Kinh nghiệm câu Lục Bềnh.
– Lục bềnh: khác với lục chạm tỳ ở chỗ khi con cá chạm lục phao lục sẽ bềnh cao lên, vì sao thế ? đó là do cơ chế cân bằng giữa phao và chì, tức là khi cân thử phao lục bềnh sao cho lưỡi lục chìm lửng giữ phao lục chìm chỉ nhú tý đầu phao lên bằng hạt đỗ, còn khi câu thật ngoài Hồ mới chỉnh chặn cước chân phao chạy để phao để nhô lên cao vài cm trên mặt nước, Còn vì sao cá dính lục thì phao sẽ bềnh ?, đây này: khi con cá vào ổ Lục, nó rúc tìm mồi, chạm vào lưỡi lục trên mặt bùn, viên chì lưỡi lục sẽ bị nâng lên 1 chút khỏi mặt bùn, phao lập tức bềnh lên (do phao-chì rất cân bằng nhau, độ nhạy nổi rất tốt ) cân chỉnh phao kiểu này hơi mất thời gian 1 chút, vì vậy cũng có cụ còn cân thử phao bềnh trong 1 cái xô nước. Như vậy, Lục bềnh ko phải do phao chuyên bềnh, lưỡi chuyên bềnh mà do sự cân chỉnh giữa phao và chì. Khác với Lục bềnh, Lục tỳ thì chì thường nặng hơn phao, lưỡi nằm chìm sâu dưới đáy bùn lên cá chạm Lục thì phao thường tỳ lún xuống là đóng cần, lên gọi là Lục tỳ.
– Còn với loại phao có cánh ở đuôi như hình tên lửa, chỉ có tác dụng bổ xa bờ, hay giữ phao cân bằng tốt hơn thôi, cũng đừng nghĩ kẹp chì chân phao sẽ giúp cân bềnh tốt hơn, sai lầm lớn, kẹp chì chân phao chỉ câu khi có gió to, nước chảy, câu chỗ nước đứng như Hồ, mà kẹp chì chân phao, thì độ nhạy báo phao giảm đi nhiều. Muốn Lục Bềnh, rất đơn giản ta cân thử sao cho lưỡi lục chìm lửng trong nước giữ cho đầu phao nhô lên bằng hạt đỗ, khi câu thật thì chỉnh chặn cước trên cho chân phao chạy, phao nhô cao lên một chút, thường phải thêm bớt lượng chì lục, hay thay phao to nhỏ cho hợp lý, khi đạt độ cân chuẩn thì thôi, có cụ thêm chì vào phao lục.
– Nếu Nói cá dính Lục bềnh Lưỡi chuyên khoá vào mặt, mồm cá, cá dính chắc,=> sai hoàn toàn, vì chỉ có câu bằng mồi móc vào link lục lưỡi Lục mới đóng vào mặt cá, do cá vào ăn viên mồi vê lick lục nên bị lưỡi đóng vào mồm, nếu câu chạm ko dùng mồi vê link lấy đâu lưỡi đóng vào mồm cá ? vì lưỡi Lục bềnh chỉ vừa chạm đáy bùn, cá vào ổ, lượn qua lượn lại, rúc vào lưỡi lục, đẩy chì lên khỏi mặt bùn 1 chút, phao sẽ bềnh, khi đó, người câu sẽ giật và thường không khéo rất hay ..bong cá, do lưỡi đẩy lên 1 chút bềnh ngang người con cá, lên khi giật lưỡi lục sẽ vạt ngang thân cá lên rất dễ lên ..vảy.
