Dế là loài côn trùng gắn bó sâu sắc với người dân Việt Nam, từ trẻ nhỏ cho đến người lớn đều có những ký ức tuyệt vời về con dế. Theo tìm hiểu, các loại dế ở Việt Nam được phân biệt dựa vào sự giống nhau về hình dáng và màu sắc.
Các loại dế ở Việt Nam
Có thể thấy dế được chia thành các loại cơ bản sau đây:
Dế đá
- Dế Than (màu đen): màu đen của dế than rất đậm kể cả dế đực hay dế mái, con trưởng thành thông thường dài khoảng 4cm và bề ngang khoảng 1.2cm.
- Dế Lửa (màu vàng-đỏ): Đặc điểm tương tự như dế than, chỉ khác về màu sắc.
- Dế Út Tiêu (nhỏ con nhưng gáy lớn tiếng và hung hăng khi đấu đá).
Chỉ có Dế Đá gáy mạnh mẽ mà thôi.
Chúng thuộc loại hung hăn nhất trong nhà dế, nên không thể nuôi dế chung với nhau. Chúng sẽ đá nhau đến chết hoặc tàn tật suốt đời, không khó để bắt gặp dế đá bị mất đầu khi nhốt chung.
Dế cơm
Dế cơm thực sự là một món ăn rất ngon trên bàn nhậu, có thể xem là đặc sản của một số vùng tại Việt Nam. Loài dế này có vịt ngọt như thịt cua và béo núc, to bằng ngon tay.
Có thể nói dế cơm là một trong những loại dế “to con” nhất trong họ hàng. Hai chân sau to, mạnh và đầy gai; cánh ngắn; bụng to và nhiều thịt, vị ngọt ăn rất ngon.
Dế cơm cũng rất hung hăn nên khi nuôi dế cơm cần có vật che chắn như cỏ, cây, vách ngăn,…
Dế mọi
Dế nhỏ, không cánh, mình có sọc ngang màu đen. Dế này thường thấy trong nhà, trong các kẹt, hốc tối tăm.
Dế trục
Chính là dế than và dế lửa nhưng bị cụt đuôi
Dế chó
Được đặt cho cái tên rất kiêu, nhưng chúng là loài dế nhỏ con, mình nhỏ, tiếng gáy yếu ớt.
Dế nhũi, dế trũi, dế dũi (họ hàng xa)
Ngoại hình dế nhũi rất bặm trợn. Hai cánh quá ngắn so với thân hình dài. 30% chiều dài của thân hình là cái đầu với hai sợi râu và hai cái càng sắc bén, chân đầy gai.
Dế nhũi không biết bay cũng không nhảy mà chỉ bổ nhủi đầu về phía trước. Và chúng là loài phá hoại mùa màng rất đáng kể, có thể sánh ngang với châu chấu, cào cào,…
Ngoài ra nếu bà con nào đang nuôi trùn quế thì dế nhũi thật sự là nỗi khiếp sợ, chúng ăn thịt trùn quế gây thất thoát rất lớn.
Dế mèn
Cũng là loại dế nóng tính có thể đá chọi.
Dế mèn có kích thước trung bình với chiều dài cơ thể khoảng 2cm, với 3 màu sắc đặc trưng là: đen huyền, đỏ hoe và vàng nghệ. Trong tự nhiên, dế sinh trưởng, phát triển và sinh sản quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa mưa. Dế có bản tính hung hăng nhưng lại thích sống theo bầy đàn, môi trường sống rất đơn giản, không cầu kỳ, có thể ở hang hay trong những đám cỏ khô.
Dế mèn rất lành tính nên có thể chăn nuôi công nghiệp, làm thực phẩm.
Dế nào phù hợp nuôi sinh sản và làm thực phẩm?
Đối với dế nuôi làm thực phẩm và sinh sản, bà con chọn dế cơm hoặc dế mèn.
Với dế cơm, thịt chúng ngọt, kích thước lớn và giá thị trường cũng rất cao. Chúng sống trong hang dưới đất, tạo nét đặc trưng hơn so với các loại dế khác. Có thể chế biến nhiều món ăn côn trùng, trở thanh đặc sản của nhiều vùng. Có thế ví dế cơm như là “tôm dưới đất”.
Kế đó là dế mèn, dế mèn Thái (hay dế Thái). Tuy không to như dế cơm, nhưng dế mèn cũng khá dai và thơm ngon. Chúng cũng sở hữu sức đề kháng khá tốt nên dễ nuôi, khả năng sinh sản của dế mèn nhanh, dễ dàng nhân giống, giá thành cao hơn 30.000đ – 50.000đ/kg so với dế ta.
Dế nào phù hợp để đá chọi
Dế để đá chọi nên chọn dế đực, vì chỉ dế đực mới thích chọi nhau. Và chúng chỉ chọi khi đã trưởng thành.
Có thể chọn các loại dế chọi ở trên như: dế than, dế lửa, dế út tiêu. Những người chơi chuyên nghiệp thường chọn dế than.
Một con dế chọi tốt là con dế đực nhanh nhẹn đầu to, vai rộng, bụng nhỏ, chân cao, càng mập, râu dài mướt, cánh nổi rõ từng đường vân.
Về thức ăn cho dế chọi, nên chọn cỏ mật, cỏ ấu thật non, hạt ngô sữa, lạc non hay giá sống, những thứ này đều phải thật tươi, không có thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật.
Lời kết
Dế đối với con người có những mặt tốt và mặt hại nhất định. Chúng từng được xem là những kẻ phá hoại mùa màng của ông cha ta ngày xưa, nhưng đó là những ruộng lúa không phân thuốc, ngày nay không còn điều đó nữa. Còn về mặt tốt, dế trở thành trò chơi dân gian, trở thành đặc sản, và tới đây sẽ trở thành thực phẩm của tương lai.