Đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đển rủi ro tiềm tàng trong kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán báo cáo giải trình kinh tế tài chính cho biết độ trung thực, đúng mực, hài hòa và hợp lý của báo cáo giải trình kinh tế tài chính so với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được thiết lập. Hoạt động kiểm toán thường phải đương đầu với rủi ro, nhưng khó khăn vất vả nhất là loại rủi ro tiềm tàng .

ThS. Nguyễn Thị Hường

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Rủi ro tiềm tàng là một loại rủi ro quan trọng trong các loại rủi ro. Việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng giúp kiểm toán viên, công ty kiểm toán đưa ra kế hoạch kiểm toán phù hợp và đạt hiệu quả cao trong quá trình thực hiện kiểm toán. Trong bài viết này, tác giả đã tìm hiểu một số nhân tố chính ảnh hưởng đển rủi ro tiềm tàng; mối quan hệ của rủi ro; từ đó tác giả đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng dự kiến trong kiểm toán báo cáo tài chính.

Từ khóa: Rủi ro tiềm tàng, các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ của các loại rủi ro

GIỚI THIỆU

Rủi ro tiềm tàng phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị được kiểm toán, kinh nghiệm của kiểm toán viên và văn hóa. Mức rủi ro tiềm tàng mà kiểm toán dự kiến cao hay thấp sẽ chi phối tới việc tổ chức nhân sự, phương pháp, nội dung và phạm vi của cuộc kiểm toán. Thông thường, các doanh nghiệp kiểm toán sẽ lựa chọn các kiểm toán viên có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, đối với những khách hàng có mức rủi ro tiềm tàng cao. Do vậy, khi tổ chức cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán cần xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tiềm tàng để tổ chức cuộc kiểm toán khoa học, hợp lý và tuân thủ chuẩn mực kiểm toán.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, cụ thể là Chuẩn mực kiểm toán số 200 (VSA 200), một số khái niệm liên quan đến rủi ro được định nghĩa nghĩa như sau:

– Rủi ro kiểm toán là rủi ro xảy ra do kiểm toán viên đưa ra ý kiến không phù hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn chứa đựng những sai sót trọng yếu. VSA còn nêu rằng, rủi ro kiểm toán là hệ quả của rủi ro có sai sót trọng yếu (gồm rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát) và rủi ro phát hiện.

– Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có, do khả năng cơ sở dẫn liệu của một giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh có thể chứa đựng sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, trước khi xem xét đến bất kỳ kiểm soát nào có liên quan.

– Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, đối với cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh, mà kiểm soát nội bộ của đơn vị không thể ngăn chặn hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.

– Rủi ro phát hiện là rủi ro mà trong quá trình kiểm toán, các thủ tục mà kiểm toán viên thực hiện nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán xuống tới mức có thể chấp nhận được, nhưng vẫn không phát hiện được hết các sai sót trọng yếu khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại.

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng

Rủi ro tiềm tàng là một nội dung quan trọng nhất trong kiểm toán. Điều này có nghĩa là, kiểm toán viên nên nỗ lực dự đoán khả năng xảy ra sai sót hoặc khả năng ít xảy ra sai sót trên báo cáo tài chính. Đồng thời, phải đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro để thu thập bằng chứng phù hợp. Các nhân tố chính kiểm toán viên cần xem xét khi nghiên cứu về rủi ro tiềm tàng bao gồm:

Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng (Nature of Client’s Business – NB)

Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng khác nhau, có thể dẫn đến các rủi ro tiềm tàng khác nhau. Những đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng thường gặp, bao gồm:

Ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng: Ví dụ, một nhà sản xuất điện tử phải đối mặt với khả năng là hàng hóa của họ tồn kho có thể bị lỗi thời. Rủi ro tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến các khoản mục trên báo cáo tài chính, như: hàng tồn kho, khoản nợ phải thu, máy móc, thiết bị.

Các nghiệp vụ kinh tế không theo quy trình: Các giao dịch bất thường có khả năng ghi chép lại không chính xác vì kế toán thiếu kinh nghiệm. Các giao dịch bất thường có thể bao gồm: tổn thất do hỏa hoạn, mua lại tài sản có giá trị lớn hoặc tái cơ cấu doanh nghiệp.

Các giao dịch phổ biến: Các giao dịch phổ biến thì kiểm toán viên dự đoán có khả năng có sai sót trọng yếu. Phần lớn các kiểm toán viên nghi ngờ về khả năng quá hạn của các khoản phải thu khách hàng, hay các khoản vay đến hạn phải trả.

Văn hóa doanh nghiệp (Culture -C)

Các giao dịch của các bên liên quan: Ví dụ như giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con, giữa các công ty con với nhau về quản lý và tổ chức doanh nghiệp; các giao dịch này không ghi nhận như một đơn vị độc lập mà có chuẩn mực kế toán riêng để ghi nhận.

Các nhân tố liên quan đến gian lận trong báo cáo tài chính và chiếm dụng tài sản, bao gồm: thái độ, hành động và chính sách phản ánh thái độ chung của nhà quản lý về tính toàn vẹn, giá trị đạo đức và cam kết về năng lực.

