyên LÍ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ Nguyên LÍ ĐÓ – StuDocu
Lý do chọn đề tài:
Phép biện chứng duy vật là “ linh hồn sống ”, “ là cái quyết định hành động” của chủ nghĩa
Mác. Bởi khi nghiên cứu các quy luật phát triển phổ biến của hiện thực khách quan và
nhận thức của khoa học, phép biện chứng duy vật thực hiện chức năng phương pháp luận
chung nhất của hoạt động nhận thức và thực tiễn. Phép biện chứng duy vật được xây
dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật
phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực. Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Trong đó nhóm chúng
em đặc biệt nghiên cứu chủ đề về “ N
guyên lý của mối liên hệ phổ biến và ý nghĩa
phương pháp luận rút ra từ nguyên lý này”
để giải đáp vấn đề “sự vật, hiện tượng
quanh ta và cả bản thân ta tồn tại trong trạng thái liên hệ qua lại?” hay “tại sao con người
– một sinh vật phát triển cao nhất trong tự nhiên luôn chịu sự tác động của các sự vật,
hiện tượng trong tự nhiên và ngay cả các yếu tố trong chính bản thân nó. Ngoài sự tác
động của tự nhiên như các sự vật khác còn tiếp nhận sự tác động của xã hội và của những
người khác. Chính con người và chỉ có con người mới có thể tiếp nhận vô vàn mối quan
hệ đó. Vấn đề là con người phải hiểu biết các mối liên hệ, vận dụng chúng vào hoạt động
của mình giải quyết các mối liên hệ phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu lợi ích của xã hội và
của bản thân. ”
2.Khái niệm liên hệ, mối liên hệ
– Khái niệm liên hệ: Là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi
của một trong số
chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi; ngược lại, cô lập (tách rời) là trạng thái của
các đối tượng, khi sự thay đổi của đối tượng này không ảnh hưởng gì đến các đối tượng
khác, không làm chúng đổi khác .
Công cụ lao động liên hệ tới đối tượng lao động: Những thay đổi của công cụ lao
động luôn gây ra những thay đổi xác định trong đối tượng lao động mà các công cụ
đó tác động lên. Và ngược lại, sự biến đổi của đối tượng lao động sẽ gây ra những
biến đổi ở các công cụ lao động. Ví dụ: Ở thời kì nguyên thủy, con người chỉ có thể
săn, bắt, hái, lượm nhưng đến khi công cụ lao động như cày, cuốc xuất hiện đã tác
động mạnh làm thay đổi đối tượng lao động là đ
ất đai. Từ đó, con người bắt đầu hoạt
động trồng trọt để tạo ra sản phẩm nông nghiệp phục vụ đời sống của mình. Khi đối
Source: https://futurelink.edu.vn
Category: Tin tổng hợp