– Lục bềnh chỉ phát huy tác dụng tốt với Hồ cá thả dày, cá chưa bị chạ Lục, hồ có đáy bùn dày thối, hoặc Hồ có Rô Phi đàn, Trôi đàn bạo mồi, hoặc do tập tính của cá chép ăn mồi xong thường chạy lên phía trên, lên phao hơi thụt xuống 1 chút rồi mới bềnh vì do độ nhạy khi cân chỉnh phao và chì nên khi cá con chạm lục bềnh,, phao cũng sẽ báo, tuy nhiên Lục bềnh có những yếu điểm chết người mà những tay câu ăn gạo sẽ ít lựa chọn:
– Thứ nhất do lưỡi lục bềnh chỉ vừa chạm đáy bùn. Nên lưỡi nằm lộ hoàn toàn trên mặt bùn, mở toang hoác những cánh tay sắc nhọn gớm ghiếc như những chú nhện độc, nếu gió to, phao rung lắc mạnh, lưỡi lục cũng sẽ đong đưa theo, với lưỡi lục tơ hơ quá lộ như vậy khác nào “lạy ông con ở bụi này”, Lũ chép cụ hay bọn trắm đã bị dạn lục, chết hụt bao lần, sẽ cười nhạo vào mũi bạn, chỉ có những con cá mù mới đi vào cái bẫy chết chóc quá lộ liễu như vậy, thử nghĩ xem VD: câu lưỡi đơn, lưỡi hơi to 1 tý, cước hơi lộ 1 tý còn móm ngay lập tức, chứng tỏ lũ cá nhìn và cảm nhận rất rõ cái lưỡi câu và mùi tanh tưởi chết chóc của sắt thép từ cái lưỡi câu, chúng cực tinh để phát hiện ra cái lưỡi câu, dù chỉ thò ra 1 tý xíu và nó sẽ phát hiện ra ngay và bơi đi mất, cứ đợi đấy mà bềnh nhá…ra về răng lợi rụng sạch.
– Còn với Lục tỳ truyền thống, đa số người câu hay để chì lục có độ nặng hơn nhiều so với phao nên khi lưỡi chìm, ta thấy phao lao theo xuống rất nhanh, còn Lục bềnh ta thấy phao chìm chậm xuống từ từ, là do sự cân bằng giữa phao và chì. Tuy nhiên để săn bắt lũ cá to, cá khôn, Lục tỳ chạm vẫn là lựa chọn số 1, do cơ chế khi cân phao – chì Lục tỳ, lưỡi Lục sẽ nằm chìm sâu dưới đáy bùn 1-2 cm, không lộ lưỡi, cá sẽ ko phát hiện thấy lưỡi lục và con cá chạm lục tỳ thì thường bị đóng móc từ phía bụng, nên rất khó thoát, nhưng lục tỳ chạm có yếu điểm là: 1 số cần thù ko chú ý lúc cân chỉnh phao- chì, thường để chì lục quá nặng so với phao, độ nhạy báo phao giảm đi nhiều,
– Muốn đánh Lục hiệu quả tốt, Ta phải kết hợp giữa kỹ thuật lục bềnh và lục tỳ, cụ thể là cân phao lục thật cẩn thận ( chấp nhận mất chút thời gian ), sao cho lưỡi lục kéo phao lục chìm mất hẳn, nhưng phao chìm xuống thật chậm từ từ là Ok, nếu phao chìm quá nhanh hay nổi đầu phao ta phải thêm hay bớt chì, hoặc thay phao, nó chung cũng phải mất chút thời gian, khi câu thật sự thì mới chỉnh hạt chặn cước trên sao cho đầu phao nhô khỏi mặt nước 3-5 cm là được, với kiểu cân phao này, Chép rúc sẽ Bềnh, Trắm Trôi tỳ sẽ đè Phao, cực kì hữu hiệu, Muốn trở thành cần thủ chuyên nghiệp, cần phải có sự am hiểu và kinh nghiệm, chứ không phải khoe có bao nhiêu cái cần câu đẹp đắt tiền, hay mấy cái máy câu khủng, rồi ra chợ ôm 1 con cá vào bụng chụp hình khoe chiến tích om sòm như “taycâukiểuMĩ” kia…, Nhà cháu mạn phép xin lỗi các cụ chứ, nếu đã biết câu và dòng cá đúng cách, thì câu bằng cái cần tre cũng vẫn lên cá hàng cân như thường !! Nguồn (0936219191)
Xem thêm các bài viết khác tại đây
Bạn đang đọc: Kinh nghiệm câu Lục Bềnh.
Source: https://futurelink.edu.vn
Category: Tin tổng hợp