Kinh nghiệm của kiểm toán viên (Audit Experience – AE)

Kết quả của kiểm toán viên tiền nhiệm: Kết quả của những sai sót trong kiểm toán trước đó, khả năng cao sẽ xảy ra trong kiểm toán năm nay, vì có những sai sót mang tính hệ thống và các đơn vị thường chậm thực hiện thay đổi để loại bỏ chúng. Do đó, kiểm toán viên có kinh nghiệm phải kiểm tra kết quả kiểm toán của năm trước đó. Ví dụ, nếu kiểm toán viên tìm thấy một số sai sót đáng kể trong định giá hàng tồn kho trong kiểm toán năm trước, kiểm toán viên có thể sẽ đánh giá rủi ro này sẽ xảy ra ở năm kiểm toán hiện tại.

Hợp đồng kiểm toán từ lần thứ hai: Kiểm toán viên tham gia kiểm toán báo cáo tài chính ở một công ty từ hai hay nhiều lần, họ đã có kinh nghiệm và kiến thức kiểm toán ở công ty này. Do đó, các sai sót ở năm đầu thường được kiểm toán viên đánh giá cao, và các sai sót này thông thường sẽ được đánh giá giảm ở các năm kiểm toán tiếp theo.

Kiểm toán viên yêu cầu điều chỉnh ghi nhận trong bảng cân đối tài khoản và các nghiệp vụ kinh tế, như: các khoản đầu tư phải ghi nhận theo giá trị hợp lý, hàng tồn kho quá hạn, trách nhiệm thanh toán bảo hành, sửa chữa lớn tài sản cố định, ước tính dự phòng tổn thất khoản vay. Vì kiểm toán viên nghi ngờ các giao dịch này có thể bị kế toán ghi nhận sai trong sổ sách, và trình bày sai trên báo cáo tài chính.

Mối quan hệ của rủi ro

Mối quan hệ giữa các loại rủi ro

Mối quan hệ giữa rủi ro tiềm tàng và các loại rủi ro kiểm toán đợc thể hiện qua công thức:

AR = IR x CR x DR (1)

Trong đó:

– AR (Audit risk): Rủi ro kiểm toán

– IR (Inherent risk): Rủi ro tiềm tàng

– CR (Control risk): Rủi ro kiểm soát

– DR (Detection risk): Rủi ro phát hiện

Theo công thức (1), để giảm thiểu rủi ro kiểm toán (AR) ở mức thấp có thể chấp nhận được, thì kiểm toán viên cần giảm rủi ro tiềm tàng (IR) ở mức thấp có thể chấp nhận được. Điều này có nghĩa là, kiểm toán viên phải xem xét và đánh giá cẩn trọng các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng, như: về đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị được kiểm toán; văn hóa doanh nghiệp và kinh nghiệm của kiểm toán viên.

Ngoài ra, từ công thức (1) ta suy rộng ra:

DR = AR/(IR x CR) (2)

Theo công thức (2), để giảm thiểu rủi ro phát hiện (DR), thì rủi ro tiềm tàng (IR) và rủi ro kiểm soát (CR) phải ở mức cao.

Công thức (2) còn được thể hiện dưới dạng ma trận sau:

Đánh giá rủi ro kiểm soát (CR)

Đánh giá rủi ro tiềm tàng (IR)

Cao

Trung bình

Thấp

Cao

Thấp nhất

Thấp

Trung bình

Trung bình

Trung bình

Trung bình

Cao

Thấp

Thấp

Cao

Cao nhất

Trong ma trận trên, dòng của ma trận biểu thị rủi ro tiềm tàng (IR), cột của ma trận biểu thị rủi ro kiểm soát (CR), giao giữa dòng và cột biểu thị kết quả của rủi ro phát hiện (DR). Ví dụ, nếu kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức cao và đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao thì rủi ro phát hiện sẽ được đánh giá ở mức thấp nhất.

Mối quan hệ giữa các loại rủi ro và thu thập bằng chứng kiểm toán

Để có thể thấy rõ những ảnh hưởng của các loại rủi ro trong kiểm toán đến việc thu thập bằng chứng kiểm toán, kiểm toán viên có thể dựa vào mối quan hệ được thể hiện ở Sơ đồ 1.

Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa rủi ro và thu thập bằng chứng kiểm toán

Trong đó :

– D (Direct Relationship): Mối quan hệ trực tiếp/tỷ lệ thuận

– I (Inverse Relationship): Mối quan hệ đối nghịch/tỷ lệ nghịch

Nhìn trên Sơ đồ 1, ta thấy:

Rủi ro kiểm toán và rủi ro phát hiện có mối quan hệ tỷ lệ thuận. Điều này có nghĩa là, khi rủi ro kiểm toán được đánh giá ở mức thấp thì rủi ro phát hiện sẽ ở mức thấp và ngược lại.

Rủi ro kiểm toán và rủi ro phát hiện có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với việc thu thập bằng chứng kiểm toán. Như vậy, khi rủi ro kiểm toán và rủi ro phát hiện ở mức thấp thì kiểm toán viên cần thu thập nhiều bằng chứng bổ sung để chứng minh ý kiến của mình. Và ngược lại, khi rủi ro kiểm toán và rủi ro phát hiện ở mức cao, thì kiểm toán viên không cần thu thập thêm bằng chứng kiểm toán.

Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát có mối quan hệ tỷ lệ thuận với việc thu thập bằng chứng kiểm toán. Do đó, khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức cao thì kiểm toán viên phải sử dụng thêm các thủ tục để thu thập thêm bằng chứng kiểm toán. Ngược lại, khi rủi ro tiềm tàng và kiểm ro kiểm soát được đánh giá ở mức thấp, thì kiểm toán viên không cần thu thập thêm bằng chứng kiểm toán.

Ngoài ra, mối quan hệ này còn được thể hiện ở bảng ma trận sau:

Tình huống

AR

IR

CR

DR

Số lượng bằng chứng được yêu cầu

1

Cao

Thấp

Thấp

Cao

Thấp

2

Thấp

Thấp

Thấp

Trung bình

Trung bình

3

Thấp

Cao

Cao

Thấp

Cao

4

Trung bình

Trung bình

Trung bình

Trung bình

Trung bình

5

Cao

Thấp

Trung bình

Trung bình

Trung bình

Mối quan hệ giữa rủi ro và mức trọng yếu

Giữa mức trọng yếu và rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu mức sai sót có thể chấp nhận được tăng lên, thì rủi ro kiểm toán sẽ giảm xuống. Bởi vì, khi kiểm toán viên tăng giá trị sai sót có thể bỏ qua, thì khả năng sai sót trọng yếu có thể giảm xuống và ngược lại.

Trong một cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau; mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại. Kiểm toán viên phải cân nhắc đến mối quan hệ này khi xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán một cách thích hợp, như: khi lập kế hoạch kiểm toán, nếu kiểm toán viên xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được là thấp thì rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên. Trường hợp này kiểm toán viên có thể:

Giảm mức độ rủi ro kiểm soát đã được đánh giá bằng cách mở rộng hoặc thực hiện thêm thử nghiệm kiểm soát để chứng minh cho việc giảm rủi ro kiểm soát;

Hoặc giảm rủi ro phát hiện bằng cách sửa đổi lại nội dung, lịch trình và phạm vi của những thủ tục kiểm tra chi tiết đã dự kiến.

Việc xác định ngưỡng trọng yếu (ngưỡng sai sót không đáng kể) trong mức trọng yếu là rất quan trọng. Việc xác định ngưỡng trọng yếu giúp kiểm toán viên loại bỏ những sai sót quá nhỏ, mà ngay cả khi tổng hợp lại cũng không đủ gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.

Mối quan hệ giữa rủi ro và mức trọng yếu được thể hiện qua Sơ đồ 2.

Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa rủi ro, thu thập bằng chứng kiểm toán và mức trọng yếu

Trong đó:

– D (Direct Relationship): Mối quan hệ trực tiếp/tỷ lệ thuận

– I (Inverse Relationship): Mối quan hệ đối nghịch/tỷ lệ nghịch

Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng

Từ các khám phá và nghiên cứu và phân tích ở trên, tác giả đề xuất kiến nghị quy mô các tác nhân ảnh hưởng tác động đến rủi ro tiềm tàng như Mô hình.

Mô hình: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng

Nguồn: Tác giả đề xuất

Trong đó :

– BN: Nature of Client’s Business (Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng)

– AE: Audit Experience (Kinh nghiệm của kiểm toán viên)

– C: Culture (Văn hóa doanh nghiệp/Văn hóa)

– DR: Detection Risk (Rủi ro phát hiện)

– IR: Inherrent Risk (Rủi ro tiềm tàng)

– CR: Control Risk (Rủi ro kiểm soát)

– AR: Audit Risk (Rủi ro kiểm toán)

Như vậy, nhìn vào Mô hình cho thấy: Rủi ro tiềm tàng chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố chính là đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng – NB; kinh nghiệm của kiểm toán viên – AE và Văn hóa – C. Trong khi đó, rủi ro tiềm tàng có mối quan hệ với ba loại rủi ro, gồm: rủi ro kiểm toán – AR; rủi ro phát hiện – DR và rủi ro kiểm soát – CR./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2012). Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

2. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2019). Giáo trình Kiểm toán, xuất bản lần thứ 8, Nxb Lao động

3. Alvin A.Arens, Randal J.Elder, Mark Beasley ( năm ngoái ). Auditing and Assurance Services – An Integrated Approach, 14 th Edition – Boston – Prentice Ha, 258 – 273

Summary

Inherent risk is considered as an important type of risks. It’s esstential for auditors and auditing companies to explore factors affecting inherent risk so as to develop feasible audit plans and achieve high efficiency during the audit process. In this article, the author clarifies a number of key factors influencing inherent risk and relationship among types of risks. On that basis, the author proposes a model of factors impacting the expected inherent risk in the audit of financial statements.

Keywords: inherent risks, influential factors, relationship among types of risks